Bến tre đồng khởi vào ngày tháng năm nào năm 2024

Cục công tác đảng và công tác chính trị Bộ Công an vừa ban hành Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 60 năm phong trào Đồng khởi [1960-2020] và 60 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi [17/01/1960- 17/01/2020].

Đồng Khởi là phong trào do những thành viên Việt Minh ở lại miền Nam Việt Nam kêu gọi nhân dân nổi dậy đồng loạt chống lại Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Trước hết là những vùng nông thôn rộng lớn ở miền Nam Việt Nam và cả vùng núi Nam Trung bộ Việt Nam. Phong trào này diễn ra từ cuối năm 1959, đỉnh cao là năm 1960, nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở nông thôn của chính phủ Việt Nam Cộng hòa thời kỳ Ngô Đình Diệm, dẫn đến một phần đáng kể của nông thôn miền Nam đã thành vùng do những người cộng sản kiểm soát, dẫn đến sự thành lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Nguyên nhân

Tháng 5/1959, Ngô Đình Diệm ban hành Đạo luật 10/59 công khai “đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật” và tiến hành tàn sát, bắt giữ hàng chục vạn thành viên Việt Minh và những người dân ủng hộ Việt Minh, đồng thời dùng máy chém xử tử một số người. Ước tính vài trăm ngàn người bị bắt giữ và xử bắn hàng vạn người.

Tháng 1/1959, diễn ra hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đã quyết định “cho phép lực lượng cách mạng miền Nam sử dụng bạo lực để đánh đổ chính quyền Mỹ–Diệm“. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để lật đổ chính quyền Mỹ-Diệm, cao trào diễn ra ở các địa phương: Bác Ái [02/1959], Trà Bồng [08/1959]… phong trào lan nhanh ra khắp miền Nam, đặc biệt là phong trào Đồng khởi ở tỉnh Bến Tre. 17/1/1960, tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre diễn ra cuộc biểu tình phản đối [về sau lấy ngày 17/1 là ngày kỷ niệm], sau đó lan ra các huyện Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri… làm bộ máy chính phủ Việt Nam Cộng hòa hoang mang.

Từ Bến Tre, phong trào lan rộng ra khắp miền Nam Việt Nam, Tây Nguyên, và các nơi khác ở miền Trung. Cuối năm 1960, phong trào đã làm chủ nhiều thôn xã ở miền Nam, Tây Nguyên, và ven biển miền Trung Việt Nam.

Sự thành công của phong trào đã chiếm được nhiều vùng rộng lớn và thúc đẩy sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam [20/12/1960].

Diễn biến

Đêm 2 tháng 1 năm 1960, ban lãnh đạo tỉnh Bến Tre họp tại xã Tân Trung, quyết định: “phát động một tuần lễ toàn dân đồng khởi, diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp, giải phóng nông thôn, làm chủ ruộng vườn” và quyết định khởi nghĩa thống nhất từ ngày 17 tháng 1 đến ngày 25 tháng 1. Điểm đột phá tại cù lao Minh [gồm 3 huyện Minh Tân, Mỏ Cày, Thạnh Phú], điểm chính ở Mỏ Cày.

Ngày 17 tháng 1 năm 1960, theo kế hoạch đã định, cuộc Đồng khởi nổ ra đúng như dự kiến tại ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh [huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre] và kiểm soát hoàn toàn các xã sau 2 ngày. Trung đội quân giải phóng đầu tiên của Bến Tre thành lập tại vườn dừa, xã Bình Khánh.

Sau đó, phong trào chuyển hướng sang Giồng Trôm, tập trung ở các xã trọng điểm Châu Hòa, Châu Bình và Phong Mỹ dưới sự lãnh đạo của nữ tướng Nguyễn Thị Định.

Từ thắng lợi trên, trong vòng một tuần [17 đến 24 tháng 1], 47 xã ở Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú nổi dậy. Lực lượng nổi dậy làm chủ nhiều ấp, trong đó hoàn toàn làm chủ 22 xã.

Trước tình hình phong trào ngày càng mở rộng, quân lực Việt Nam Cộng hòa phản kích lại. Ngày 22 tháng 2, 1 đại đội từ Mỏ Cày tiến vào Phước Hiệp. Ngày 24 tháng 2, huy động 3.000 quân đánh vào 3 xã “điểm” [Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp]. Quân dân ba xã đã dùng các vũ khí thô sơ phản kích, điển hình là súng ngựa trời. Cuộc tấn công thất bại. Từ Bến Tre, phong trào Đồng Khởi lan khắp miền Nam, làm lung lay bộ máy Việt Nam Cộng hòa tại các cấp địa phương.

Từ những tháng lợi trên, Xứ ủy Nam Bộ Đảng Lao động Việt Nam đề nghị Trung ương Đảng nâng đấu tranh vũ trang lên ngang với đấu tranh Chính trị.

Ngày 25 tháng 3 năm 1960, hơn 10.000 quân hỗn hợp thủy-bộ-biệt kích-dù tiến vào vây quét các xã “điểm” ở huyện Mỏ Cày. Trước tình hình trên, lãnh đạo Bến Tre quyết định dùng biện pháp chính trị, phát động quần chúng, đặc biệt là phụ nữ.

Tháng 3 năm 1960, hơn 7.000 phụ nữ Giồng Trôm biểu tình đòi các đơn vị quân chủ lực của chính phủ đang càn quét phải rút về vị trí cũ.

Tháng 6 năm 1960, các chi bộ của những người cộng sản quyết định phát động Đồng khởi trong toàn Nam Bộ.

Ngày 24 tháng 9 năm 1960, những người cộng sản ở Bến Tre phát động cuộc Đồng khởi lần hai. Bấy giờ, phong trào không chỉ diễn ra ở những nơi họ nghĩ là có thể thắng thế mà còn dám phát động ngay cả ở những vùng yếu khác.

Theo đó, nội dung tuyên truyền làm rõ bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của Phong trào Đồng khởi năm 1960, mà đỉnh cao là Đồng khởi ở Bến Tre; khẳng định phong trào Đồng khởi năm 1960 là một bước ngoặt chiến lược, đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế phòng ngự, gìn giữ lực lượng sang thế tiến công và liên tiếp tiến công địch; làm rung chuyển và báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Mỹ – Ngụy; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc ban hành Nghị quyết 15 và sự vận dụng linh hoạt của Đảng bộ, chính quyền địa phương là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc Đồng khởi Bến Tre và phong trào Đồng khởi năm 1960.

Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân, về nghệ thuật quân sự, về tinh thần anh dũng, ý chí quật cường, sự mưu trí, sáng tạo, quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; tôn vinh, tri ân công lao của các cán bộ, chiến sĩ, các tướng lĩnh và nhân dân đã có đóng góp to lớn trong phong trào Đồng khởi và trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược; giáo dục, phát huy lòng yêu nước và công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, cùng vượt mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Tuyên truyền phát huy truyền thống cách mạng và những bài học kinh nghiệm của Phong trào Đồng khởi trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; tập trung tuyên truyền sâu đậm những thành tựu to lớn và ý nghĩa lịch sử của đất nước sau 45 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nhất là trong hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo và khởi xướng.

Tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm diễn ra ở địa phương; đấu tranh phản bác thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước.

Chủ Đề