Bệnh viện fv có tốt không

Vụ kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nguyên đơn là ông Nguyễn Hồng Điểu, Nguyễn Bình Khiêm và bà Nguyễn Mộng Hoàng đối với Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam (Bệnh viện FV chi nhánh tại quận 7) được TAND quận 7 xét xử chiều 11/11.

Theo hồ sơ, bà Nguyễn Thị Cận (mẹ các nguyên đơn) bị ngã gãy xương đùi, được đưa đến Bệnh viện FV điều trị từ ngày 22/2 đến 2/3/2011. Kết quả, xương đùi bệnh nhân tiến triển tốt nhưng tình trạng suy thận ngày càng nặng, sức khỏe yếu. Cụ bà sau đó được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng tình trạng không cải thiện. Bệnh nhân tiếp tục được chuyển sang Viện tim TP HCM, đến ngày 20/3/2011 tử vong do sốc nhiễm trùng phổi nặng.

Các con của bà Cận đề nghị Bệnh viện FV làm rõ trách nhiệm trong việc điều trị thận cho bệnh nhân. Phía bệnh viện khẳng định cách điều trị là có hiệu quả, trước đó Bệnh viện Chợ Rẫy đã từ chối phẫu thuật cho bệnh nhân vì tình trạng sức khỏe quá xấu và đang suy thận mạn giai đoạn cuối, bị cao huyết áp... Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng gãy xương đùi trái, chấn thương gây đau đớn, bệnh viện giải thích là không có chạy thận thường niên nhưng gia đình vẫn chấp nhận điều trị tại đây.

Sau ba lần chạy thận, khi chụp X-quang phát hiện bệnh nhân quá tải dịch, Bệnh viện FV đã trao đổi với người nhà để thực hiện chạy thận lần thứ tư giảm quá tải dịch nhưng gia đình từ chối, kiên quyết đưa bệnh nhân qua Bệnh viện Chợ Rẫy. Lúc xuất viện tình trạng bệnh nhân ổn định, hô hấp tốt không than đau, không có nguy cơ tử vong.

Gia đình bà Cận cho rằng Bệnh viện FV không trả lời thỏa đáng, khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sau đó thay đổi yêu cầu buộc bị đơn bồi thường 1.000 đồng thiệt hại tinh thần và phải cải chính, xin lỗi về nội dung đã phát ngôn trên báo chí.

TAND quận 7 yêu cầu giám định. Trung tâm Pháp y, Sở Y tế TP HCM kết luận, bà Cận chết do suy thận mạn giai đoạn cuối. Bệnh viện FV đã đánh giá và điều trị chưa phù hợp trong việc chạy thận nhân tạo. Viện Pháp y quốc gia cũng kết luận, việc phẫu thuật xương đùi trái thể hiện thái độ tích cực nhưng không tiên lượng được khả năng diễn biến của bệnh nhân.

Không chấp nhận các kết luận này, bị đơn yêu cầu Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thành lập Hội đồng chuyên môn giám định lại, kết luận: quá trình chạy chận nhân tạo cho bệnh nhân có ứ dịch nhưng không phải là nguyên nhân chính gây tử vong. Nguyên nhân tử vong do sốc nhiễm trùng nhưng không có giải phẫu tử thi nên không thể xác định.

Quá trình xét xử, đại diện nguyên đơn cho rằng bà Cận bị thận mạn tính, việc Bệnh viện FV chạy thận, lọc máu không hiệu quả, có sai sót đã dẫn đến biến chứng, khiến bệnh của bà trầm trọng hơn. Cả kết luận giám định của Sở Y tế và Trung tâm Pháp y TP HCM đều kết luận điều này.

Phía nguyên đơn không chấp nhận kết quả giám định của Cục Quản lý khám chữa bệnh vì cho rằng Hội đồng chuyên môn giám định lại là do phía bị đơn tự thực hiện. "Việc đòi bồi thường 1.000 đồng là để bệnh viện thấy rõ cái sai của mình chứ không phải vì trục lợi", nguyên đơn nêu.

Sau khi nghị án, HĐXX cho rằng đủ căn cứ xác định Bệnh viện FV chạy thận cho bà Cận không hiệu quả; bác sĩ thiếu kinh nghiệm đánh giá, điều trị. Kết quả giám định của Hội đồng chuyên môn Cục Quản lý Khám chữa bệnh là do bệnh viện tự yêu cầu thực hiện nên không có cơ sở chấp nhận.

Từ đó, tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các con bà Cận, buộc Bệnh viện FV xin lỗi gia đình bệnh nhân, cải chính thông tin trên báo với nội dung "chúng tôi xin nhận thiếu sót là do bác sĩ thiếu kinh nghiệm trong đánh giá và điều trị cho người bệnh, chẩn đoán chưa phù hợp với bệnh nhân khi ra chỉ định chạy thận nhân tạo. Xin chân thành xin lỗi gia đình bệnh nhân bà Nguyễn Thị Cận"; đồng thời bồi thường 1.000 đồng cho nguyên đơn.

Bệnh viện FV được thành lập vào tháng 3/200, là bệnh viện tư nhân đầu tiên trên địa bàn thành phố đạt chứng nhận chất lượng JCI. Bệnh viện có hơn 950 nhân viên, gồm 194 bác sĩ, trong đó có 16 bác sĩ là người nước ngoài, cung cấp dịch vụ chăm sóc của hơn 30 chuyên khoa, bệnh viện có quy mô 230 giường bệnh. Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho người dân Việt Nam, bệnh viện FV còn tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân từ các nước lân cận như Campuchia, Lào và Myanmar.

Bệnh viện FV đạt chứng nhận chất lượng JCI (Joint Commission International) từ năm 2016, và được thẩm định lại lần hai vào tháng 1/2019 với số điểm đạt 99%, qua đó đạt được chứng nhận JCI lần thứ hai liên tiếp cho giai đoạn 2019 – 2022. Để có được chứng nhận này, bệnh viện FV đã phải vượt qua quá trình thẩm định với 14 chương; 287 tiêu chuẩn và 1.200 tiêu chí đo lường của tổ chức quốc tế chuyên đánh giá và công nhận chất lượng bệnh viện “The Joint Commission International”. Các tiêu chí chất lượng quốc tế này đòi hỏi bao quát toàn bộ các hoạt động chăm sóc bệnh nhân của bệnh viện, từ khâu tiếp nhận hồ sơ bệnh nhân, thăm khám, điều trị cho đến khi xuất viện.

Điểm đáng được ghi nhận chính là bệnh viện FV đã đầu tư nguồn lực theo hướng để giữ chân người Việt không phải ra nước ngoài để chữa bệnh, tiến đến thu hút khách nước ngoài đến chữa bệnh tại bệnh viện. Điển hình như Trung tâm Hy Vọng là một trung tâm điều trị ung thư của Bệnh viện FV mới đi vào hoạt động hơn 2 năm nay, trung tâm này cung cấp dịch vụ khám, chẩn đoán, xác định giai đoạn bệnh và can thiệp điều trị (bao gồm phẫu trị, xạ trị, hóa trị) tất cả các loại bệnh ung thư tại một điểm duy nhất. Song song với việc điều trị ung thư, Trung tâm Hy Vọng còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm tác dụng phụ của quá trình điều trị, tối đa hóa hiệu quả điều trị và giúp quá trình hồi phục của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn: tư vấn dinh dưỡng, tư vấn tâm lý, điều trị đau, dịch vụ chăm sóc nâng đỡ. Đứng đằng sau Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng của Bệnh viện FV là HCG, một hệ thống với hơn 20 bệnh viện chuyên về điều trị ung thư tại Ấn Độ và Châu Phi. Kế đến là đầu tư và nỗ lực để đạt công nhận chất lượng bệnh viện theo chuẩn quốc tế JCI, với việc đạt được chuẩn chất lượng này, bệnh viện FV đã được nhiều công ty BHYT quốc tế và công ty hỗ trợ bảo hiểm quốc tế chấp nhận và ký hợp đồng khám chữa bệnh cho khách hàng tham gia BHYT tư nhân.

Số lượt khám, chữa bệnh cho người nước ngoài tại bệnh viện FV chiếm khoảng 25% tổng số lượt khám, chữa bệnh tại bệnh viện, trong đó, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại thành phố đã sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện FV bao gồm người Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Canada, còn khách nước ngoài qua con đường du lịch đến khám chữa bệnh tại bệnh viện FV chủ yếu là người Campuchia.

Hướng đến phát triển Ngành Y tế Thành phố trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực các nước Đông Nam Á, bên cạnh việc tăng cường đầu tư nguồn lực để phát triển các kỹ thuật điều trị chuyên sâu ngang tầm các nước trong khu vực, một hoạt động không thể thiếu chính là chuẩn hoá chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế là điều kiện tiên quyết để các công ty bảo hiểm quốc tế ký hợp đồng KCB với các bệnh viện. Tiếp đó là phát triển du lịch y tế theo hướng chuyên nghiệp, điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngành Y tế và Ngành Du lịch, sự tham gia chủ động của các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn thành phố, không phân biệt công lập hay tư nhân.