Bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu

Ung thư dạ dày là căn bệnh không ai mong muốn, nhưng lại đang ngày càng có nhiều người mắc phải. Những người bị bệnh sẽ quan tâm đến vấn đề cách chữa trị như thế nào, các lưu ý khi bị bệnh và đặc biệt muốn biết ung thư dạ dày sống được bao lâu.

Tỷ lệ sống sót với người bị ung thư dạ dày qua từng giai đoạn

Tùy từng giai đoạn khác nhau của bệnh ung thư dạ dày mà người bệnh có tuổi thọ khác nhau, ở những giai đoạn đầu, khi càng phát hiện sớm thì người bệnh càng có khả năng sống lâu hơn các giai đoạn cuối.  Chúng ta tìm hiểu các giai đoạn khác nhau của bệnh để biết ung thư dạ dày sống được bao lâu.

Ung thư dạ dày giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1 của căn bệnh ung thư dạ dày, người bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn là 1A và 1B. Vậy giai đoạn này, bệnh nhân bị ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Giai đoạn 1A

Đây là giai đoạn đầu khi mới xuất hiện ung thư, các tế bào ung thư chưa xâm nhập vào lớp cơ chính của thành dạ dày cũng như các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Bệnh nhân khi bị mắc ung thư dạ dày giai đoạn 1A thường sẽ sống được tối thiểu là 5 năm, sau 5 năm đầu, tỷ lệ số người tiếp tục duy trì tuổi thọ của mình là khoảng 71%.

Giai đoạn 1B

Ở giai đoạn 1B là khi các tế bào ung thư dạ dày bắt đầu xâm nhập đến một hoặc hai hạch bạch huyết gần với dạ dày hoặc lan vào lớp cơ của thành dạ dày. Bệnh nhân giai đoạn 1B cũng sẽ sống được ít nhất là 5 năm, và số lượng người tiếp tục có khả năng sống sau 5 năm là 57%.

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 sống được bao lâu

Ung thư dạ dày sống được bao lâu ở giai đoạn 2

Bệnh nhân ở giai đoạn 2 của ung thư dạ dày thường có tình trạng sức khỏe kém hơn nhiều so với giai đoạn 1 và tất nhiên tỷ lệ sống lâu cũng sẽ thấp hơn. Ung thư dạ dày giai đoạn 2 cũng có 2 giai đoạn nhỏ là 2A và 2B. Bệnh nhân giai đoạn 2 của ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Giai đoạn 2A

Bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư dạ dày giai đoạn 2 nếu trong trường hợp tế bào ung thư đã xâm nhập vào 3-6 hạch bạch huyết gần kề. Hoặc có thể các tế bào này lan đến các lớp cơ chính của thành dạ dày và 1- 2 hạch bạch huyết gần kề. Ngoài ra có trường hợp tế bào ung thư chưa lan đến hạch bạch huyết nhưng đã tiếp cận đến lớp cơ chính của thành dạ dày và lớp dưới thanh mạc.

Tỷ lệ bệnh nhân có tuổi thọ sau 5 năm đối với giai đoạn này là 46%.

Giai đoạn 2B

Ung thư dạ dày ở giai đoạn 2B xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Các tế bào ung thư đã xâm nhập nhiều hơn 7 hạch bạch huyết gần kề nhưng chưa lan đến lớp cơ chính của thành dạ dày.
  • Tế bào ung thư tấn công lớp cơ chính của thành dạ dày và 3-6 hạch bạch huyết gần kề.
  • Vượt qua lớp cơ chính của thành dạ dày, các tế bào ung thư tiếp tục tấn công lớp dưới thanh mạc và lan đến 1-2 hạch bạch huyết gần kề.
  • Các tế bào ung thư đã tấn công được vào thanh mạc phủ bên ngoài dạ dày nhưng chưa tiếp cận được các hạch bạch huyết.

Bệnh nhân ở giai đoạn này có tuổi thọ ngắn hơn, số người sống được sau 5 năm chỉ chiếm 33%.

Có thể bạn quan tâm

TOP 7 phương pháp chữa ung thư dạ dày bằng thuốc Nam không thể bỏ lỡ

Ung thư dạ dày giai đoạn 2

Ở giai đoạn 3 – Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 đã là tình trạng cực kỳ đáng báo động. Người bị ung thư dạ dày giai đoạn này sẽ trải qua 3 giai đoạn nhỏ là 3A, 3B và 3C.

Giai đoạn 3A

Các trường hợp được chẩn đoán là ung thư dạ dày giai đoạn 3A:

  • Tế bào ung thư đã tấn công lớp cơ chính của thành dạ dày và 7 hạch bạch huyết gần kề.
  • Tế bào ung thư tấn công vào lớp dưới thanh mạc và 3-6 hạch bạch huyết gần kề.
  • Tế bào ung thư tấn công trực tiếp vào thanh mạc và 1-2 hạch bạch huyết gần kề.

Những người bị ung thư dạ dày giai đoạn 3A thường có tuổi thọ sống sau 5 năm là 20%.

Giai đoạn 3B

Bệnh nhân bị ung thư dạ dày ở giai đoạn 3B sẽ xuất hiện trường hợp:

  • Tế bào ung thư xâm nhập hơn 7 hạch bạch huyết gần kề nhưng chưa tiếp cận đến thanh mạc.
  • Tế bào ung thư đã tấn công trực tiếp vào thanh mạc và 3-6 hạch bạch huyết gần kề.
  • Tế bào ung thư đã vượt qua được thanh mạc và tấn công các cơ quan nội tạng lân cận như gan, tụy, lá lách, ruột non,… và có thể tiếp cận 1-2 hạch bạch huyết gần kề.

Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị ung thư dạ dày thường sống được 4-5 năm, tỷ lệ số người sống sót sau 5 năm chỉ là 14%.

Giai đoạn 3C

Giai đoạn 3C là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã tấn công đến thanh mạc và nhiều hơn 7 hạch bạch huyết. Chúng cũng có thể lan đến các cơ quan nội tạng gần cạnh dạ dày và bắt đầu làm tổn thương các cơ quan này, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh nhân đang ở giai đoạn 3C của ung thư dạ dày thường có tỷ lệ sống sau 5 năm khá thấp, chỉ chiếm khoảng 9%.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3

Ung thư dạ dày sống được bao lâu với bệnh nhân giai đoạn 4

Ung thư dạ dày giai đoạn 4 hay chính là ung thư giai đoạn cuối, ung thư dạ dày di căn. Bệnh nhân ở giai đoạn này phải chịu rất nhiều đau đớn do các tế bào ung thư đã tấn công và đang dần phá hủy các cơ quan ở gần và cả ở xa dạ dày. Những người bị ung thư giai đoạn cuối thường có tuổi thọ ngắn, số bệnh nhân có thể sống sau 5 năm là 4%.

Tuổi thọ của bệnh nhân

Lưu ý chăm sóc cho người bị đau dạ dày

Người bị bệnh, nhất là bệnh đau dạ dày cần được chăm sóc và có những chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập phù hợp, để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Vì vậy khi chăm sóc người bị đau dạ dày, cũng cần chú ý những điều sau:

Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ bữa hay ăn những loại thực phẩm có hại cho dạ dày là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau dạ dày. Vậy nên, kể cả người bệnh và người nhà nên thay đổi thói quen ăn uống thiếu khoa học này, bổ sung vào thực đơn các món ăn tốt cho đường tiêu hóa như tinh bột, vitamin, chất xơ có trong một số loại rau, củ, quả, hạt,… để người bệnh tránh được những cơn đau dạ dày khó chịu. Ngoài ra, luôn phải chú ý đến thói quen uống bia, rượu, các loại thức uống có cồn hay cafein để loại bỏ ngay lập tức trước khi tình trạng đau dạ dày chuyển biến xấu hơn.

Giữ tinh thần thoải mái

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Nếu đang bị đau dạ dày, bạn tuyệt đối phải giữ cho tinh thần mình thoải mái, tránh đưa bản thân vào những tình huống khó chịu, áp lực. Người nhà của bệnh nhân bị ung thư dạ dày cũng không nên tạo căng thẳng cho bệnh nhân, dễ khiến cho bệnh tình trở nên xấu hơn.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh hơn nếu được tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục cũng giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, giúp kháng viêm, diệt khuẩn và cải thiện tình trạng người bệnh tốt hơn.

Đưa bệnh nhân đến bác sỹ ngay nếu xảy ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Người nhà của bệnh nhân bị ung thư dạ dày phải để ý đến người bệnh nhiều hơn. Nếu người bệnh có các triệu chứng như đau dữ dội, nôn ra máu, chóng mặt, tay chân trắng bệch, sốt cao, ngay lập tức đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để có những phương pháp điều trị kịp thời.

Ung thư dạ dày có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, vì vậy, chúng ta cần lưu ý đến sức khỏe của bản thân và gia đình, để có thể có cách xử lý nếu có dấu hiệu ung thư. Ngoài ra, nếu đang trong giai đoạn bị ung thư dạ dày, bạn cần bình tĩnh tìm hiểu về căn bệnh này, không nên quá hoang mang, lo lắng sẽ có thể làm tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Bạn cũng có thể theo dõi các giai đoạn bệnh để có thể biết được bệnh nhân bị ung thư dạ dày sống được bao lâu.

Phẫu thuật ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Thông thường với ung thư dạ dày, sau khi phẫu thuật triệt để [cắt bỏ hoàn toàn], tỷ lệ sống sót trong 5 năm là khoảng 90% đối với ung thư giai đoạn I, 70% đối với ung thư giai đoạn II, 30 đến 50% đối với ung thư giai đoạn III, và 10% đối với ung thư giai đoạn IV.

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 sống được bao nhiêu năm?

Dựa vào những đặc điểm trên để chuyên gia y tế đưa ra đáp án cụ thể cho câu hỏi bệnh nhân, theo các nghiên cứu thì: 60 trong số 100 người [60%] bị ung thư dạ dày giai đoạn 2A sẽ sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi được chẩn đoán.

Ung thư dạ dày tiến triển trong bao lâu?

Ung thư dạ dày tiến triển trong bao lâu? Bệnh ung thư dạ dày bắt đầu hình thành ở lớp niêm mạc, dần dần phát triển thành khối u với tính chất chậm rãi trong nhiều năm. Do đó, nếu có các triệu chứng bệnh cùng với các yếu tố nguy cơ khác thì bạn cần đi khám để được sàng lọc và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 có thể sống được bao lâu?

Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3B có tỷ lệ sống sau 5 năm là khoảng 14%. Đối với ung thư dạ dày giai đoạn 3C, tế bào ác tính đã xâm lấn đến thanh mạc và ít nhất 7 hạch lympho. Giai đoạn 3C cũng được xác định khi tế bào ung thư xâm lấn đến các cơ quan gần dạ dày và xuất hiện trong từ 3 hạch bạch huyết trở lên.

Chủ Đề