Bị ong vò vẽ đốt thì làm thế nào năm 2024

Khi bị ong đốt nhiều người chủ quan, cho rằng không ảnh hưởng hay nguy hiểm đến sức khỏe, người bị đốt chỉ hay thắc mắc bị ong đốt bôi gì cho nhanh khỏi, hết sưng. Tuy nhiên, nếu như bị đốt nhiều hoặc đốt ở vị trí đầu, mặt, cổ,… hoặc nếu cơ địa bị dị ứng, đề kháng kém có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bị ong vò vẽ đốt thì làm thế nào năm 2024

Gần đây, Bệnh viện TWQĐ 108, tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Quân y 5 với chẩn đoán phản vệ độ III do ong đốt ngày 2. Bệnh nhân bị ong vò vẽ đốt tay và đầu, sau 5 phút bệnh nhân thấy chóng mặt, nổi ban đỏ khắp người, khó thở, không đau bụng, vào Bệnh viện Quân y 5 nhưng đỡ ít nên được chuyển Bệnh viện TWQĐ 108. Hiện tại, bệnh nhân đang được các bác sĩ điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân dần ổn định.

Triệu chứng khi bị ong đốt:

Vết thương tại chỗ sưng đỏ, đau, có cảm giác ngứa,

Triệu chứng nặng hơn nếu bị đốt ở đầu, mặt, cổ,… xuất hiện triệu chứng toàn thân như phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân ngứa nhiều, khó thở, thở rít, suy hô hấp, mạch nhanh, huyết áp tụt, hôn mê, tình trạng sốc phản vệ.

Một số triệu chứng khác như tiểu màu đỏ hoặc nâu, tình trạng tổn thương thận cấp.

Khi bị ong đốt, bạn cần làm gì???

Bạn cần bình tĩnh, rời ngay khỏi khu vực có ong.

Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra, không cố gắng lấy vòi chích bằng cách nặn vết thương vì có thể làm lan tràn vết thương.

Chườm đá lên vết thương để giảm sưng và đau.

Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng.

Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hàng ngày.

Phòng tránh khi bị ong đốt:

Tuyệt đối tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết.

Không dùng que, gậy chọc phá tổ ong, cần dặn trẻ em điều này.

Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà vì ong thường làm tổ ở nơi lộ thiên, trên những cành cây, bụi cây hoặc quanh nhà.

Những người nuôi ong lấy mật cần mặc quần áo phòng hộ, không được để lộ da bên ngoài.

Khi có ong xuất hiện cần đứng yên, không chạy.

Nếu muốn phá hoặc xua đuổi đàn ong, thay vì dùng que gậy, chọc trực tiếp vào tổ ong mà dùng khói hoặc lửa.

Tránh đi vào các khu vực nhiều cây cối vào ban đêm vì lúc này thường khó quan sát và hạn chế phát hiện các tổ ong lớn làm tổ ở vị trí thấp.

Khi đi vào rừng, đi dã ngoại không nên mặc quần áo sặc sỡ.

Lựa chọn các loại nước hoa, sữa dưỡng thể cần lưu ý tránh các mùi hương ngọt, vì có thể thu hút các loài ong.

Nên đội mũ, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín khi cần có việc ra ngoài đồng, vườn hoặc rừng để tránh côn trùng đốt, nhất là ong.

Nhất là vào những ngày tháng hè, tình trạng ong đốt ngày càng phổ biến, khi bị ong đốt ngoài việc xử trí vết thương, người bị ong đốt cần được theo dõi và phát hiện các biến chứng cấp tính khác vì gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn bị ong đốt những nơi như: đầu, mặt, cổ, xác định được loài ong đốt: ong rừng, ong bắp cày,... đây là những loại ong có nọc độc mạnh, có khả năng gây ra nhiều biến chứng toàn thân. Người bị đốt có biểu hiện khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu,… cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN KHI BỊ ONG ĐỐT.

Thực hiện: Nguyễn Khánh Linh – Lê Thị Hằng – Đinh Thu Trang – khoa bệnh Lây đường tiêu hóa – BV TWQĐ 108.

Theo ThS.BS. Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai: hiện đang là thời điểm cuối hè, đầu thu – mùa sinh sản của ong nên ngày nào Trung tâm cũng tiếp nhận bệnh nhân bị ong đốt nhập viện. Tại thời điểm hiện tại, có 4 bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm, trong đó có 2 trường hợp nặng.

Bị ong vò vẽ đốt thì làm thế nào năm 2024

Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên thăm khám bệnh nhân bị ong đốt đang điều trị tại TT Chống độc

Suy đa tạng do bị ong vò vẽ tấn công

Bệnh nhân N.T.H (47 tuổi, ở Kim Bảng, Hà Nam) đã điều trị tại Trung tâm Chống độc gần 1 tháng, tuy nhiên anh vẫn nhớ như in cái giây phút anh bị cả đàn ong vò vẽ lao vào tấn công. Đó là ngày 2/8, trong lúc anh đi phát nương (gần chùa bà Đanh) thì vô tình động vào tổ ong khiến chúng bung ra và lao vào anh. Anh càng chạy thì càng bị chúng bu vào đốt. Kết quả anh bị đàn ong vò vẽ đốt khoảng hơn 50 nốt trên khắp cơ thể (30 nốt vào vùng đầu và 20 nốt vào lưng, tay, vai). 15 phút sau khi bị ong đốt, người anh nóng bừng, khó chịu, choáng váng. Anh được một người bạn chở về nhà và lấy đá chườm nhưng không đỡ. Sau đó, anh được người nhà đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam rồi chuyển lên Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai ngày 03/8.

TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng – Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai xác nhận ngày 03/8, Trung tâm có tiếp nhận bệnh nhân N.T.H được chuyển đến từ BVĐK tỉnh Hà Nam trong tình trạng suy thận cấp, vô niệu hoàn toàn, vỡ hồng cầu và rối loạn đông máu do bị ong vò vẽ đốt nhiều nốt. Bệnh nhân được điều trị tích cực, truyền dịch, lọc máu, sử dụng thuốc lợi tiểu. Sau gần 1 tháng điều trị tích cực, hiện tình trạng của bệnh nhân đã tiến triển tốt song vẫn còn phải dùng thuốc lợi tiểu và theo dõi tình trạng suy thận cấp.

Bị ong vò vẽ đốt thì làm thế nào năm 2024

Vết ong đốt trên tay bệnh nhân

Một trường hợp khác cũng bị biến chứng suy đa tạng do ong đốt nhiều nốt đang được điều trị tại Trung tâm chống độc là một bệnh nhân nam 23 tuổi, ở Phú Lương, Thái Nguyên. Theo lời kể của chị Lại Thị Lan (mẹ bệnh nhân), chiều 19/8 khi em đang lấy củi trong rừng thì bị đàn ong vò vẽ tấn công, tổng số khoảng 70 nốt trên khắp cơ thể, tập trung vào đầu, hai cánh tay, bả vai, lưng….Ngay sau đó bệnh nhân được đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh va chuyển đến Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai.

Cánh xử trí khi bị ong đốt

Theo các chuyên gia chống độc, nếu bị ong đốt nhiều nốt hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ: bị dị ứng với nọc ong, bị sốc hoặc bị nhiễm độc… có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy bên cạnh việc phòng ngừa chúng ta cần biết cách xử trí đúng cách khi bị ong đốt để xử lý kịp thời những dấu hiệu nguy hiểm.

Các bước xử trí khi bị ong đốt như sau:

- Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.

- Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.

- Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.

- Uống nhiều nước để loại thải độc tố.

- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

- Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.

Ong đốt làm sao cho nhanh khỏi?

Ra khỏi khu vực có nhiều ong ngay lập tức..

Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra. ... .

Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giảm sưng và đau vết thương..

Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng..

Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hằng ngày..

Bị ong vò vẽ đốt thì bôi cái gì?

Khi vừa bị ong đốt, bạn chỉ cần bôi kem đánh răng lên vết thương và để khoảng 30 phút. Kem đánh răng sẽ giúp bạn đỡ đau hơn, vết sưng tấy cũng khỏi nhanh hơn. Nên thoa kem lên vùng bị đốt vài lần đến khi vết thương khỏi hẳn.

Bị ong vò vẽ đốt thì phải làm thế nào?

Giảm đau, giảm sưng vết ong đốt bằng cách chườm lạnh. Dùng đá lạnh bọc trong khăn rồi chườm 15 - 30 phút hàng ngày. Không cần băng kín vết đốt, tránh cho vết đốt không bị bẩn, để tránh khả năng bị nhiễm trùng. Rửa, sát khuẩn vết cắn hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc cồn y tế.

Bị ong đốt bao lâu thì hết sưng?

Hầu hết các triệu chứng sưng và đau do ong đốt biến mất trong vòng vài giờ. Phản ứng vừa phải: một số người bị ong đốt có phản ứng mạnh hơn với các dấu hiệu và triệu chứng như: đỏ tấy, sưng ở vị trí vết đốt dần dần to lên trong một hoặc hai ngày tiếp theo. Phản ứng này thường thuyên giảm trong vòng 5 đến 10 ngày.