Bé trai mặc bỉm nhiều có ảnh hưởng gì không

Câu hỏi: Tôi mới sinh con trai được 2 tháng. Tối nào, tôi cũng đóng bỉm cho bé đi ngủ. Gần đây, có nghe các mẹ bỉm sữa truyền tin dùng bỉm hay tã giấy sẽ làm nóng tinh hoàn của bé trai, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này và khiến chân vòng kiềng. Tôi hoang mang quá. Giờ không dùng bỉm, tôi phải dậy 4-5 lần/ đêm để thay tã vải cho con và chuyển sang chỗ nằm khác. Thưa bác sĩ, việc đóng bỉm cho trẻ có tác hại như vậy hay không? Sử dụng bỉm như thế nào là đúng cách và an toàn cho trẻ?

Độc giả Phạm Quỳnh Hương [Nam Từ Liêm- Hà Nội]

Trả lời:

Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng, đeo bỉm thường bị kín hơi, bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ cục bộ bên trong tăng lên. Khi nhiệt độ tăng, để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng của các bé trai sau này.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Lan, khoa Nhi- Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội sẽ giải đáp những thắc mắc của các ông bố bà mẹ về vấn đề trẻ đóng bỉm nhiều bị vô sinh, chân vòng kiềng và cách sử dụng bỉm đúng cách.

“Việc đóng bỉm không gây vô sinh”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Lan cho biết: “Trẻ bú mẹ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, khả năng kiếm soát cơ tròn [cơ thắt hậu môn, cơ niệu đạo] rất hạn chế. Do đó, trẻ sẽ bài tiết [tống phân, nước tiểu] theo nhu cầu, ngay lập tức mà không có khả năng trì hoãn. Vì vậy, việc đóng bỉm là cần thiết đối với trẻ nhằm tránh bị ướt nhiều lần trong ngày”.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Lan, khoa Nhi- Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

Bác sĩ nhấn mạnh thêm, việc đóng bỉm không gây vô sinh, chân vòng kiềng cũng như làm hăm trẻ. Trong quãng thời gian trẻ được đóng bỉm, cho dù đeo cả ngày cũng không ảnh hưởng đến việc làm hẹp bao quy đầu hay chức năng sinh sản sau này của trẻ. Vấn đề tinh hoàn cần môi trường nhiệt độ thấp là đúng nhưng đó là môi trường điều kiện để sản xuất tinh trùng. Còn, đối với trẻ nhỏ, tinh hoàn không sản xuất tinh trùng.

Cách sử dụng bỉm an toàn

Khi đóng bỉm, trẻ cần được thay nhiều lần trong ngày hoặc thay bỉm cho trẻ khi có báo hiệu đầy. Đặc biệt, cần thay ngay sau khi đại tiện. “Mỗi lần thay bỉm, bố mẹ cần rửa sạch, lau khô vùng mông và “hạt lạc” của trẻ. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số loại thuốc chống hăm [có chứa oxide kẽm] để ngăn cách làn da em bé với bề mặt bỉm nhằm phòng chống, hạn chế bệnh hăm cho trẻ”, bác sĩ Ngọc Lan chỉ rõ cách sử dụng bỉm an toàn cho trẻ.

Ngoài ra, khi chọn bỉm cho trẻ, bố mẹ cần chọn những loại bỉm đảm bảo chất lượng và phù hợp với cân nặng của trẻ.

Bố mẹ cần chọn những loại bỉm đảm bảo chất lượng và phù hợp với cân nặng của trẻ

Thời gian sử dụng bỉm phụ thuộc hoàn toàn vào thói quen vệ sinh của trẻ. Khi trẻ làm chủ được cơ tròn, cha mẹ có thể ngừng sử dụng bỉm. “Việc luyện cho bé đi tiểu có thể bắt đầu khi bé khoảng 1 tuổi, nhưng không nên đánh thức bé giữa ban đêm để cho trẻ đi tiểu. Bởi, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Ngừng sử dụng bỉm sớm sẽ tiết kiệm chi phí cho gia đình cũng như rèn được tính vệ sinh cho trẻ”, bác sĩ Ngọc Lan cho hay.

Thạc sỹ - Phó GĐ BV Phụ sản Hà Nội giải đáp thắc mắc của nhiều chị em về những mối nguy khi dùng bỉm cho con.

Thời gian qua có nhiều thông tin về việc: mẹ dùng bỉm để thay hàng ngày cho các bé trai sẽ ảnh hưởng đến việc sinh con của các bé sau này. Nhiều chị em phân vân thậm chí có những phụ huynh vì quá lo lắng đã ngừng hẳn việc dùng bỉm và vệ sinh cho con theo kiểu truyền thống: quấn khăn tã cho bé.

Giải đáp thắc mắc của các mẹ, Thạc sĩ Lê Thanh Thúy - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khẳng định: Hiện tại chưa có cơ sở nào chứng minh việc dùng bỉm có thể gây vô sinh cho các bé trai. Ở tuổi dậy thì từ 13-14 tuổi, tinh trùng của các bé trai mới bắt đầu xuất hiện, tinh trùng trưởng thành thì phải đến 14-15 tuổi. Vậy nên từ khi sinh đến 2 tuổi, khi các mẹ đóng bỉm cho bé trai vẫn không có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của bé sau này. Khi ở tuổi sử dụng bỉm, bộ phận sinh dục của trẻ chưa phát triển nên không có tinh trùng.

Thạc sĩ Lê Thanh Thúy - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bỉm. Các mẹ khi chọn bỉm cho con nên chú ý về thương hiệu, loại bỉm có nhãn mác, xuất xứ tránh tình trạng hàng giả không được kiểm duyệt về chất lượng. Có nhiều trường hợp trẻ bị hăm, mẩn ngứa ở vùng kín vì dùng bỉm kém chất lượng.

Bên cạnh đó, khi chọn bỉm các mẹ nên chọn đúng kích cỡ để dễ dàng cho con khi nằm và di chuyển. Mẹ nên thay bỉm cho con thường xuyên. Bình thường, sau khoảng 4-5 tiếng mẹ nên kiểm tra và thay bỉm cho trẻ. Khi thay nên lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm và để khô thoáng khí mới đóng bỉm khác cho bé.

Bác sĩ Tạ Việt Cường – Phòng khám Nam khoa, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng khẳng định: Việc dùng bỉm hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc sinh sản của các bé trai sau này. Chính tổ chức da của vùng tinh hoàn có chức năng co hoặc giãn để đảm bảo nhiệt độ vùng tinh hoàn 35o C nên trừ khi sống ở vùng có nhiệt độ quá nóng còn hầu hết các em bé đều được ở trong phòng mát hoặc có nhiệt độ trung bình là 28 oC nên dùng bỉm cũng không gây ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn về sau.

Bên cạnh ưu điểm tiết kiệm thời gian cho mẹ, việc dùng bỉm có nguồn gốc, xuất xứ an toàn sẽ hạn chế việc viêm nhiễm cho bé do quá trình sản xuất bỉm có kiểm duyệt theo tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế.

Bác sĩ Tạ Việt Cường - Phòng khám Nam khoa, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng khẳng định: Việc dùng bỉm không ảnh hưởng đến việc vô sinh của bé trai sau này

Nên chọn bỉm mềm có khả năng thấm hút cao, có chất liệu khử mùi, màng chống ngăn tốt để bé dù có ở tư thế vận động nào cũng không bị trào ngược chất thải.

Tuy nhiên, bác sĩ Cường cũng khuyên: ban ngày nên để vùng kín của bé trai thoáng khoảng 2-3 tiếng. Tốt nhất, mẹ nên tạo thói quen cho bé tự giác trong chuyện vệ sinh. Khoảng 3-4 giờ tập cho bé đi vệ sinh 1 lần. Điều đó sẽ tốt hơn khi đóng bỉm thường xuyên cho con. Vào mùa hè hạn chế đóng bỉm cho con, chỉ nên dùng bỉm vào buổi tối.

Tuyệt đối không dùng các loai bỉm quá chặt sẽ gây rát, ngứa và khó chịu cho bé. Với những trường hợp bé bị dị ứng nên ngừng ngay loại bỉm bé đang sử dụng và đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được tư vấn, chữa trị kịp thời.

[Theo Khám Phá]

Hiện nay, không phải mẹ nào cũng có nhiều thời gian cũng như khả năng nhận biết chính xác lúc nào bé đi vệ sinh. Vậy nên việc cho bé đóng bỉm nhiều là giải pháp được nhiều gia đình tại Việt Nam lựa chọn. Tuy nhiên, việc đóng bỉm nhiều cho bé có thể gây ra một số triệu chứng ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khoẻ của bé. Vì thế, câu hỏi được đặt ra ở đây là trẻ sơ sinh đóng bỉm nhiều có tốt không ? Cùng Vnshop tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh có nên đóng bỉm hay không ?

Trong giai đoạn chăm trẻ sơ sinh, không phải lúc nào cha mẹ cũng biết được chính xác thời gian mà bé đi vệ sinh vậy nên nhiều gia đình cũng không thể tránh khỏi tình trạng trẻ “bĩnh” ra ngoài. Chính vì thế, lựa chọn các loại bỉm, tã cho bé là một điều rất cần thiết trong giai đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh với các bậc cha mẹ.

Cho bé sử dụng tã, bỉm là giải pháp hàng đầu giúp cho cha mẹ có thể yên tâm hơn khi làm các công việc khác và cũng đem lại cảm giác thoải mái cho bé. Tuy nhiên, đối với một số các gia đình khác coi việc sử dụng bỉm, tã sẽ gây cho các bé các các dị tật cũng như mắc phải các bệnh ngoài da, ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục của bé.

Thời gian thích hợp để đóng bỉm cho trẻ sơ sinh

Trong khoảng thời gian trẻ mới sinh, cha mẹ không nên cho bé sử dụng bỉm ngay vì do bỉm có kích cỡ cũng như thiết kế không phù hợp với các bé ở giai đoạn này.

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, thời gian thích hợp cho trẻ sơ sinh sử dụng bỉm là từ 2 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên thời điểm bé sử dụng bỉm ở mỗi gia đình lại khác nhau, có nhà đã cho bé sử dụng bỉm từ 2 tuần tuổi, một số khác lại cho rằng độ tuổi thích hợp cho bé sử dụng bỉm là phải sau 3, 4 tháng tuổi.

Hơn nữa, các tin đồn về việc cho trẻ sơ sinh đóng bỉm sớm có thể gây vô sinh và chân vòng kiềng là hoàn toàn không chính xác. Vì vậy, cha mẹ không phải lo lắng nhiều về vấn đề này khi đóng bỉm cho bé.

Vậy cho trẻ đóng bỉm nhiều có tốt không ?

Điều này mặc dù có thể tiết kiệm được nhiều thời gian cho cha mẹ tập trung vào những công việc khác cũng như giúp cho bé thoải mái vận động nên nhiều mẹ sẵn sàng để cho bé dùng bỉm cả này. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm vì nếu các mẹ có bé đóng bỉm nhiều sẽ gây hại cho làn da cũng như sức khoẻ yếu ớt của bé, khiến cho bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc hay thậm chí còn có thể khiến cho bé bị hăm.

Không chỉ gây ảnh hưởng đến làn da và sức khoẻ của bé, việc cho bé đóng bỉm nhiều còn gây dựng cho bé thói quen cứ buồn vệ sinh là tự động đi luôn ngay trong bỉm, nếu như mẹ để cho tình trạng này kéo dài thì sẽ khiến cho bé mất đi phản xạ báo, gọi mẹ trong những lúc cần thiết khi trẻ đang ở độ tuổi biết nói. Điều này khiến cho trẻ mất đi khả năng kiểm soát hành vi và có thể dẫn đến việc tè dầm, ỉa đùn khi lớn.

Mách nhỏ cho mẹ một số kinh nghiệm đogns bỉm cho trẻ

Chọn bỉm cho trẻ sơ sinh rõ nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo chất lượng

Hiện nay có rất nhiều cách để tìm, lựa chọn bỉm phủ hợp với trẻ sơ sinh tuỳ theo các thuộc tính của trẻ như độ tuổi, cân nặng hoặc thậm chí cha mẹ còn có thể chọn bỉm cho bé tuỳ theo các hãng sản xuất.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về cách chọn bỉm cho trẻ sơ sinh qua bài viết sau: Tất tần tật các cách lựa chọn bỉm cho trẻ em dành cho các mẹ.

Thay bỉm thường xuyên cho bé

Với những gia đình cho bé đóng bỉm thường xuyên, cha mẹ nên chú ý phải thay bỉm cho bé thường xuyên khoảng từ 2 – 3 giờ một lần với trẻ sơ sinh, 4 – 5 giờ đối với những trẻ lớn hơn và thay bỉm ngay khi bé đi nặng.

Tuy nhiên một số gia đình hiện nay, do vì quá bận rộn hay vì để tiết kiệm nên nhiều cha mẹ đã đợi bỉm cho đến khi ướt sũng rồi mới thay cho bé mà không biết rằng điều này có thể khiến cho các vi khuẩn tấn công làn da và cơ thể của bé.

Dùng bỉm đúng với kích cỡ của bé

Nếu mẹ đóng bỉm quá rộng hay quá chật thì đều gâu khó chịu cho bé cũng như không đảm bảo an toàn về sức khoẻ của bé. Nếu mẹ đóng bỉm cho bé quá rộng thì khi bé đi vệ sinh sẽ bị tràn ra ngoài. Còn nếu như bỉm quá chật sẽ làm cho bé khó chịu, bí bách, ngứa ngáy. Vì thế trước khi chọn mua bỉm cho bé, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ thông số để chọn được loại bỉm phù hợp với cân nặng, độ tuổi của con.

Và các mẹ đừng quên, không nên cho bé đóng bỉm

Điều này rất nguy hiểm với làn da non nớt của bé, có có thể khiến cho bé bị viêm loét da, hăm tã, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Với trẻ nhỏ vẫn dùng bỉm thường xuyên, mỗi lần thay bỉm, bố mẹ nên để cho cơ thể trẻ tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài một lúc trước khi đóng bỉm mới. Còn đối với trẻ lớn hơn, nên bỏ bỉm dần cho trẻ và rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào bô.

Qua bài viết trên, Vnshop mong rằng phần nào đã giúp cho các mẹ giải đáp được câu hỏi Trẻ sơ sinh đóng bỉm nhiều có tốt không ? Hy vọng rằng các thông tin được đưa ra ở trên sẽ hỗ trợ tốt cho các mẹ trong giai đoạn chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Xin chân thành cảm ơn các mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và xin hẹn gặp lại các mẹ ở những bài viết tiếp theo.

Video liên quan

Chủ Đề