Bị lừa chuyển tiền qua Facebook

Liên kết nhanh

  • Tìm thẻ phù hợp với bạn
  • Ưu đãi mở thẻ
  • Ưu đãi sử dụng thẻ
  • Tiết kiệm
  • Vay mua xe
  • Tỷ giá

Mạng xã hội lần lượt ra đời và phát triển với tốc độ đột biến. Với lượng người dùng khổng lồ, Facebook được xem như “ông lớn” trong số các mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam. Như một thế giới thu nhỏ, mạng xã hội hấp dẫn người dùng bởi sự gần gũi và tính năng tương tác trực tiếp giữa những người dùng. Đôi khi cũng trở thành một hạn chế, môi trường mạng xã hội phụ thuộc nhiều vào sự “tử tế” của người dùng. Đó là lý do xuất hiện lừa đảo qua mạng; lừa đảo qua Facebook. Cần làm gì khi bị lừa đảo trên mạng xã hội? Khi bị lừa tiền qua Facebook người dùng có lấy lại được không? Bài viết sau phần nào sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những thắc mắc trên.

1. Một số thủ đoạn lừa tiền qua Facebook

– Lừa đảo bằng thủ đoạn gửi tin nhắn trúng thưởng:

Các đối tượng sử dụng tài khoản ảo, mạo danh gửi tin nhắn trúng thưởng với nội dung soạn sẵn có tính chất lừa đảo, kích thích người đọc, chẳng hạn: “Chúc mừng tài khoản Facebook ABC đã may mắn nhận được giải thưởng từ tuần lễ tri ân trên website, kèm mã số trúng thưởng và giải thưởng là một chiếc xe máy Honda SH; 250 triệu đồng tiền mặt..”.

Tiếp theo, người dùng muốn nhận được giải thưởng trên cần thực hiện theo hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản XXX với sự giải thích khá “hợp lý”: tiền VAT, tiền phí lấy CODE;…

Chỉ 1 giây thiếu tỉnh táo, rất có thể bạn sẽ trở thành nạn nhân của thủ đoạn tuy không mới nhưng đã rất nhiều người gặp phải này.

– Lừa đảo bằng tin nhắn vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại…

Người dùng Facebook cần cảnh giác trước những tin nhắn có nội dung như trên bởi đó có thể là thủ đoạn của kẻ gian.

Bước đầu, kẻ gian dùng thủ đoạn nhằm lấy được mật khẩu Facebook như: Lập trang web giả có giao diện giống Facebook, tiếp đến dẫn người dùng đăng nhập. Bước kế tiếp, kẻ gian sử dụng tài khoản người dùng đó mạo danh nhắn tin nhờ mua thẻ điện thoại; nhờ chuyển tiền..

– Thủ đoạn đội lốt bán hàng trực tuyến

Dưới hình thức bán hàng, một hoạt động khá phổ biến diễn ra trên mạng xã hội Facebook. Tưởng chừng như đáng tin cậy nhưng sự thực tính an toàn của các giao dịch tại đây phụ thuộc nhiều vào sự “tử tế” của cả bên bán và bên mua.

Bán hàng, chào mời mua hàng trực tuyến, yêu cầu người mua chuyển tiền trước nhưng sau đó người bán không giao hàng, thậm chí cắt đứt các phương thức liên lạc dù đã nhận đủ tiền từ người mua.

– Thủ đoạn yêu cầu chuyển tiền cho người dùng

Đây là thủ đoạn mới, vô cùng tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền qua Facebook. Kẻ gian sử dụng tài khoản mạo danh bạn bè, người thân, nhắn tin yêu cầu người dùng cung cấp tài khoản ngân hàng với mục đích: Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam, cần thông qua tài khoản ngân hàng của người dùng.

Tưởng chừng như không có gì để nghi ngờ, người dùng dễ dàng cung cấp thông tin được yêu cầu. Tuy nhiên ngay sau khi cung cấp tài khoản ngân hàng, người dùng sẽ nhận được các mã OTP gửi từ ngân hàng về điện thoại. Kẻ gian yêu cầu các mã OTP được gửi lần lượt. Khi cung cấp các mã OTP, đồng nghĩa với việc để kẻ gian chuyển đi toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng mà không hề hay biết.

2. Ai dễ trở thành nạn nhân bị lừa đảo trên mạng xã hội?

Mọi người đều có thể trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội nếu bất cẩn. Tuy nhiên, đối tượng lừa đảo thường xuất phát từ tâm lý “nhẹ dạ, cả tin” những nhóm sau có nguy cơ cao hơn cả:

  • Người lớn tuổi, đây là nhóm có nguy cơ trở thành nạn nhân bị lừa đảo trên mạng xã hội, do tâm lý cả tin, hay đặt mật khẩu đơn giản, dễ nhớ;
  • Người trẻ tuổi, nhóm tuổi mới sử dụng mạng xã hội cũng như chưa có nhiều suy nghĩ cảnh giác, dễ bị cám dỗ trước các đề nghị vật chất;
  • Người sinh sống tại nước ngoài và người thân có người nhà sinh sống tại nước ngoài. Nhóm người này dễ bị lừa đảo dưới hình thức nhờ mua hàng, lừa vay tiền, lừa “nhận tiền”;

3. Cần làm gì khi bị lừa tiền qua facebook?

Nếu bất cẩn, không may trở thành nạn nhân bị lừa tiền trên Facebook, việc bạn cần làm trước hết là bình tĩnh, báo cho người thân, bạn bè đồng thời liên hệ với cơ quan chức năng để trình báo và tìm hướng giải quyết vụ việc.

Hành vi lừa đảo trên Facebook kể trên có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo quy định, Điều 174 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm này như sau:

”Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”

Một số trường hợp, người phạm tội có thể bị xử lý về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. [Điều 290 Bộ Luật Hình sự năm 2015]

“Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”

Như vậy, khi trở thành nạn nhân bị lừa tiền qua Facebook, để lấy lại số tiền đó, cần thu thập các nội dung sau: Toàn bộ nội dung tin nhắn, trao đổi giữa các bên; nếu đã thực hiện chuyển khoản cần lưu giữ giấy chuyển tiền hoặc sao kê tài khoản;

4. Một số lưu ý phòng ngừa lừa tiền qua mạng mạng xã hội

Từ những nguy cơ nói trên, chúng tôi đưa ra những điều cần lưu ý khi tham gia mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng như sau:

  • Cảnh giác trước những tin nhắn có chứa thông tin thiếu minh bạch;
  • Cảnh giác và xác minh trực tiếp trước những yêu cầu chuyển khoản; nhận chuyển khoản; vay tiền hay bất cứ giao dịch nào;
  • Chú ý đến chính tả và ngữ pháp của người dùng đối diện, bởi nếu có bất thường so với nội dung tin nhắn hằng ngày- đây là một trong số những dấu hiệu để nghi ngờ và giả thiết.

Facebook là nơi người dùng bày tỏ, giao lưu và tương tác. Chính vì thế, nêu cao tinh thần cảnh giác trước những tin nhắn đáng ngờ, những tài khoản chưa xác thực là vô cùng cần thiết. Trường hợp nghi ngờ mình đang/có thể trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo trên mạng nói chung, lừa tiền trên facebook nói riêng, cần chấm dứt tương tác với người dùng có dấu hiệu đáng ngờ; thu thập các thông tin, nội dung trao đổi giữa các bên và tố giác với cơ quan công an có thẩm quyền giải quyết.

5/5 - [1 bình chọn]

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 09/01/2021 09:53

Chia sẻ

Ls. Nguyễn Minh Hải

Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal [Anh Quốc], Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl [tập đoàn Vingroup]. Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao. Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.

Sau Mẫu đơn xin cam kết rút đơn khiếu nại »

Trước « Bài phát biểu chia tay giáo viên chuyển trường

Xem nhận xét

  • Long nói:

    03/04/2020 tại 17:21

    Kiến thức rất bổ ích. Bài viết rất đúng với tâm thế người dùng mạng xã hội hiện nay.

  • Giàng A Sử nói:

    04/05/2020 tại 18:55

    Hiện tại tôi đang bị lừa trường hợp tương tự như vậy, tôi làm như nào?

    • LS. Hùng Sơn nói:

      05/05/2020 tại 10:37

      Bạn vui lòng gọi đến tổng đài 19006518 để được gặp luật sư tư vấn ạ

Để lại một bình luận

Video liên quan

Chủ Đề