Bế mạc olympic 2023

GD&TĐ - Lễ bế mạc Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc lần thứ 24 năm 2022 diễn ra sáng 29/10, tại Trường ĐH Phenikaa.

Qua hai ngày thi đấu ở các nội dung trắc nghiệm, thực nghiệm và giải bài tập, các thí sinh đã có những phần thi tài sôi nổi, quyết liệt.

Kết quả, kỳ thi có 36 đoàn và 220 thí sinh giành được giải thưởng. Trường ĐH Phenikaa giành giải nhất toàn đoàn. Ban Tổ chức cũng trao 14 giải nhất, 14 giải nhì và 8 giải ba toàn đoàn cho các đoàn có thành tích cao.

Đối với từng nội dung thi, Ban tổ chức trao giải thưởng cho 13 thầy cô các đoàn với “Thành tích xuất sắc trong công tác lãnh đạo và huấn luyện đội tuyển Olympic trong nhiều năm”; 9 giải nhất cho các sinh viên đạt giải ở phần thi trắc nghiệm; 7 giải nhất cho các sinh viên đạt giải phần thi bài tập và 10 giải nhất cho các sinh viên đạt giải phần thi thực nghiệm.

Cũng tại Lễ bế mạc, Ban tổ chức đã vinh danh các sinh viên có điểm thi cao nhất và ấn tượng nhất; trong đó Trường ĐH Phenikaa có 3 sinh viên với điểm thi trắc nghiệm cao nhất là Phùng Phương Uyên, Đặng Minh Lượng và Nguyễn Nguyên Hạnh.

Kết thúc kỳ thi, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao Bằng khen cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp cho Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc lần thứ 24 năm 2022.

Bế mạc olympic 2023

GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa phát biểu tại lễ bế mạc.

Phát biểu tại lễ bế mạc, GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa, chúc mừng đội thi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nhận định Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc lần thứ 24 năm 2022 đã thành công rực rỡ, GS.TS Phạm Thành Huy cho rằng: Ngoài tạo sân chơi trí tuệ bổ ích, giúp sinh viên có cơ hội thể hiện tài năng, kỳ thi này cũng kết nối sinh viên, giảng viên ngành Vật lí đến từ nhiều trường ĐH khác nhau.

“Tôi hy vọng rằng, sau kỳ thi này, sự hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu Vật lí giữa các trường sẽ được đẩy mạnh. Các sinh viên có mặt ở đây ngày hôm nay xứng đáng được đào tạo, bồi dưỡng và phát triển để trở thành lực lượng nòng cốt của ngành Vật lí trong tương lai. Do đó, sự quan tâm của thầy cô đối với sinh viên, sự hợp tác giữa các trường để các em có điều kiện phát triển tốt nhất là hết sức cần thiết.” - GS.TS Phạm Thành Huy chia sẻ.

Diễn ra từ 26 đến 29/10, Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc năm nay có sự tham gia của 220 sinh viên, 81 giảng viên đến từ 36 trường ĐH, học viện trong cả nước. Các thí sinh tham gia 3 phần thi gồm: Trắc nghiệm, giải bài tập và thực nghiệm. Kiến thức từng phần thi chủ yếu xoay quanh chương trình Vật lí đại cương được giảng dạy tại các trường và tập trung vào ứng dụng thực tiễn.

Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc là hoạt động thường niên do Bộ GD&ĐT, Hội Vật lí Việt Nam và các trường ĐH, CĐ trong cả nước tổ chức. Kỳ thi nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên về môn Vật lí; góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí tại các trường ĐH, Học viện trong cả nước.

Đây là cơ hội để cán bộ, giảng viên các đoàn dự thi trao đổi thông tin, kinh nghiệm bổ ích, đồng thời bàn về khả năng hợp tác giữa các trường để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy Vật lí.

Bế mạc olympic 2023

Tiết mục văn nghệ "Hà Nội của tôi, tình yêu của bạn" mở đầu chương trình bế mạc SEA Games 31 - Ảnh: VGP/Tuấn Trần

Với chủ đề "Hội tụ để tỏa sáng - Gather to shine", chương trình Lễ bế mạc SEA Games 31 được chia làm 3 chương.

Chương 1 "Hà Nội của tôi, tình yêu của bạn" có thông điệp: Thủ đô Hà nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến với chùm ca khúc về Hà Nội như: Hà Nội đêm trở gió, Nồng nàn Hà Nội, Góc Hà Nội, Tháng 10 Hà Nội, Hà Nội niềm tin yêu hy vọng... trên nền thực cảnh về cuộc sống thanh bình.

Phần chính của Lễ bế mạc là Chương 2 "Hội tụ", bắt đầu với Lễ chào cờ, màn diễu hành của 11 quốc gia, 40 môn thể thao, nhóm trọng tài và tình nguyện viên. Cùng với đó là những hình ảnh ấn tượng nhất trong 12 ngày diễn ra SEA Games 31.

Tiếp theo là bài phát biểu tổng kết của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban tổ chức SEA Games 31.

Sau tuyên bố bế mạc SEA Games 31 của đại diện Lãnh đạo Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam là nghi thức tắt ngọn đuốc Đại hội, hạ cờ Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á và cờ SEA Games 31.

Điểm nhấn trong chương này là lễ trao cờ giữa đại diện Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á và Việt Nam cho đại diện Ủy ban Olympic  Campuchia - nước chủ nhà của SEA Games 32; cùng với đó là chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng của đất nước Chùa Tháp bằng Vũ điệu Apsara - biểu tượng của văn hóa, tâm hồn và bản sắc của người Khmer.

Tiếp theo là lời "giã bạn" của nước chủ nhà SEA Games 31 - Việt Nam - bằng chùm bài hát Quan họ - Di sản phi vật thể thế giới được UNESCO công nhận - với những làn điệu: Mời trầu, Giã bạn và Người ơi người ở đừng về, qua phần trình bày của 100 nghệ sĩ dân ca quan họ Bắc Ninh.

Chương 3 "Tỏa sáng" được xây dựng như một Gala âm nhạc, xiếc và thể thao với sự góp mặt của các ca sĩ trẻ hàng đầu của Việt Nam. 

Chùm liên khúc kết lễ bế mạc gồm các tác phẩm: Diệu kì Việt Nam, Ngàn ước mơ Việt Nam, Việt Nam tươi đẹp, Việt Nam những chuyến đi, Những trái tim Việt Nam, Việt Nam hoà thanh cùng năm châu, do các nghệ sĩ thể hiện với sự góp mặt của hàng trăm VĐV dance sports, thể dục và các nhóm nhảy hiện đại, tạo nên một bầu không khí sôi động về tinh thần thể thao kết nối thế giới, vượt qua những thách thức của cuộc sống.

Với trận chung kết môn bóng đá nam giữa U23 Việt Nam và U23 Thái Lan vào lúc 19h ngày 22/5, các nội dung thi đấu của SEA Games 31 đã chính thức kết thúc.

Đại hội tổ chức 40 môn thi với 526 nội dung, có sự góp mặt của 11 đoàn thể thao Đông Nam Á, với tổng số khoảng 10.000 vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ, trọng tài.

Kết quả chung cuộc, theo bảng tổng sắp huy chương của Ban tổ chức Đại hội, chủ nhà Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng với 205 Huy chương Vàng, phá kỷ lục huy chương vàng SEA Games từ trước đến nay. Tiếp đến là Đoàn Thái Lan với 92 HCV, đứng thứ ba là Indonesia với 69 HCV./.