Bao nhiêu miligram cilica cho 3ml máu toàn phần

Bên cạnh hiến máu, ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến việc hiến tiểu cầu. Vậy hình thức này có khác gì so với hiến máu toàn phần và điều kiện như thế nào. Mời các bạn cùng tìm hiểu dưới đây.

Các hình thức hiến máu

  • Có 2 hình thức hiến máu là hiến máu toàn phần và hiến thành phần máu (hiến một thành phần trong máu như tiểu cầu, huyết tương).
  • Ở nhiều nước trên thế giới, việc hiến huyết tương khá phổ biến.
  • Ở Việt Nam, hiến thành phần máu chủ yếu là hiến tiểu cầu.

Chức năng và đời sống của tiểu cầu

Máu gồm có nhiều thành phần, mỗi thành phần có đời sống và chức năng nhất định.

  • Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, làm nhiệm vụ vận chuyển khí oxi từ phổi đến các mô và nhận khí cacbonic từ các mô tới phổi để đào thải. Hồng cầu có đời sống trung bình là 120 ngày.
  • Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “vật lạ” gây bệnh. Đời sống của bạch cầu từ 01 tuần đến vài tháng.
  • Tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ tham gia quá trình đông cầm máu, có đời sống chỉ khoảng 7 – 10 ngày.

Khối tiểu cầu là gì?

  • Khối tiểu cầu là một loại chế phẩm máu để truyền cho người bệnh có tình trạng xuất huyết do giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu.
  • Khối tiểu cầu có thời hạn sử dụng 3 – 5 ngày.
  • Chính vì vậy, cần thường xuyên có người hiến tiểu cầu để đảm bảo đáp ứng thường xuyên, vào tất cả các thời điểm cho điều trị với chế phẩm này.

Bao nhiêu miligram cilica cho 3ml máu toàn phần

Điều kiện hiến tiểu cầu

  • Có cân nặng từ 50 kg trở lên;
  • Đã từng hiến máu tại các địa điểm do Viện tiếp nhận;
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe: huyết áp, lượng huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu… (được khám, xét nghiệm trước);
  • Kích thước tĩnh mạch phù hợp;
  • Đã hiến máu trước đó 12 tuần hoặc đã hiến tiểu cầu trước đó 3 tuần;
  • Có chứng minh thư/căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác hợp lệ.

Khác nhau giữa hiến máu toàn phần và hiến tiểu cầu

  • * ### Về cách thức hiến:
  • Hiến máu toàn phần là toàn bộ máu hiến sẽ được lấy vào một túi trữ có đựng sẵn chất chống đông và bảo quản. Sau đó, từ máu toàn phần mới được điều chế thành các chế phẩm máu khác nhau.
  • Mỗi người hiến tiểu cầu sẽ được sử dụng một bộ gạn tách riêng. Toàn bộ quá trình lấy máu, ly tâm, tách tiểu cầu và truyền máu trả lại cơ thể là vòng tuần hoàn khép kín trong bộ lọc riêng nên rất an toàn. Máu của người hiến sẽ được đưa trực tiếp vào trong hệ thống máy gạn tách. Máy này có nhiệm vụ tách tiểu cầu ra đưa vào túi trữ, các thành phần máu còn lại sẽ được chuyển trả lại cơ thể. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi máy tách đủ lượng tiểu cầu theo yêu cầu. Vì thế, thời gian hiến sẽ lâu hơn.
  • * ### Về thời gian hiến:
  • Hiến máu toàn phần: Trung bình chỉ mất khoảng 5 phút để máu từ cơ thể tới túi đựng máu.
  • Hiến tiểu cầu: Thời gian thường diễn ra 60 – 100 phút.
    • Khoảng thời gian giữa các lần hiến:Sau khi hiến máu, bạn cần tối thiểu 12 tuần để có thể tiếp tục hiến máu hoặc tiểu cầu.Sau khi hiến tiểu cầu, bạn chỉ cần 3 tuần để được hiến máu hoặc tiểu cầu lần tiếp theo.

      Bao nhiêu miligram cilica cho 3ml máu toàn phần

      ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN TIỂU CẦU: Khoa Tiếp nhận máu và các thành phần máu, Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội), điện thoại: 024.37821898.

      Viện tiếp nhận tiểu cầu tất cả các ngày với tất cả các nhóm máu. Tuy nhiên, do tiểu cầu có hạn sử dụng rất ngắn (3 – 5 ngày), nên Viện chỉ tiếp nhận theo nhu cầu sử dụng của người bệnh, nhu cầu này khác nhau với từng ngày và khác với từng nhóm máu.

      Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương rất mong các bạn đủ điều kiện sức khỏe có thể hiến tiểu cầu lưu ý:

      – Sắp xếp thời gian, công việc để đến hiến tiểu cầu THEO ĐÚNG LỊCH ĐÃ ĐĂNG KÝ.

      – Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể đến theo lịch đã hẹn, người hiến tiểu cầu vui lòng HỦY LỊCH. Việc hủy lịch này rất quan trọng vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho người khác có khung giờ trống để được đăng ký.

      Để có thể hiến máu cần các tiêu chuẩn như: Tiêu chuẩn về tuổi, cân nặng, huyết sắc tố của người hiến máu. Người hiến máu không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác… Mời các bạn theo dõi những tiêu chuẩn hiến máu cụ thể trong bài viết dưới dây.

      1. Ai có thể hiến máu?

      • Người khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện hiến máu.
      • Tuổi: từ 18 – 60.
      • Cân nặng: ≥ 42 kg với nữ và ≥ 45kg với nam. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng.
      • Huyết sắc tố: ≥ 120 g/l
      • Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác (vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C, giang mai…).
      • Đã hiến máu lần gần nhất trước đó 12 tuần hoặc hiến thành phần máu lần gần nhất trước đó 3 tuần.
      • Phụ nữ không có thai hoặc không nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi.
      • Mang theo một trong các loại giấy tờ tùy thân: CMND, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe…
      • Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9 ml/kg cân nặng. Người có cân nặng từ 45 – 50 kg có thể hiến 350 ml máu toàn phần, người từ 50 kg trở lên có thể hiến 450 ml máu toàn phần.

      Bao nhiêu miligram cilica cho 3ml máu toàn phần

      2. Ai không nên hiến máu?

      • Vừa uống rượu, bia.
      • Có các bệnh mãn tính: Tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày, thần kinh, tâm thần, nội tiết.
      • Đang mắc các bệnh cấp tính.
      • Đã nhiễm nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh truyền qua đường máu khác.
      • Có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh truyền qua đường máu khác trong 12 tháng gần đây.
      • Nghiện ma túy.
      • Có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người.
      • Nam giới có quan hệ tình dục với người cùng giới khác.

      3. Tại sao khi tham gia hiến máu lại cần phải có giấy tờ tùy thân

      Mỗi đơn vị máu đều phải có hồ sơ, trong đó có các thông tin về người hiến máu. Theo quy định, đây là thủ tục cần thiết trong quy trình hiến máu để đảm bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu.

      3 đơn vị máu là bao nhiêu ml?

      STT Chế phẩm Khối tiểu cầu theo thể tích Thể tích thực (ml) (±10%)
      1 Khối tiểu cầu 1 đơn vị (từ 250 ml máu toàn phần) 40
      2 Khối tiểu cầu 2 đơn vị (từ 500 ml máu toàn phần) 80
      3 Khối tiểu cầu 3 đơn vị (từ 750 ml máu toàn phần) 120
      4 Khối tiểu cầu 4 đơn vị (từ 1.000 ml máu toàn phần) 150

      Điều 2. Quy định về đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.moh.gov.vn › documents › 723850_KHTC4_30072020_1.docnull

      Một đơn vị máu toàn phần là bao nhiêu ml?

      Một đơn vị máu hiện nay ở Việt Nam là 250 ml, 350 ml, có thể lên đến 450 ml. Dung dịch chống đông hiện nay là CPD-A1, 49 ml cho đơn vị 350 ml, 35 ml cho đơn vị 250 ml.

      300ml máu bao nhiêu tiền?

      - Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng; - Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng; - Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

      500ml máu bao nhiêu tiền?

      với một chế phẩm có thể tích từ 250 – 400 ml là 150.000 đồng; thể tích từ 400 – 500 ml là 200.000 đồng; thể tích từ 500 – 650 ml là 250.000 đồng. Chi phí hỗ trợ đi lại đối với người hiến máu tình nguyện bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.