Be trai bị đầu bộ phận sinh dục

Trẻ 4 tuổi bị sưng bao quy đầu kèm dịch mủ chắc hẳn sẽ làm nhiều bậc phụ huynh bối rối và lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của trẻ và làm sao để chữa trị khỏi? Mời cha mẹ tham khảo những thông tin trong bài viết sau để giải đáp thắc mắc.

1. Tại sao trẻ 4 tuổi bị sưng bao quy đầu kèm dịch mủ?

Biểu hiện sưng và chảy mủ ở bao quy đầu ở trẻ có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Bạn cần tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này của trẻ để giúp hỗ trợ cho việc chăm sóc và quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt hơn. Lý giải cho hiện tượng này có thể kể đến một vài yếu tố sau:

Vào những năm đầu đời, một số bộ phận trên cơ thể chưa phát triển hoàn thiện cùng với hệ miễn dịch non nớt khiến trẻ rất dễ mắc bệnh

Vệ sinh

Nếu bố mẹ không lưu ý kĩ việc chăm sóc vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé được sạch sẽ, có thể khiến nhiều chất cặn bã tích tụ lâu ngày, trở thành môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh trưởng và dẫn đến bệnh lý.

Việc chọn lựa trang phục cho trẻ cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nếu áo quần quá chật và bí bách sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho trẻ và cũng tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.

Bệnh lý viêm nhiễm

  • Viêm bao quy đầu: vùng da quy đầu sưng tấy, đỏ, nước tiểu đục có thể lẫn máu,… là những triệu chứng giúp mẹ gợi ý đến bệnh lý này ở trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, vùng tổn thương có thể lan rộng và gây nên những biến chứng nguy hiểm khác.

  • Viêm niệu đạo: trẻ thường có cảm giác đau khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu són,… và một số dấu hiệu không điển hình khác như thường xuyên quấy khóc, sốt, mệt mỏi,…

  • Nấm sinh dục: ngoài biểu hiện sưng đau và chảy mủ, trẻ có thể mang những dấu hiệu khác như xuất hiện các vết ửng đỏ, hạt li ti tại vùng sinh dục kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Bao quy đầu dài hoặc hẹp

Bao quy đầu vốn là bộ phận có vai trò bảo vệ dương vật cực kỳ nhạy cảm của trẻ tránh khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên nếu bộ phần này có những vấn đề bất thường [có thể đến từ yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý] sẽ khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ viêm nhiễm, dị tật hoặc ảnh hưởng đến chức năng sinh sản về sau.

Dị tật bẩm sinh

Nếu trẻ không may mắc phải các bệnh dị tập bẩm sinh đường sinh dục như lỗ tiểu lệch thấp/cao, dương vật cong vẹo, lún dương vật,… cũng đồng nghĩa với việc trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ trong việc chăm sóc và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho trẻ

2. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hậu quả gì?

Viêm nhiễm mạn tính

Trẻ 4 tuổi bị sưng bao quy đầu kèm dịch mủ rất có thể là triệu chứng của các bệnh lý viêm nhiễm. Trong thời gian dài không được xử trí có thể chuyển biến thành mạn tính, nếu được điều trị cũng mất nhiều thời gian hơn vì lúc này tình trạng bệnh đã khó đáp ứng hơn trước.

Ảnh hưởng chất lượng sinh hoạt

Trẻ có biểu hiện này về lâu dài sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng khó chịu hơn như ngứa ngáy, đau buốt, sốt, quấy khóc,… tác động lớn đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ, đồng thời khiến phụ huynh gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chăm sóc.

Suy giảm chức năng sinh lý

Những tổn thương liên quan đến đường sinh dục nếu không được can thiệp kịp thời đều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của trẻ về sau. Một số biến chứng về sau nếu không được điều trị, thường gặp như suy giảm chất lượng tinh trùng, xuất tinh sớm,…

Trì hoãn việc thăm khám có thể gây khó khăn cho quá trình điều trị

3. Nên làm gì khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ?

Để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng khó chịu này, phụ huynh cần phải lưu ý kỹ hơn việc chăm sóc cho trẻ và tham khảo một số lời khuyên như sau:

Cho trẻ đi thăm khám

Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể trẻ, bố mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế chất lượng, uy tín và đưa bé đi thăm khám trong thời gian sớm nhất có thể. Không nên tự ý cho sử dụng thuốc hoặc những áp dụng những mẹo vặt dân gian vì có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng hiện tại của bé.

Cái thiện chất lượng vệ sinh hằng ngày

Trẻ ở độ tuổi này đã có thể dần dần học cách tự chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, hầu hết các bé đều năng động và ham chơi nên có thể sẽ quên mất việc phải vệ sinh thật sạch mỗi ngày. Vì vậy, bố mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn và luôn chú ý nhắc nhở trẻ tự vệ sinh cho mình với xà phòng.

Lựa chọn trang phục với những chất liệu rộng rãi, thoáng mát và phù hợp với điều kiện thời tiết. Ngoài việc tắm rửa cho trẻ mỗi ngày, bạn cũng nên vệ sinh cho ngay khi người trẻ bị bẩn [tè dầm, dính đồ ăn,…]. Nên hạn chế sử dụng khăn lau tay cho bé, thay bằng loại khăn giấy dùng một lần và vứt bỏ sau khi sử dụng trong thời gian trẻ bị bệnh.

Tham khảo và lựa chọn các loại xà phòng chống khuẩn khi giặt đồ, giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại bám trên sợi vải. Đồng thời, nên thường xuyên thay mới vật dụng như khăn mặt, vỏ gối, chăn mền,…cho trẻ.

Nâng cao hệ miễn dịch

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé là cách tốt nhất để nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống các tác nhân gây hại cho cơ thể. Vì vậy, bố mẹ nên lưu ý và cân đối những bữa ăn hằng ngày, chú trọng các loại rau của và trái cây, không nên quá chiều theo sở thích của trẻ với những loại thực phẩm chế biến sẵn [snack, xúc xích, gà rán, bánh kẹo,…].

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe tổng quát tối thiểu 6 tháng/lần sẽ giúp trẻ kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và có hướng xử trí trong thời gian sớm nhất, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nếu có.

Nên đưa trẻ đi thăm khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường để trẻ được chữa trị kịp thời

Hi vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về trường hợp trẻ 4 tuổi bị sưng bao quy đầu kèm dịch mủ. Nếu cần được giải đáp thêm về mọi thông tin liên quan, hãy liên hệ với bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số điện thoại 1900.56.56.56 để được tư vấn chi tiết.

Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai

Trong vài năm đầu, bao quy đầu của con trai bạn sẽ tách ra khỏi đầu dương vật. Một số bao quy đầu tách ra ngay sau khi sinh hoặc thậm chí trước khi sinh, nhưng điều này rất hiếm. Đừng tìm cách vuốt ngược bao quy đầu ở trẻ nhỏ vì trong hầu hết các trường hợp, bao quy đầu chưa tự tách được. Dưới bài này cung cấp thông tin thực tế để giúp nhân viên y tế và phụ huynh hiểu được cách chăm sóc đúng cách của dương vật tự nhiên, đầy đủ, nguyên vẹn.

Bao quy đầu là một vạt da bao phủ đầu dương vật và gắn ở gốc đầu. Các bé trai được sinh ra với bao quy đầu được gắn hoàn toàn vào dương vật của chúng. Vào thời điểm bé trai đến tuổi dậy thì, bao quy đầu thường có thể được rút xuống phía dưới gốc dương vật [đầu dương vật] một cách dễ dàng.

2. Các vấn đề thường gặp về bao quy đầu nếu không vệ sinh đúng cách

Các điều kiện có thể ảnh hưởng đến bao quy đầu bao gồm:

  • Viêm - đau và đỏ bao quy đầu. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm rút lại cưỡng bức, các chất kích thích như tắm bong bóng hoặc tã bẩn.
  • Nhiễm trùng - phổ biến nhất bao gồm viêm sau và viêm balan.
  • Nhiễm trùng mãn.
  • Hẹp bao quy đầu [Phimosis] bao quy đầu bị bó chặt bất thường, khiến nó không thể co rút lại.
  • Nghẹt bao quy đầu [Paraphimosis] là tình trạng quy đầu bị bao quy đầu bóp nghẹt gây sưng nề, đau
  • Khối u - hiếm khi, trong một số trường hợp, khối u là ung thư [ cực kì hiếm]
  • Chấn thương dây kéo - bao quy

Bao quy đầu bị viêm dính

Nghẹt bao quy đầu

3. Hướng dẫn vệ sinh bao quy đầu đúng cách cho bé trai

3.1 Vệ sinh bao quy đầu:

Vệ sinh bao quy đầu nói chung là không phức tạp, nhưng đòi hỏi phải được chăm sóc một cách cơ bản, nó sẽ cần làm sạch bên dưới bao quy đầu khi bạn tắm, nhẹ nhàng rút lại bao quy đầu và rửa sạch bằng nước ấm mỗi khi bạn tắm. Không được tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn. Chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.

3.2 Lộn bao quy đầu:

Bao quy đầu sẽ tách ra ở nhiều bé một tuổi và 90% bé trai bốn tuổi sẽ có bao quy đầu tách ra. Tuy nhiên, đối với một số trẻ, việc chia tay có thể không xảy ra cho đến tuổi dậy thì. Điều này là bình thường. Trong một tình trạng hiếm gặp gọi là phimosis, bao quy đầu sẽ không bao giờ rút lại.

Vì dương vật và bao quy đầu tách ra một cách tự nhiên, thường có vết đỏ hoặc đau khi đi tiểu [có một chút]. Điều này là bình thường và thường trở nên tốt hơn sau một đến hai ngày. Trong khi sự phân tách xảy ra, các tập hợp nhỏ của các cục trắng / vàng [smegma] có thể tích lũy. Smegma là bình thường và không có gì phải lo lắng.

3.3 Vệ sinh bao quy đầu đã lộn được hoàn toàn:

Nếu bao quy đầu của con trai bạn tách ra trước khi đến tuổi dậy thì, một lần rút lại thỉnh thoảng với việc làm sạch bên dưới sẽ làm được. Khi con trai bạn bắt đầu dậy thì nên vệ sinh bên dưới bao quy đầu như một phần thói quen hàng ngày, giống như gội đầu và đánh răng.

Dạy con trai làm sạch bao quy đầu theo cách sau:

  • Bước 1 : Nhẹ nhàng kéo bao quy đầu ra xa khỏi đầu dương vật.
  • Bước 2 : Rửa sạch bên dưới bao quy đầu bằng xà phòng và nước ấm.
  • Bước 3 : Kéo bao quy đầu trở lại dương vật

Ngoài ra giữ đồ lót sạch cũng là cách vệ sinh bao quy đầu đúng cách. Để quần áo và đồ lót ướt đẫm mồ hôi của bạn sau khi tập luyện là mất vệ sinh. Ngay cả khi quần áo ướt đẫm mồ hôi của bạn đã khô, chúng vẫn gây nguy cơ vì vi khuẩn và nấm men phát triển mạnh trong mồ hôi và nhiễm trùng nấm men không còn xa. Không mặc đồ lót chật hoặc quần jean bó sát trong một thời gian dài vì chúng giữ mồ hôi và thu hút sự sinh sản của vi khuẩn. Thích các loại vải tự nhiên, chẳng hạn như cotton thay vì tổng hợp cho trang phục bên trong của bạn.

Tóm lại, chăm sóc và vệ sinh đúng cách bao quy đầu sẽ giúp con trai bạn tránh những tổn thương hoặc nhiễm trùng không nên có, an toàn và sạch sẽ. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ khoa Ngoại Nhi Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề