Biện pháp ẩn dụ là gì

Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ là một trong những câu hỏi học sinh tìm kiếm nhiều nhất vì các em hay bị nhầm lẫn hai biện pháp tu từ này.

Ẩn dụ là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng [giống nhau] giữa chúng. Ẩn dụ gồm bốn loại: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ cách thức và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Ví dụ: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa [ A] được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu [B]

Hoán dụ là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương cận [gần gũi] giữa chúng. Hoán dụ được chia thành bốn loại: lấy một bộ phận thay thế cho toàn thể; lấy vật chứa thay cho vật bị chứa; lấy dấu hiệu để thay cho vật mang dấu hiệu; lấy cái cụ thể thay thế cho cái trừu tượng.

Ví dụ: “Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

Đầu xanh: là bộ phận cơ thể người [gần kề với người], được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ [ví dụ tương tự : đầu bạc- người già]

Má hồng: chỉ người con gái đẹp

Học sinh thường nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ vì chúng đều là biện pháp tu từ giúp sự diễn đạt thêm sinh động, tăng sự gợi cảm gợi hình và được tạo ra bằng việc thay đổi tên gọi của sự vật này bằng tên gọi của sự vật khác.

Để giúp học sinh dễ hiểu hơn, thầy Hùng đã hệ thống lại bằng mô hình sơ đồ như sau:

Sự vật được gọi tên là A bị ẩn đi và thay thế thành tên khác là B trong văn bản qua thao tác liên tưởng, so sánh. Muốn xác định đâu là A, B học sinh cần dựa vào văn cảnh, tức là dựa vào câu thơ, câu văn mà hình ảnh đó xuất hiện.

Mối liên hệ giữa hai sự vật chính là yếu tố quyết định để phân biệt biện pháp tu từ đó là ẩn dụ hay hoán dụ.. Nếu hai sự vật có mối quan hệ tương đồng, có sự giống nhau thì ta có biện pháp tu từ ẩn dụ. Mặt khác, nếu mối quan hệ giữa chúng là tương cận, có sự gần gũi nhau thì ta có biện pháp tu từ hoán dụ.

Khi xử lí dạng bài tập về biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, học sinh cần làm theo hai bước:

– Bước 1: Từ yếu tố đã cho trong văn bản, học sinh cần tìm ra yếu tố bị ẩn đi hay tên gọi ban đầu của nó dựa vào văn cảnh và ngữ cảnh.

– Bước 2: Xét mối quan hệ giữa hai yếu tố để khẳng định đó là ẩn dụ hay hoán dụ.

Để dễ dàng phân biệt ẩn dụ và hoán dụ, thầy Hùng mách cho các bạn một mẹo rất đơn giản: “Bản chất của ẩn dụ đó là phép so sánh ngầm. Vậy khi ta đã khôi phục được hai hình ảnh A và B, ta thử đặt 1 từ so sánh giữa chúng, nếu hợp lý thì rõ ràng mối quan hệ giữa A và B là mối quan hệ tương đồng. Ta khẳng định đó là ẩn dụ. Còn ngược lại nếu ta thêm từ so sánh vào giữa A và B mà câu này không có nghĩa, không hợp lý thì ra nói đây là biện pháp tu từ hoán dụ.”

Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong rất nhiều trong các điển tích, bài thơ, các câu ca dao – tục ngữ hay ngay cả trong các tác phẩm văn học,... Dưới đây là một số bài tập về ẩn dụ mà các em học sinh có thể tham khảo. Bài 1: Hãy tìm phép ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây: a. “Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình” [Ánh trăng – Nguyễn Duy] b. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” [Viếng lăng Bác – Viễn Phương] Hướng dẫn giải 1. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: trước sau như một, sự chung thủy, vẹn nguyên của thiên nhiên quê hương. 2. Hình ảnh “mặt trời” trong câu thứ hai là một biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã dùng hình ảnh “mặt trời” để chỉ Bác Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại. Bác chính là ánh sáng dẫn lối cho dân tộc ta, giành lại độc lập và tự do cho Tổ quốc.

Bài 2: Người xưa có câu: -Nói ngọt lọt đến xương. -Nói nặng quá. ... Ẩn dụ ở đây thuộc kiểu nào? Một số ví dụ tương tự? Hướng dẫn giải

  • Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – lấy vị giác để chỉ thính giác.
  • Một số ví dụ khác như:
  • giọng chua, giọng ấm,...
  • Nói nhẹ, nói đau,...
  • màu nóng, màu lạnh,...

Bài 3: Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị? “Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.” Hướng dẫn giải

“Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.” [Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật]

  1. “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” [Đồng chí – Chính Hữu]
  1. “Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên” [Tố Hữu]

Hướng dẫn giải aình ảnh “trái tim” ở đây là phép hoán dụ, được tác giả Phạm Tiến Duật sử dụng để nói về những người lính, bộ đội lái xe trên đường Trường Sơn. Đây cũng là một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa cao đẹp, nói lòng yêu nước nồng nàn, lòng thủy chung son sắc và ý chí chiến đấu mãnh liệt, anh dũng của những chiến sĩ. 1. Phép hoán dụ được sử dụng ở đây là hình ảnh “giếng nước gốc đa” sự nhớ thương và mong một ngày trở về của những người ở lại đối với những người lính ra biên cương chiến đấu, là những người mẹ nhớ con, người vợ nhớ chồng, người con nhớ bố. 2. Phép hoán dụ:

  • Áo nâu: người nông dân
  • Áo xanh: người công nhân
  • Nông thôn: những người sinh sống ở nông thôn
  • Thành thị: những người sinh sống ở thành thị Hai câu thơ nói lên sự đoàn kết đứng lên đấu tranh giành lại độc lập của toàn dân ta, thống nhất Đất nước. Dù có là ai và ở đâu đi chăng nữa, cũng đều chung một lòng, dù có là nông dân hay công nhân, người thành thị hay nông thôn.

Bài 2: Tìm phép hoán dụ và phân tích trong những câu thơ sau: a. “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” [trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương]

  1. “Từ hồi về thành phố Quen ánh điện, cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường” [trích Ánh trăng – Nguyễn Duy]

Hướng dẫn giải aép hoán dụ: “Bảy mươi chín mùa xuân” ở đây là nói tới Bác Hồ vĩ đại, Bác 79 tuổi và Bác đã dành trọn vẹn cuộc đời mình để chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc. bép hoán dụ: “Ánh điện, cửa gương”: cuộc sống đầy đủ, dư dả, tiên nghi ở thành phố.

Bài 3: Tìm phép hoán dụ và phân tích trong những câu thơ sau: a. Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay [trích Việt Bắc – Tố Hữu] b. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương [trích Giọt mồ hôi – Thanh Tịnh] Hướng dẫn giải 1. Biện pháp tu từ hoán dụ: áo chàm [y phục] – Vốn là tấm áo của người dân Việt Bắc với màu sắc mang vẻ mộc mạc, đem lại cảm giác chung thủy của tấm lòng người dân Việt Bắc. 2. Biện pháp tu từ hoán dụ: mồ hôi [đặc điểm] – để nêu cao sự chăm chỉ lao động của người dân. Chỉ có lao động mới có thể xây dựng được một Đất nước Việt Nam ấm no, thịnh vượng như ngày hôm nay.

Bài 4: Phân tích phương pháp hoán dụ trong những câu thơ dưới đây: a. “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người đá cũng thành cơm. ” Ở đây, “bàn tay” là để ám chỉ người lao động. Hình ảnh bàn tay ở đây cũng chính là bàn tay của người lao động, đây chính là mối quan hệ giữa một bộ phận và cái toàn thể. b. “Cả làng quê, đường phố Cả lớn nhỏ, gái trai Đám càng đi càng dài

Chủ Đề