Bé bị khàn tiếng khám ở đâu

Bé bị khản tiếng là hệ quả do tình trạng quấy khóc và la hét quá mức. Tuy nhiên trong một số trường hợp biểu hiện này có thể xuất phát từ các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, sởi, sốt phát ban, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,…

Bé bị khản tiếng và những thông tin phụ huynh cần biết

Khản tiếng là triệu chứng có liên quan đến dây thanh quản và cổ họng. Nguyên nhân làm phát sinh triệu chứng này là do dây thanh quản căng lên, khiến không gian bên trong bị thu hẹp, dẫn đến hiện tượng thanh âm phát ra khàn đặc hoặc thay đổi bất thường. Ngoài ra khản giọng cũng có thể do niêm mạc cổ họng sưng, gây chèn ép dây thanh quản.

Bé bị khản tiếng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy phụ huynh cần tìm ra căn nguyên cụ thể để tiến hành thực hiện các biện pháp chữa trị phù hợp.

Một số nguyên nhân có thể khiến trẻ nhỏ bị khản giọng, bao gồm:

Tình trạng la hét quá mức, khóc to, nói nhiều,… ở trẻ là nguyên nhân khiến dây thanh quản bị tổn thương. Đây là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng bé bị khản giọng.

Khóc to và la hét quá mức là lý do khiến trẻ bị khản tiếng hoặc mất giọng

Khản giọng do lạm dụng dây thanh quản thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm sau khoảng vài ngày.

Hút thuốc là nguyên nhân khiến thanh quản bị tổn thương, viêm và gây ra tình trạng khàn tiếng, mất giọng,… Trẻ bị khản giọng có thể do hít khói thuốc lá thụ động từ những thành viên trong gia đình.

Khác với người trưởng thành, các cơ quan của trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm và bị tổn thương trước những tác nhân gây hại. Nếu nguyên nhân do khói thuốc, tình trạng khản giọng thường đi kèm với triệu chứng ho và khó thở.

Khi đường hô hấp tiếp xúc với dị nguyên [thực phẩm, phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất,…] cơ thể sẽ có xu hướng giải phóng histamine vào các cơ quan ở đường hô hấp trên. Vì vậy triệu chứng khản giọng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang bị dị ứng.

Bên cạnh triệu chứng này, dị ứng còn làm phát sinh những dấu hiệu khác như phát ban da, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt, đỏ mắt,…

Viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm phế quản, viêm amidan, cảm,… là những bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Các bệnh lý này khiến hệ hô hấp tăng tiết dịch nhầy, gây ứ đọng đờm tại cổ và làm tổn thương dây thanh quản.

Nhiễm trùng ở đường hô hấp có thể khiến dây thanh bị tổn thương, dẫn đến tình trạng khản giọng

Các yếu tố này là nguyên nhân khiến trẻ có thể bị khản tiếng và mất giọng. Nếu nguyên nhân gây bệnh do nhiễm virus, vi khuẩn, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao, sưng hạch bạch huyết, thở khò khè, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc,…

Sốt phát ban, sởi, tay chân miệng,… là các bệnh lý truyền nhiễm rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe này phần lớn là do sự xâm nhập của virus.

Ngoài ra, triệu chứng khản tiếng cũng có thể do các bệnh truyền nhiễm như sởi, sốt phát ban,… gây ra

Khi cơ thể có nhiễm trùng, các cơ quan ở đường hô hấp như mũi, họng và dây thanh quản thường có xu hướng sưng viêm. Vì vậy trẻ không chỉ gặp phải triệu chứng sốt, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết,… mà còn bị khản tiếng, đau rát cổ họng và nghẹn vướng khi nhai nuốt.

Ngoài ra, bé có thể bị khản tiếng do những nguyên nhân ít gặp như do trào ngược dạ dày thực quản, khối u thực quản, hội chứng chảy dịch mũi sau, viêm VA,…

Khản tiếng là triệu chứng thông thường do lạm dụng dây thanh quá mức. Với những trường hợp này, triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi trẻ nghỉ ngơi và giảm mức độ/ tần suất la hét, khóc, giao tiếp,…

Tuy nhiên nếu nguyên nhân do các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh ở đường hô hấp, bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị y tế và chăm sóc tại nhà để làm giảm triệu chứng cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng [ho ra máu, khản giọng kéo dài dẫn đến mất giọng, sưng họng, khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ,…], bạn nên cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị nội trú. Các biểu hiện nghiêm trọng này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng hoặc tổn thương phổi nặng nề.

Trừ trường hợp trẻ bị khản tiếng do la hét quá nhiều, những trường hợp còn lại đều phải tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện triệu chứng. Nếu phụ huynh lơ là và chủ quan, tình trạng khản giọng ở trẻ có thể chuyển biến nghiêm trọng và dẫn đến các tình trạng sức khỏe nặng nề hơn.

Khi nhận thấy bé bị khản tiếng kéo dài trên 3 ngày, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Thăm khám là cách giúp chẩn đoán chính xác tình trạng mà trẻ gặp phải. Sau đó, bác sĩ có thể dựa vào mức độ bệnh lý và triệu chứng cụ thể để áp dụng các biện pháp y tế phù hợp.

Chủ động đưa trẻ đến bệnh viện nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 3 ngày

Nếu trẻ mắc các bệnh lý nặng nề [tổn thương phổi hoặc dị ứng nghiêm trọng], việc chủ động thăm khám sẽ làm giảm nguy cơ gặp phải các di chứng vĩnh viễn.

Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ nghỉ ngơi, dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa để chấm dứt bệnh tình và cải thiện những triệu chứng đi kèm.

Vì vậy phụ huynh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị cho con trẻ. Tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc và các bài thuốc dân gian cho trẻ. Tình trạng này có thể khiến bệnh tình chuyển biến tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc thậm chí làm phát sinh những biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp y tế, bạn cũng có thể giảm triệu chứng khản tiếng, mệt mỏi, đau họng,… cho trẻ bằng cách chăm sóc tại nhà.

Nghỉ ngơi và uống nhiều nước là biện pháp giúp làm dịu dây thanh và niêm mạc cổ họng

Một số biện pháp bạn có thể áp dụng nhằm cải thiện tình trạng bé bị khản tiếng, mất giọng, bao gồm:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi khoảng 3 – 5 ngày, hạn chế cho trẻ đi học hoặc vận động mạnh trong thời gian này.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước và nước ép trái cây để làm dịu cổ họng, dây thanh,…
  • Pha mật ong ấm cho bé uống 2 lần/ ngày có thể làm giảm tổn thương ở thanh quản và cải thiện một số biểu hiện đi kèm như ho, đau họng, đờm ứ,…
  • Súc miệng và chải răng cho trẻ thường xuyên. Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay trước và sau khi ăn.
  • Tăng cường vitamin và khoáng chất nhằm giúp nâng cao miễn dịch và sức khỏe cho trẻ.
  • Vệ sinh không gian sống và sử dụng máy lọc không khí nếu gia đình bạn sinh sống trong môi trường có nhiều khói bụi và hóa chất độc hại.
  • Dùng dung dịch rửa mũi và mắt để loại bỏ tác nhân gây dị ứng.
  • Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, nước ngọt có gas, đồ chiên xào,…

Phụ huynh cần lưu ý, không phải tất cả các trường hợp bé bị khản tiếng đều do những nguyên nhân được trình bày trong bài viết. Ở một số trẻ, tình trạng khản tiếng có thể do những tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Vì vậy để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bạn cần chủ động đưa con trẻ đến các cơ sở y tế uy tín.

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng [trẻ sơ sinh khan tiếng hay trẻ sơ sinh bị khàn tiếng] khiến không ít bố mẹ xót ruột bởi phải chứng kiến con yêu đang gặp khó chịu. Tình trạng khản tiếng ở trẻ nhỏ do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Khóc là hành động vô cùng bình thường của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đôi lúc có những trường hợp bạn nhận thấy giọng bé yêu hơi khàn hơn bình thường hoặc thậm chí vô cùng khác biệt so với mọi ngày. Vậy lý do trẻ sơ sinh bị khản tiếng là gì? Trẻ sơ sinh bị khan tiếng phải làm sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khản tiếng

Lý do phổ biến nhất của tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng là cảm lạnh đi kèm với các cơn ho và thỉnh thoảng chảy nước mắt. Bên cạnh đó, bé còn có thể gặp phải các tình trạng như:

♠ Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Một số bệnh nhiễm trùng do virus và một vài vi khuẩn có thể dẫn đến viêm thanh quản, khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng.

Virus parainfluenza là một loại virus khác có thể khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng, ho khan hoặc thở rít. Tập hợp các triệu chứng này cùng với sốt nhẹ và sổ mũi sẽ tạo thành tình trạng viêm thanh khí phế quản vốn rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh này diễn biến từ nhẹ đến nặng và có thể cần được theo dõi sát sao cũng như điều trị nội trú tùy theo mức độ nghiêm trọng.

♠ Bé khóc quá nhiều: Tình trạng giọng của trẻ sơ sinh khản đặc hay trẻ sơ sinh khan tiếng còn có thể đến từ nguyên nhân bé khóc quá nhiều do dây thanh quản chịu quá nhiều áp lực dẫn đến việc trẻ sơ sinh khóc khàn tiếng.

♠ Nốt sần hình thành: Việc dây thanh âm hoạt động quá nhiều có thể dẫn đến các nốt sần và sưng ở mép. Những nốt sần và sưng tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng mạn tính về sau.

♠ Trào ngược thanh quản: Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến bé sơ sinh bị khan tiếng. Trào ngược axit khá phổ biến ở trẻ sơ sinh vì hệ thống tiêu hóa vẫn chưa đạt đến mức phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên, khi trào ngược bắt đầu trở nên quá thường xuyên, axit liên tục tiếp xúc với cổ họng có thể tương tác với dây thanh quản khiến bé sơ sinh bị khan tiếng.

♠ Bé bị kích thích, khó chịu: Việc trẻ hít phải khói bụi từ ô nhiễm không khí trong nhà, ngoài môi trường, khói thuốc lá… cũng có thể gây kích ứng dây thanh quản non nớt, khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng.

Bạn hãy đưa trẻ sơ sinh bị khản tiếng đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám nếu tình trạng khản giọng đi kèm với các vấn đề sau:

  • Trẻ sơ sinh khan tiếng bị đau họng kéo dài rất lâu
  • Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng kèm ho liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Bé sơ sinh bị khan tiếng có vấn đề trong khi thở và tạo ra âm thanh khò khè
  • Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng và mất cảm giác ngon miệng hoặc gặp vấn đề trong khi nuốt
  • Trẻ sơ sinh khóc khàn tiếng và giọng yếu trong khi khóc hoặc bé tạo ra âm thanh the thé, bất thường…

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân cơ bản của khản giọng bằng cách kiểm tra cổ họng bé. Hình thức xét nghiệm máu và đờm có thể được chỉ định nhằm xác định chính xác nguyên nhân nhiễm trùng và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Cách điều trị bé sơ sinh bị khản tiếng

Mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh hay mẹo chữa khàn tiếng cho trẻ sơ sinh là gì? Việc điều trị giọng khàn tùy thuộc vào nguyên nhân, thời gian khàn tiếng, tuổi và bệnh sử của bé. Bác sĩ cũng sẽ quan sát các dây thanh âm nhằm tìm hiểu lý do gây ra khàn giọng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh để điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng không được khuyến cáo.

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao?

Bạn thắc mắc mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh là gì? Dưới đây là những mẹo chữa khàn tiếng cho trẻ sơ sinh mà bạn có thể tham khảo để ngăn chặn hoặc giảm tình trạng khàn giọng ở trẻ sơ sinh:

  • Mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh là bổ sung đủ nước: Tăng số lần cho bé bú hoặc cho uống nước nếu con đã vượt mốc 6 tháng tuổi.
  • Trẻ sơ sinh bị khan tiếng phải làm sao? Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát: Máy tạo độ ẩm sẽ đem hơi nước vào không khí xung quanh để không làm khô cổ họng và đường thở. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm cho các vấn đề về cổ họng có thể ngăn ngừa khô dây thanh âm.
  • Tránh các chất gây dị ứng và chất kích thích là một mẹo chữa khàn tiếng cho trẻ sơ sinh: Nếu bạn biết em bé bị dị ứng với yếu tố nào, hãy hạn chế tối đa việc bé phải tiếp xúc với chúng. Đừng để bất cứ ai trong nhà hút thuốc và tránh đưa bé đến những nơi mà con phải tiếp xúc với khói thuốc lá hay khói bụi ô nhiễm.
  • Trẻ sơ sinh bị khan tiếng phải làm sao? Kiểm soát hội chứng colic: Nếu bé gặp phải chứng colic gây ra tình trạng khóc nhiều, bạn hãy thử quấn khăn cho con [kiểu như bọc kén] và bật một bài hát ru, đu đưa trên võng để làm dịu sự khó chịu bên trong.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề