Bao nhiêu sinh viên đăng ký mở lớp học phần năm 2024

ĐĂNG KÝ HỌC PHẦN Ở HỌC KỲ HÈ NĂM HỌC 2022-2023

Các quy định nào mà sinh viên cần phải tham khảo chi tiết cho việc đăng ký học phần ở Học kỳ hè? Sinh viên mong muốn đăng ký Báo cáo thực tập, Khóa luận tốt nghiệp vào Học kỳ hè hoặc Học kỳ chính? Sinh viên lớp đại trà/chuẩn có được đăng ký với các lớp C không trong Học kỳ hè? Sinh viên lớp chất lượng cao đăng ký học lại với lớp đại trà/chuẩn được không trong Học kỳ hè? Sinh viên muốn đăng ký môn chuyên ngành trong Học kỳ hè thì như thế nào? Sinh viên muốn đăng ký môn học ở Học kỳ hè, nhưng còn vướng môn điều kiện [tiên quyết, học trước,...] ở Học kỳ 2 này, thì có được đăng ký bổ sung vào Học kỳ hè không? Sinh viên được đăng ký bao nhiêu tín chỉ trong Học kỳ hè, đã bao gồm môn tiếng Anh chưa? Vấn đề học phí trong Học kỳ hè? Sinh viên K21CA muốn học tiếng Anh học thuật 3, 4 nhưng hiện nay không còn mở thì làm sao? Em có thắc mắc về vấn đề học cải thiện của trường mình. Theo thông tin em biết thì bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, giỏi sẽ bị hạ một bậc nếu học lại quá 5% tổng số tín chỉ. Vậy đối với việc học cải thiện thì như thế nào? Hiện em đang bị giới hạn tín chỉ vì không đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào của trường. Em có một số thắc mắc như sau: 1. Nếu như em nộp chứng chỉ tiếng Anh chuẩn đầu ra vào đợt tháng 6 hoặc tháng 8 thì liệu em có kịp được gỡ bỏ giới thạn tín chỉ Học kỳ 1 năm học 2023-2024 và đăng ký các môn học cùng các bạn hay không? 2. Sau khi nộp chứng chỉ tiếng Anh chuẩn đầu ra thì em có cần phải học hết tất cả các lớp TATM hay em chỉ cần học EN14? Em là sinh viên thuộc K20, nếu không đăng ký được EN13 thì em đăng ký EN23 được không? Sinh viên tài năng có được học các môn T trong Học kỳ hè hay không? Mười hai [12] tín chỉ của Học kỳ hè có bao gồm tín chỉ tiếng Anh không?

Kế hoạch giảng dạy và học tập trong trường đại học

Kế hoạch giảng dạy và học tập được quy định tại Điều 6 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:

- Kế hoạch giảng dạy và học tập chi tiết hóa việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo theo năm học, học kỳ, phù hợp với hình thức đào tạo và phương thức tổ chức đào tạo.

- Kế hoạch năm học thể hiện những mốc thời gian chính của các hoạt động đào tạo trong năm học cho tất cả hình thức, chương trình đào tạo, được công bố kịp thời tới các bên liên quan trước khi bắt đầu năm học. Một năm học có 02 hoặc 03 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp. Ngoài các học kỳ chính, cơ sở đào tạo có thể tổ chức thêm học kỳ phụ.

- Kế hoạch học kỳ bao gồm kế hoạch mở lớp, hình thức dạy và học [trực tiếp hoặc trực tuyến], lịch học, lịch thi của các học phần được tổ chức trong học kỳ cho các khoá học, chương trình đào tạo và hình thức đào tạo. Kế hoạch học kỳ phải được xây dựng và công bố kịp thời với đầy đủ thông tin cần thiết, bảo đảm thuận tiện cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký học tập.

- Thời khóa biểu thể hiện thời gian, địa điểm, hoạt động dạy và học của từng lớp thuộc các khoá học, hình thức và chương trình đào tạo. Thời khóa biểu của các lớp học phần bình thường được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng đối với một học phần bất kỳ không vượt quá 15 giờ/tuần và 4 giờ/ngày.

- Quy chế của cơ sở đào tạo quy định rõ việc phân bổ các học kỳ, thời gian, địa điểm, hình thức bố trí các giờ lên lớp theo quy định.

2. Sinh viên được đăng ký tối đa bao nhiêu tín chỉ trong mỗi học kỳ?

Theo Điều 7 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định tổ chức đăng ký học tập như sau:

- Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, cơ sở đào tạo hướng dẫn cho sinh viên đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo.

- Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm: những học phần mới, một số học phần chưa đạt [để học lại] và một số học phần đã đạt [để cải thiện điểm, nếu có] căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.

- Sinh viên học theo niên chế đăng ký học lại những học phần chưa đạt dự định sẽ học trong học kỳ, đăng ký học cải thiện điểm hoặc đăng ký học những học phần tự chọn theo quy định của chương trình đào tạo.

- Quy chế của cơ sở đào tạo quy định quy trình, thủ tục, tổ chức quản lý, lưu trữ việc đăng ký học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ, việc rút bớt học phần đã đăng ký; quy định cụ thể giới hạn khối lượng học tập của sinh viên trong mỗi học kỳ nằm trong khung như sau:

+ Khối lượng tối thiểu không ít hơn 2/3 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn;

+ Khối lượng tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn.

Như vậy, sinh viên được đăng ký tín chỉ trong mỗi học kỳ tối đa không vượt qua 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn.

Nguyễn Ngọc Quế Anh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề