Bao nhiêu ngày thì cúng tuần đầu cho người chết năm 2024

Cúng tuần cho người mới mất – Cúng bái là nghi lễ có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Cúng thất tuần là một trong những nghi lễ quan trọng dành cho người chết mà ông bà ta vẫn làm từ xa xưa đến nay. Vậy nguồn gốc của nghi thức này từ đâu và ý nghĩa của nó như thế nào? Hãy cùng Hồng Phúc đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Nguồn gốc của nghi lễ cúng thất tuần

Cúng thất tuần là nghi lễ dành cho người đã mất có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nghi thức này cùng với nghi thức cúng cơm được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và tồn tại cho đến tận ngày nay.

Nghi thức này rất quan trọng đối với những người có nghiệp ở kiếp trước, cúng thất tuần giúp linh hồn người khuất có thể thanh thản siêu thoát.

Nguồn gốc của nghi lễ cúng thất tuần

Xem thêm: Các dịch vụ tang lễ chất lượng giá rẻ

Theo tương truyền dân gian con người sau khi mất sẽ bị xét xử bởi Diêm Vương, người không có nghiệp và làm nhiều việc tốt ở kiếp trước sẽ nhanh chóng được đầu thai còn nếu vướng nghiệp thì sẽ bị đày xuống địa ngục và hết nghiệp mới được siêu thoát.

Những người có nghiệp nặng khi đầu thai cũng chỉ có thể làm những người bình thường, không thể trở thành người giàu có, sung sướng được.

Theo quan niệm dân gian cho rằng con người luôn tồn tại phần âm, phần âm này tồn tại bảy bảy bốn mươi chín ngày sau khi mất và cứ sau 7 ngày linh hồn đó sẽ trải qua cảm giác vô cùng thống khổ.

Nếu như người chết vì tự tử thì sau 7 ngày sẽ lại tự tử một lần, chết vì tai nạn thì sau 7 ngày lại bị tai nạn một lần, nếu như người nhà không lập đàn khấn cho thì sau 7 kiếp mới có thể siêu thoát được và đây cũng là lý do tại sao nghi lễ cúng thất tuần ra đời.

Để thực hiện nghi lễ cúng thất tuần người nhà phải mời thời có đức hạnh về lập đàn khấn và cúng cho người mất sớm siêu thoát. Người nhà phải thật thành tâm và không được gây nghiệp trong thời gian này.

Hơn nữa thầy cúng phải có tâm và làm đúng các bước thì trời xanh mới thấu và không đày ải linh hồn đã khuất nữa.

Cúng tuần cho người mới mất

Nghi lễ cúng tuần cho người mới mất như thế nào?

Từ xưa đến nay, nghi lễ cúng thất tuần phải diễn ra trong 7 ngày liên tiếp kể từ khi mất. Mâm cơm cúng phải đầy đủ các món và thường là món chay, bên cạnh đó còn có thiền sư đọc kinh gõ mõ.

Trong suốt các buổi lễ, người thân sẽ làm theo hướng dẫn của thầy cúng, giữ thái độ nghiêm túc thành tâm trong suốt buổi lễ. Thành tâm cầu khấn mới giúp người đã mất sớm siêu thoát hơn nữa là tự tích đức cho bản thân mình.

Trong lúc khấn con cháu có thể cầu cho linh hồn đã mất sớm siêu thoát và cầu cho mọi người thân xung quanh được vui vẻ hạnh phúc.

Trong thời gian cúng thất tuần, gia đình phải hòa thuận và thành tâm cầu cho linh hồn đã mất sớm siêu thoát. Theo tương truyền dân gian rằng nếu gia đình xảy ra cãi vã trong thời gian này sẽ khiến người mất cảm thấy đau lòng, quyến luyến không muốn đi đầu thai.

Đọc thêm: Lễ cúng 49 ngày tại wikipedia

Những lưu ý trong lễ cúng 7 ngày sau khi mất

Nghi lễ cúng thất tuần đặc biệt quan trọng giúp người đã mất sớm siêu thoát, không còn vương vấn trần gian. Tuy nhiên để người mất sớm siêu thoát thì nghi lễ phải được diễn ra suôn sẻ và thực hiện đúng các bước.

Cúng thất tuần phải được diễn ra liên tục trong 7 ngày kể từ khi mất và phải có sự thành tâm cầu khẩn từ con cháu trong nhà. Dưới đây là những lưu ý trong khi cúng thất tuần:

– Mâm cơm cúng phải đầy đủ, nên sử dụng đồ chay và không có thịt bò, chó, mèo trong mâm cơm. Không sử dụng thịt bò, chó, mèo để không phạm tội sát sanh. Nếu phạm tội sát sanh linh hồn sẽ không thể siêu thoát và bị xét tội bởi diêm vương.

– Quá trình thực hiện nghi lễ phải thật nghiêm túc, thành tâm không được để trẻ con quấy phá làm cản trở nghi lễ. Tốt nhất tất cả con cháu trong nhà nên tham gia nghi lễ để linh hồn sớm được siêu thoát.

– Nhà cửa phải dọn dẹp sạch sẽ khi cúng vì như vậy là thể hiện sự thành tâm đối với thần linh bên trên.

– Hướng bàn thờ phải đặt đúng theo phong thủy, các đồ vật cúng phải sạch sẽ và được bài trí hợp lý.

Luôn luôn giữ sự thành khẩn trong buổi lễ là cách giúp linh hồn người đã khuất sớm được siêu thoát và tích đức cho bản thân. Hãy tìm hiểu rõ về nghi thức này trước khi thực hiện để không phạm phải sai lầm từ đó dẫn đến những chuyện không hay cho những người trong gia đình.

Xem thêm: Bật Mí Cách Chuẩn Bị Lễ Cúng 100 Ngày Cho Người Mới Mất Chu Đáo

Trên đây là những bước thực hiện và những lưu ý khi làm nghi lễ cúng tuần cho người mới mất, hy vọng bạn sẽ có những thông tin hữu ích để đem lại niềm vui cho người đã khuất cũng như tích đức cho bản thân về sau!

là truyền thống, tín ngưỡng của người Việt được truyền từ bao đời. Thông qua đó thể hiện tình cảm sâu sắc với người đã khuất. Nếu bạn là con dân Việt Nam nhất định phải nắm lòng về nghi lễ quan trọng này.

Cúng thất tuần hay còn gọi là cúng tuần, cúng 7 ngày bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc, sau khi du nhập vào Việt Nam thì được lưu truyền từ đời này qua đời khác và tồn tại đến tận ngày nay.

Lễ cúng tuần được thực hiện trong 7 ngày đầu tiên sau khi nhà có người mất. Gia đình của người đã khuất có thể thực hiện tại nhà bằng cách mời thầy về cúng, tự cúng hoặc cúng tại chùa đều được. Để có thể thực hiện nghi lễ, gia chủ phải chuẩn bị những lễ vật khác nhau.

Bạn đã biết gì về nghi lễ cúng tuần?

\>>> Xem thêm bài viết: Ngắm nhìn các công trình khu lăng mộ đá đẹp tại Việt Nam.

Ý nghĩa của lễ cúng tuần

Người xưa kể lại rằng, bất kỳ một người nào sau khi mất đều tồn tại linh hồn. Nếu cuộc sống trên dương gian trước khi mất không gây nên các tội ác nào thì linh hồn sẽ được đầu thanh nhanh chóng. Ngược lại, sẽ chịu đày đọa dưới địa phủ hết nghiệp mới được siêu thoát.

Để linh hồn giảm bớt nghiệp chướng nhanh chóng được siêu thoát, gia đình của người đã mất sẽ tiến hành nghi lễ cúng tuần. Hoặc bạn cũng có thể hiểu đơn giản, đây chính là một trong những cách an ủi linh hồn người đã khuất, tạo phúc lành cho bản thân cũng như gia đình.

Tựu chung lại, nghi lễ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu mến, kính trọng của người còn sống với người đã mất. Toàn bộ quá trình diễn ra nghi lễ được tiến hành dưới sự chứng kiến của tất cả các thành viên trong gia đình với một thái độ thành kính nhất.

Cúng tuần là nghi lễ chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc

\>>> Tham khảo thêm bài viết hữu ích: Cúng 100 ngày – Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng và văn khấn

Nghi thức cúng thất tuần chi tiết nhất

Cúng thất tuần là nghi lễ quan trọng, cần được tiến hành theo đúng trình tự. Vậy mâm cúng cần chuẩn bị những gì, văn khấn như thế nào?

Chuẩn bị mâm cúng

Lễ vật trong mâm cúng có thể chuẩn bị cầu kỳ, hoặc đơn giản tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Miễn sao, tất cả đều được chuẩn bị bằng chính lòng thành của con cháu với người đã mất. Sau đây là gợi ý mâm cúng 7 ngày:

  • Tiền vàng 15 tệp trở lên.
  • Quần áo cho người đã khuất 2 – 3 bộ.
  • Vàng mã cho người cõi âm.
  • Mâm cơm với những món quen thuộc thường ngày.
  • Hoa, quả, nước, rượu và nhang thắp.

Lưu ý, các nguyên liệu cho mâm cơm cúng phải đảm bảo tươi, mới. Trong quá trình chuẩn bị không bốc, nhón, ăn thử. Ngoài ra, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm hoặc quá lúng túng khi chuẩn bị mâm cơm cúng có thể liên hệ địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ lễ cúng để được trợ giúp.

Mâm cúng được chuẩn bị bằng sự thành tâm

Mẫu văn khấn

Văn khấn của lễ cúng thất tuần phải đúng bài và thể hiện được sự thành tâm. Thông thường bài khấn thường bắt đầu từ Nam mô a di đà phật và được nhắc lại ba lần. Nội dung bài văn khấn được chia thành những phần khác nhau: Ngày tháng năm, địa chỉ, tên người cúng, nội dung chính, kính cáo.

Hiện nay, trên mạng internet có rất nhiều mẫu văn khấn gia chủ có thể tham khảo. Tuy nhiên, hãy chú ý lựa chọn đúng bài văn khấn dành cho nghi lễ thất tuần, tránh sự nhầm lẫn sang những bài cúng khác. Hoặc có thể tham khảo mẫu văn khấn sau đây:

Mẫu văn khấn 7 tuần hay dùng nhất

Nhưng lưu ý khi thực hiện nghi lễ cúng 7 ngày

Lễ cúng tuần thể hiện tấm lòng của con cháu cũng như giúp linh hồn người đã khuất sớm được đầu thai. Thế nên, trong quá trình thực hiện chúng ta không được xem thường và cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Thực hiện nghi lễ với lòng thành kính, không làm cho có hoặc không thực hiện vì nghĩa vụ. Trong quá trình cúng phải thực sự thành tâm, không vụ lợi, hoặc cười đùa, nói chuyện.
  • Trong mâm cơm cúng không sử dụng thịt chó, thịt mèo, bò. Tốt nhất, gia chủ chế biến các món ăn chay truyền thống. Nhờ vậy vong linh khi xuống địa ngục sẽ không phải chịu tội sát sinh, sớm được đầu thai kiếp người. Ngoài ra, xôi gấc, xôi đễ đen cũng không phải là lễ vật nên có trong mâm cơm cúng.
  • Mâm cơm cúng lễ cần được đặt dưới bàn thờ khoảng cách chừng 50 cm trên một chiếc bạn sạch sẽ.
  • Nên có người canh mâm cơm tránh để chó mèo va chạm vào thức ăn hoặc trẻ nhỏ đến gần làm rơi vỡ đồ vật.
  • Người tiến hành cùng và người thân trong gia đình phải ăn mặc chỉnh tề, trang phục tối màu.
  • Không hạ mâm cơm cúng khi chưa hết tuần nhang.
  • Chú ý đọc văn khấn rõ ràng, mạch lạc, không nên đọc quá to tránh cho những vong linh bên ngoài nghe thấy và tranh mâm cỗ với người đã khuất.
  • Tiền, vàng, quần áo,… khi đốt phải để cháy hết thì vong linh người đã khuất mới có thể nhận được.

Cúng thất tuần là nghi lễ đơn giản, được thực hiện tại nhà nhưng chứa đựng truyền thống, tín ngưỡng, giá trị nhân văn sâu sắc của người còn sống với vong linh người đã khuất. Vậy nên, mỗi chúng ta hãy thực hiện nghi lễ ngày với thái độ chân thành nhất.

\>>> Đọc thêm: Bộ đồ thờ cúng đầy đủ gồm những gì? Ý nghĩa chi tiết

Tôi là Lộc Văn Thông 33 tuổi tốt nghiệp chuyên ngành điêu khắc trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp. Với kinh nghiệm 10 năm trong ngành thẩm định, chế tác đá thủ công mỹ nghệ, tôi đã cùng Đá Đức Tâm thực hiện hơn 1000 công trình lăng mộ đá trên khắp cả nước.

Chủ Đề