Bị đau lưng là đau hiệu của bệnh gì năm 2024

Chào bác sĩ, gần đây tôi thường có cảm giác đau nhức ở vùng lưng, thậm chí đã nhiều ngày trôi qua nhưng vẫn không thấy khỏi, không biết đây có phải là triệu chứng của bệnh lý nào không ạ?

Đau lưng là căn bệnh phổ biến xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau

Trả lời:

Theo Ths.Bs Lưu Thị Chinh – Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Hà Nội,

Đau lưng là một vấn đề phổ biến mà rất nhiều người gặp phải nhưng lại ít được quan tâm đúng mức. Những cơn đau lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, cụ thể:

  • Đau lưng trên: Tình trạng này thường xảy ra từ cổ tới hết khung sườn. Trường hợp thường gặp nhất là ở đốt sống ngực [T1 – T12]. Các cơn đau có thể khởi phát đột ngột và biến mất hay kéo dài dai dẳng, kèm theo cảm giác bỏng rát, tê, ngứa ran, yếu cơ…
  • Đau lưng dưới: Xảy ra do tiến trình lão hóa tự nhiên, chấn thương, chuyển động đột ngột, sai tư thế trong khi nâng vật nặng, thừa cân, béo phì… Nếu không điều trị sớm, người bệnh phải chịu đựng các cơn đau dai dẳng đi kèm cảm giác nóng rát, co thắt cơ, căng tức khó chịu.
  • Đau lưng giữa: Đây là trường hợp thường gặp, xảy ra ở mọi đối tượng. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau lưng âm ỉ hay dữ dội, tức ngực, tê ngứa ở ngực hay tay, chân…
  • Đau lưng bên phải hoặc bên trái: Cơn đau chỉ xuất hiện một bên lưng. Đây thường là dấu hiệu cho thấy sự sai lệch giữa những khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hay khớp hông. Người bệnh nên đi thăm khám sớm để điều trị tận gốc.

Đau lưng được phân chia thành hai loại, cụ thể:

  • Đau lưng cấp tính: Tình trạng này thường bắt đầu đột ngột, có thể kéo dài tới 6 tuần.
  • Đau lưng mạn tính: Các cơn đau phát triển trong một thời gian dài, thường kéo dài hơn 3 tháng.

Dù là cấp tính hay mạn tính thì đau lưng cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh về cơ xương khớp mà bạn đã vô tình bỏ qua, điển hình là một số bệnh lý dưới đây:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm bị thoát vị sẽ ép vào dây thần kinh cột sống hay các nhánh thần kinh khiến cho bạn thấy đau lưng kèm theo cảm giác tê nhức.
  • Loãng xương, yếu xương: Lưng bạn cũng có thể bị đau do xương yếu, khi đó xương rất giòn, mỏng và dễ vỡ nếu gặp phải lực ép.
  • Gai cột sống: Khi cột sống xuất hiện các “gai”, chúng sẽ chèn ép vào dây thần kinh khiến lưng bạn đau nhức, tương tự như triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Thoái hóa khớp sống lưng: Phần sụn chêm giữa các đốt sống lưng bị mòn khiến xương bị ép trực tiếp gây ra các cơn đau tới lưng, các cơn đau này có xu hướng giảm dần hoặc biến mất khi bạn nằm xuống.
  • Căng cơ hoặc dây chằng: Thường xuyên nâng vật nặng hoặc cử động chuyển hướng bất ngờ có thể làm căng hệ thống cơ cạnh sống và dây chằng cột sống. Tình trạng này xảy ra liên tục sẽ gây ra những cơn đau co thắt lưng.

Khối lượng và cấu trúc xương bị suy thoái sẽ dẫn đến loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương

Đau lưng nếu không điều trị thì không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn như: hạn chế vận động, mất tập trung, giảm trí nhớ,… Nhiều trường hợp trì hoãn việc điều trị quá lâu có thể gây yếu liệt các cơ chi dưới, tê bì hay mất cảm giác hai chân, mất khả năng vận động. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây chèn ép hệ thần kinh, gây rối loạn tiểu. Do đó, để hạn chế tối đa các tác động xấu đến sức khỏe, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Bài viết được viết bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ cao cấp Trần Văn Chương - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa phục hồi chức năng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Đau vùng thắt l­ưng rất thư­ờng gặp trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày, theo Tổ chức Y tế Thế giới đau thắt l­ưng là nguyên nhân hay gặp nhất gây ốm đau và mất sức lao động ở những ng­ười d­ưới 45 tuổi; tỷ lệ đau thắt lư­ng hàng năm khoảng 5% dân số; 50% ngư­ời đau thắt lư­ng ở trong độ tuổi lao động.

Có nghiên cứu cho rằng 60 đến 90% ngư­ời trưởng thành bị đau vùng thắt l­ưng ít nhất 1 lần trong đời. Hàng năm có khoảng 5,4 triệu ng­ười ở Mỹ trở thành khuyết tật do đau lưng gây nên, chi phí ở Mỹ cho đau thắt lư­ng hàng năm khoảng 63 đến 80 tỷ đô la trong đó 16 tỷ đô la cho điều trị.

Có nhiều nguyên nhân gây nên đau vùng thắt lưng, trong đó yếu các cơ bảo vệ cột sống chống lại trọng lực [cơ lưng, cơ bụng, cơ vùng chậu hông] thường là nguyên nhân chủ yếu. Các cơ này duy trì và làm vững chắc tư thế thẳng của cột sống, đồng thời giúp cột sống cử động nhịp nhàng theo vận động chung của cơ thể như đi lại, chạy nhảy, nâng đồ vật, tập thể dục, thể thao... Đau vùng thắt lưng do hoạt động hàng ngày quá sức; bê, nâng vật nặng; động tác nhắc đi nhắc lại nhiều lần; ngồi hoặc đứng quá lâu; vận động không đúng tư thế.

Đau vùng thắt lưng có thể do các bệnh khớp khối u cột sống; viêm nhiễm như viêm đĩa đệm, viêm tủy xương, lao cột sống; bệnh mạch máu như phình động mạch chủ bụng, tụ máu ngoài màng cứng; bệnh về chuyển hóa như loãng xương, bệnh lý trong ổ bụng và các cơ quan nội tạng... Tuy nhiên để chẩn đoán xác định nguyên nhân đau vùng thắt lưng còn là vấn đề phức tập, người ta cho rằng có hơn 85% đau vùng thắt lưng không có chẩn đoán xác định.

2. Điều trị

Đau thắt lưng là một vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc điều trị cơ bản là tìm được nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân. Có nhiều biện pháp điều trị đau vùng thắt lưng như thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ, vật lý trị liệu trong đó tập luyện để làm mạnh các cơ bảo vệ và hỗ trợ cột sống là một trong các biện pháp hiệu quả có thể phối hợp với tất cả các phương pháp điều trị khác. Vấn đề cơ bản và quan trọng của điều trị là phục hồi lại chức năng vận động của vùng thắt lưng và phòng ngừa đau tái phát. Một trong những cách phòng ngừa đau lưng cấp, đau lưng tái phát và thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất là giữ cho cơ thể, đặc biệt là cột sống ở tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:

1. Đứng

Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân, không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình dài ra đặc biệt là dùng giày hoặc guốc cao gót.

Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân

2. Ngồi

Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Có thể kê một gối mỏng vùng thắt lưng để giữ đường cong bình thường của đoạn cột sống này.

Tư thế ngồi đúng

3. Bê hoặc nâng đồ vật lên

Khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác, cụ thể như sau:

  • Hai bàn chân cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc
  • Ngồi xổm xuống [gấp khớp gối và khớp háng, không cúi gấp cột sống]
  • Bê đồ vật vào sát bụng, căng cơ bụng ra.
  • Nâng đồ vật lên bằng cách đứng dậy [không dùng cơ thắt lưng để nâng].
  • Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn.
  • Độ ưỡn của đoạn thắt lưng vẫn được duy trì ở mức bình thường

Bê hoặc nâng đồ vật lên đúng cách

4. Bê và mang đồ vật đi

Khi muốn bê và mang một vật nào đó đi chỗ khác, chúng ta cũng cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình cũng như vị trí và khoảng cách của vật đó đối với cơ thể. Một số vấn đề cần chú ý như sau:

  • Bê vật đó lên như đã hướng dẫn ở trên
  • Ôm chắc vật cần mang đi bằng hai tay.
  • Giữ đồ vật đó sát vào bụng, ở mức ngang Ngực - Thắt lưng.
  • Giữ cột sống thẳng, giữ đoạn thắt lưng ở độ ưỡn bình thường
  • Bước đi bình thường, thoải mái, không bước xiêu vẹo, xoắn vặn

Bê và mang đồ vật đi đúng cách

5. Lấy đồ vật ở trên cao

Khi muốn lấy đồ vật nào đó ở độ cao trên vai trở lên thì cần lưu ý:

  • Nếu đồ vật để cao quá nên dùng bục, ghế hoặc thang để đứng lên.
  • Không cố để với lấy đồ vật bằng cách kiễng chân lên.
  • Thu xếp đồ dùng xung quanh cho có diện tích đủ rộng để không phải với lấy đồ vật qua bàn, qua tủ, ở tư thế không thoải mái

Nếu đồ vật để cao quá nên dùng bục, ghế hoặc thang để đứng lên

6. Kéo hoặc đẩy đồ vật đi

Nếu có thể chọn nên dùng cách đẩy hơn là kéo, nhất là với những đồ vật to, nặng. Khi kéo hoặc đẩy cũng cần lưu ý đến tư thế của cột sống và các khớp, khoảng cách giữa hai chân, các động tác phối hợp như sau:

  • Hai chân đứng cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc
  • Hai gối hơi gấp
  • Kéo hoặc đẩy trọng lượng của cơ thể trên hai chân để tạo nên lực kéo hoặc đẩy đồ vật đó đi. Không đẩy hoặc kéo đồ vật đó bằng cơ lưng.
  • Giữ độ ưỡn của đoạn thắt lưng ở mức bình thường.

Kéo hoặc đẩy đồ vật đi đúng cách

Trong một số trường hợp như sau chấn thương, sau phẫu thuật, cong vẹo cột sống, thoát vị đệm, đau thần kinh toạ, đau vùng thắt lưng...tập luyện phục hồi chức năng cột sống được kết hợp với sử dụng nẹp trợ giúp cột sống.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Trần Văn Chương, Vũ Thị Bích Hạnh [2010], “Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng - Sách chuyên khảo dùng cho cán bộ ngành Phục hồi chức năng”, Nhà xuất bản Y học.
  2. Bộ Y tế [ 2005], “ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện”, Nhà xuất bản Y học
  3. John J.Gerhardt/Jules Rippstein [1990], “Measuring and Recording of Joint Motion”, Hogrefe &Huber; Publishers.
  4. R.D.Lockhart, “Living Anatomy”, Faber and Faber limited.
  5. John V. Basmajian & Steven L.Wolf [1990], “Therapeutic Exercise”, Williams &Wilkins.;
  6. Lorraine Williams Pedretti [1985], “Occupational Therapy - Practice skills for physical dysfunction”, The C.V. Mosby Company.
  7. Rene Cailliet [1994], “Understand Your Backache”, F. A. Davis Company
  8. Rosemary Hagedorn [1992], “Occupational Therapy: Foundations for Practice”, Churchill Livingstone.

XEM THÊM:

  • Bệnh nhân liệt tứ chi "hồi sinh" nhờ điều trị bằng Tế bào gốc
  • 14 mẹo giảm đau lưng
  • Các mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Chủ Đề