Bệnh khúc xạ và điều tiết mắt là gì năm 2024

Trong thế giới hiện đại, với cường độ làm việc và học tập cao, tật khúc xạ đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến và đáng lo ngại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tật khúc xạ và cách nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tật khúc xạ, các nguyên nhân gây ra nó và những biện pháp phòng tránh kịp thời, cũng như giải pháp điều trị dứt điểm.

.png)Người mắc tật khúc xạ

1. Tật khúc xạ là gì?

Mắt chính thị là mắt không có dấu hiệu bất thường ở hệ thống quang học (giác mạc, thể thủy tinh, dịch kính) nên các tia sáng từ vô cực hội tụ đúng trên võng mạc, giúp ta nhìn rõ vật. Ngược lại, mắt có tật khúc xạ là mắt xuất hiện những bất thường trong thành phần quang học, khiến các tia sáng hội tụ trước hoặc sau võng mạc làm hình ảnh của vật mà ta nhìn thấy bị mờ nhòe.

Bệnh khúc xạ và điều tiết mắt là gì năm 2024

Tật khúc xạ khiến bệnh nhân nhìn không rõ, mỏi mắt, co quắp mi ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp, tật khúc xạ có thể gây lác, nhược thị.

Nguyên nhân gây nên tật khúc xạ có thể kể đến như:

  • Bẩm sinh, di truyền.
  • Tổn thương do chấn thương mắt.
  • Tác động của do thói quen sinh hoạt chủ quan như thời gian, mức độ, cường độ sử dụng mắt.
  • Môi trường xung quanh như cường độ ánh sáng quá tối, vật cần quan sát ở vị trí quá gần.

2. Phân loại tật khúc xạ

Cận thị

Ở mắt cận thị, điểm hội tụ của các tia sáng nằm phía trước võng mạc, do đó người bị cận thị có thể nhìn rõ mục tiêu ở khoảng cách gần, nhưng hình ảnh mờ nhòe khi nhìn ở cự ly xa hơn. Dấu hiện nhận biết cận thị có thể kể đến như bệnh nhân thường xuyên nheo mắt, chớp mắt để nhìn rõ mục tiêu, mỏi mắt đi kèm với đau đầu, lác mắt (thường xuất hiện ở người có độ cận thị cao).

Một trong những nguyên nhân gây ra cận thị thường gặp là lực khúc xạ lớn hơn bình thường. Nếu mắt phải nhìn gần thường xuyên, sau một thời gian dài thể thủy tinh phồng lên làm tăng độ cong của giác mạc, từ đó thay đổi độ khúc xạ của mắt. Bên cạnh đó, trục nhãn cầu dài hơn bình thường cũng là nguyên do gây cận thị chủ yếu với các hệ quả nghiêm trọng như thị lực giảm sút, độ cận tăng nhanh, ảnh hưởng xấu đến võng mạc.

Về yếu tố bẩm sinh, những người có cả cha mẹ bị cận thị có khả năng bị cận thị từ 20-30%, ở những người không có bố mẹ bị cận thị, tỷ lệ này là 2,5%. Nếu dựa theo yếu tố thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, người có những thói quen gây hại cho mắt như học tập, làm việc với trong môi trường không đủ sáng, khoảng cách giữa mắt và các thiết bị điện tử quá gần,.. có nguy cơ bị cận thị cao gấp nhiều lần người bình thường.

Cận thị có thể được phòng ngừa bằng cách duy trì những thói quen làm việc và sinh hoạt hợp lý, đặc biệt là những thói quen sử dụng mắt, như giữ tư thế ngồi đúng, giữ khoảng cách hợp lý giữa mắt và màn hình điện tử khi học tập, làm việc, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trong bóng tối, tăng tần suất nghỉ ngơi giữa giờ làm việc và tập thể dục mắt áp dụng quy tắc 20-20-20 (nghỉ ngơi 20 giây mỗi 20 phút làm việc và nhìn ra xa 20 feet – khoảng 6 mét).

Bệnh khúc xạ và điều tiết mắt là gì năm 2024
Hình ảnh trên mắt cận thị

Viễn thị

Ở mắt bị viễn thị, ánh sáng đi vào mắt sẽ hội tụ phía sau nhãn cầu, làm cho người bị viễn thị có thể nhìn rõ những vật ở xa nhưng gặp khó khăn khi nhìn gần.

Nguyên nhân gây ra viễn thị là do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác xảy ra với tỷ lệ ít hơn như lực khúc xạ yếu, giác mạc dẹt (độ cong của giác mạc nhỏ), sẹo giác mạc,…

Các triệu chứng của viễn thị có thể kể đến như khó khăn khi nhìn gần, đau đầu, mỏi mắt, mỏi điều tiết, cảm thấy chóng mặt sau một khoảng thời gian phải tập trung nhìn gần lâu, ví dụ như đọc sách.

Mọi em bé sinh ra đều mắc viễn thị do ở thời điểm đó nhãn cầu chưa phát triển hoàn thiện, trục nhãn cầu ngắn. Dần dần, theo quá trình phát triển, trục nhãn cầu dài ra tương xứng với sự phát triển của cơ thể, tật viễn thị dần được khắc phục, đưa mắt về lại chính thị.

Bệnh viễn thị là do cấu trúc mắt nên không có biện pháp phòng tránh.

Bệnh khúc xạ và điều tiết mắt là gì năm 2024
Hình ảnh trên mắt viễn thị

Loạn thị

Ở mắt loạn thị, các tia sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, thay vì một điểm, làm cho hình ảnh nhận biết được mờ nhòe, có cảm giác như hoa mắt. Loạn thị thường đi kèm với cận thị hoặc viễn thị. Nguyên nhân phổ biến là do giác mạc có hình dạng cầu không đều, làm mất khả năng hội tụ ánh sáng trên các trục.

Loạn thị có các triệu chứng như hình ảnh mờ nhòe ở mọi khoảng cách, xuất hiện 2-3 bóng mờ, khó khăn khi nhìn trong điều kiện ánh sáng tối, mỏi mắt,…

Người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc tật loạn thị. Khả năng sẽ cao hơn nếu có bố mẹ bị loạn thị, hoặc có những sự bất thường ở giác mạc như sẹo giác mạc hoặc giác mạc hình chóp.

Bên cạnh loạn thị do di truyền hoặc bẩm sinh, loạn thị phát sinh có thể được ngăn ngừa bằng cách chăm sóc tốt cho sức khỏe đôi mắt. Các thói quen như làm việc trong điều kiện ánh sáng thích hợp, để mắt nghỉ ngơi tránh mỏi, tức mắt, tập thể dục mắt vào giờ giải lao đều có tác dụng ngăn ngừa loạn thị.

Bệnh khúc xạ và điều tiết mắt là gì năm 2024
Hình ảnh trên mắt loạn thị

3. Các phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ

Đeo kính

Sau quá trình kiểm tra thị lực, bệnh nhân sẽ được cấp một đơn kính có thông số phù hợp với độ khúc xạ trên mắt. Bệnh nhân có thể lựa chọn đeo kính gọng hoặc kính áp tròng mềm. Trong trường hợp lựa chọn đeo kính, người bệnh được khuyến cáo đeo kính đúng số, liên tục để hạn chế tiến triển cận thị, tránh nguy cơ nhược thị.

Bệnh tật khúc xạ mắt là gì?

Tật khúc xạ là hiện tượng ánh sáng từ vật không truyền đến võng mạc mà ở trước hoặc ở sau hoặc nhiều điểm trên võng mạc dẫn đến hình ảnh của vật sẽ bị mờ, chúng ta sẽ nhìn không rõ được vật. Tật khúc xạ có 04 loại: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, Lão thị.

Khi bị tật khúc xạ sẽ có triệu chứng gì?

Triệu chứng chính của tật khúc xạ là không nhìn rõ các vật ở xa, vật ở gần hoặc cả hai. Vì vậy, tầm nhìn của người mắc tật khúc xạ thường mơ hồ. Người mắc tật khúc xạ thường có biểu hiện nheo mắt kéo dài, hoặc nhìn quá lâu vào một vật gì đó (ví dụ: nhìn lâu vào màn hình máy tính) sẽ có hiện tượng mỏi mắt.

Tật khúc xạ có thể được điều chỉnh bằng gì?

Các phương pháp điều trị tật khúc xạ bao gồm kính đeo mắt, kính áp tròng Kính áp tròng Kính áp tròng cung cấp tầm nhìn ngoại vi tốt hơn kính đeo mắt và có thể được kê đơn để điều chỉnh những điều sau đây: Cận thị Viễn thị Loạn thị Bất đồng khúc xạ hai mắt đọc thêm , và phẫu thuật khúc xạ (Xem Tổng quan về tật khúc xạ.)

Tật khúc xạ ở trẻ em là gì?

Tật khúc xạ là tình trạng ánh sáng sau khi đi vào mắt không thể hội tụ được vị trí đúng trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được ở mắt bị mờ, nhòe hoặc méo mó. Ở trẻ em có các loại tật khúc xạ thường gặp sau: – Cận thị: là tật khúc xạ phổ biến nhất, thường xuất hiện ở độ tuổi đi học.