Binh bất yếm trá là gì năm 2024

Bộc là nổ.

Tiếng Việt dùng dấu phẩy chứ không dùng dấu chấm phẩy như tiếng Anh. Đó gọi là câu ghép đẳng lập.

Phai nhòa chẳng hạn.

Không, Ngại nghĩa gốc là cản trở [trong từ "chướng ngại"].

Bày trí là một cách nói sai do nhập nhằng giữa hai từ mà bạn dẫn ra. Thực ra thì Bày có cùng gốc với Bài, cùng là một từ gốc Hán. Nhưng Bài là âm Hán Việt còn Bày thì là âm Hán Việt của một thời kỳ khác với Bài.

Thì cả hai đều dùng được chứ sao

Theo ad nó chẳng khác nhau gì.

Nói thế cũng không sai nhưng không hẳn. Cứ theo nghĩa gốc mà nói, Lên nghĩa là nâng cao trong không gian, thì thường dành cho vật hữu hình, nhưng cũng có thể có sự trừu tượng, miễn là theo nghĩa gốc kia. Còn Nên thì nghĩa là đạt được một kết quả nào đó mà trước đó chưa có, cũng có thể là kết quả hữu hình chứ. Ví dụ: - Rét từ cổ trở lên. - Cổ trở nên rét vì không quàng khăn.

Người Tàu có câu: Binh bất yếm trá [兵不厌诈], đồn rằng của Hàn Phi Tử. Nghĩa là, đánh nhau thì không ngần ngại gian dối.

Nhưng, thắng bằng gian dối, ... thì sẽ ra sao? Không thấy họ Hàn nhắc tới.

Có những người thua mà lưu danh muôn thuở. Lại có người được song tiếng xấu muôn đời.

Chưa kể rằng, thua lên cõi thiên đường mà thắng ngập trong địa ngục.

Sao không sống cho cao thượng hơn là tranh chấp được thua ...

Bạn có đồng ý với quan điểm của tác giả hay không, là chuyện của cá nhân bạn. Văn minh là gì? Văn minh là biết cách tôn trọng: mỗi cá nhân khác nhau, luôn có những tư duy khác nhau.

Anh nói thật, anh chưa thấy ai nóng tính như người ở xứ anh. Chuyện quốc gia đại sự, chứ có phải chuyện rửa bát phơi đồ đâu mà xắn tay là phải làm ngay, làm cho xong liền.

Cứ giận lên, lập tức lôi nhau ra đấm vài đấm thì đơn giản quá. Việc quái gì phải chờ đến lúc anh ngồi viết những thứ lảm nhảm như thế này.

1 .Lượng sang Ngô, rủ Quyền đánh Tháo. Quyền, như trẻ con say sữa, Lượng nói gì cũng chỉ gật gật gù gù, mắt nhắm nghiền. Túc thì vừa vỗ tay khen, vừa mắt lấm lét. Du thì miệng cười, tâm oán.

Lượng như trứng treo đầu đẳng, không biết vỡ lúc nào. Cứ phải gọi dạ, bảo thưa lễ phép ngoan nhất nhà, miễn sao được việc để có thể làm nên một trận Xích Bích.

Lượng, thời đó cứ xem mình là sứ của tiểu quốc sang thiên triều vậy. Giả ngây mà được việc. Duy có lần, chém gió sang sảng với đám quan nhân của Quyền là còn có khí chất thuyết khách. Còn lại, cứ nhẫn nhục. Sau rốt, bịa chuyện Đại Kiều, Tiểu Kiều mà kích Du cùng đánh Tào. Có thể nói, dùng lợi mà đốt vạn quân Tào thành tro bụi vậy.

Tắc, con của Thượng hoàng nước Nam, em của vua nước Nam. Nổi danh thông minh đỉnh ngộ, kinh sử thông suốt, tài vặt hơn người. Tắc, biếm tên, đổi thành Ả… không có nghĩa Tắc là người hèm kém.

Cái kém nhất của Tắc chỉ là không ngự được trò chơi đuổi hươu, nên đội giặc trên đầu, phò phương Bắc ngoảnh mặt với hoàng tộc.

Phương Bắc, phong cho Tắc làm An Nam Quốc Vương, sai tướng quốc mang mươi vạn quân đưa về cố quốc tiếm ngôi. Thượng hoàng thân chinh cùng Hưng Đạo Đại Vương đánh cho bọn đại nghịch vô đạo đến bán thân bất toại, Tắc theo giặc chạy về phương Bắc làm quan, chết bên đây.

Biết rõ là bọn phương Bắc muốn gì chứ, nhưng vẫn phải triều cống, vẫn phải dâng tấu chương hết sức mềm mỏng. Để anh trích cho mọi người cùng đọc, “…Phàn Tham chính bỗng lên cơn sốt. Kẻ thần tử nhỏ mọn này đã mang hết thuốc thang đem cho bọn thầy thuốc thuộc hạ của Tham chính chữa trị nhưng không được, dần dần đến nỗi phải thiệt thân. Thần đã hỏa táng, xong phần công đức, nhân đấy cấp ngựa và lụa giao cho thê thiếp của Tham chính đưa hương cốt trở về... Phàm việc khoản đãi hàng ngày có được kính trọng hay không cứ hỏi thê thiếp của Tham chính là có thể biết rõ. Tham chính Ô Mã Nhi đúng kỳ hạn tiếp tục về sau. Ông ta đòi đi theo đường từ Vạn Kiếp nên trước hết đã xin Hưng Đạo Vương cấp cho phương tiện đi về. Trong cuộc hành trình, ban đêm gặp phải hỏa hoạn, nước rò vào thuyền. Tham chính thân hình to lớn không thể vớt kịp, đến nỗi chết chìm. Các phu thuyền của nước mọn chúng tôi lặn tìm cũng đều chết cả. Thê thiếp và tiểu đồng của Tham chính suýt nữa cũng chết chìm, may nhờ thân hình nhỏ nhẹ nên được cứu thoát. Kẻ thần tử nhỏ mọn đã cho hỏa táng, xong phần công đức, Thiên sứ Lang trung tận mắt chứng kiến. Hoặc giả điều gì bất kính có thê thiếp của Tham chính ở đấy khó có thể che giấu được. Kẻ thần tử nhỏ mọn kính cẩn chuẩn bị đủ lễ giao cho thê thiếp Tham chính cùng xá nhân Lang trung tiếp tục trở về nước sau…”.

Vua của một nước vừa thắng trận, vẫn phải xưng “kẻ thần tử”. Anh thật, Đà còn xưng là “kẻ man di” cơ.

Phương Bắc đòi vua nhà Trần sang chầu, vua thác chịu tang, không chầu. Chỉ cử Ái sang. Ái sang, vua phương Bắc phong vương, sai Thung mang nghìn quân hộ tống Ái về Nam thay vua. Vua Trần đánh bọn Ái, Thung tan tác ở biên giới. Ái, Thung bị bắt làm tù binh mang về triều.

Đến triều, lại đối xử với Thung như thượng khách. Thung ngang ngược, đánh luôn cả quân Thiên Trường, không tiếp chuyện ai. Tướng nhà Trần là Tuấn, vào dinh bàn chuyện với Thung. Thung, ban đầu tưởng sứ phương Bắc, tiếp. Sau phát hiện người Nam, sai quân cầm giáo đâm vào đùi, máu đầm đìa. Tuấn, vẫn an nhiên trò chuyện. Thung, nhìn thần khí mà sợ.

Sau, Tuấn tiễn Thung về phương Bắc, nắm tay ngâm họa ở ải quân, đời sau chép lại, “Vị thẩm hà thời trùng đổ diện/ Ân cần ác thủ tự huyên lương” [Chưa biết khi nao cùng gặp lại/ Nắm tay thân mật để hàn huyên].

Còn cả ngàn câu chuyện khác được sử sách cả nước Nam lẫn phương Bắc chép lại, anh có kể tàn mùa chuối cũng không hết được. Ai thích thì tự tìm mà đọc.

2. Có ai dám bảo tiền nhân của nước Nam hèn không? Có ai dám bảo dân nước Nam sợ người phương Bắc không? Có ai dám bảo tướng nước Nam gặp uy vũ vội khuất không?.

Chuyện triều ca, chuyện có thể xảy ra động đao động binh xưa nay có phải là chuyện đùa vui đâu. Giả như, hai nhà láng giềng bất hòa, nhà này đứng ở phên giậu, ngoác miệng mắng nhà kia. Nhà kia, đứng ở sân sau, hít hơi ém khí, vận sức thật lớn chửi lại, cũng là điều dễ hiểu. Nói bằng lời không được, thì lùa con cháu sang, nhà này đấm nhà kia ba cái, nhà kia cũng cố đạp cho được hai phát. Nhưng, đấy là chuyện vi mô, tức là chuyện nhỏ nhỏ thôi.

Chửi xong, đánh xong… cũng phải biết gạt bỏ cái tư thù mà tính đến chuyện hòa hoãn, tính đến chuyện giao lưu thắm thiết lại. Chứ hàng xóm bao nhiêu năm, đâu thể ngày một ngày hai mà trở mặt thành thù. Bạn thì mới khó, chứ thù thì đơn giản ngay ấy mà.

Anh có thằng bạn thân, thằng bạn thân của anh chơi đểu anh. Anh căm nó lắm, chỉ muốn túm đầu đánh cho nó tơi bời hoa lá, không còn nhân dạng quen. Nhưng, đánh xong thì sao. Đánh xong thì gặp nhau lại đấu võ mồm, sau động thủ tiếp à.

Anh với mọi người cũng đều thường nhân cả, đâu phải họ Võ đâu mà cứ sồn sồn đòi uống cạn 18 chén, vác trường côn nhắm hướng đồi Cảnh Dương mà đánh chết hổ. Anh rất nghi ngờ chuyện họ Võ, là bởi, nếu họ Võ có thể tránh được hổ họ Võ cũng sẽ tránh. Chẳng qua, là chuyện không đặng đừng thì họ Võ mới vung côn đánh hổ mà thôi.

Lý Quỳ, vì hổ ăn thịt mẹ già mới vung búa chém chết hổ. Chứ không nhẽ, tự dưng Lý Quỳ nổi cơn rảnh cầm song phủ, nhào vào rừng xanh gặp hổ chém cho vui.

Oán thù nên cởi, không nên buộc, tiền nhân dạy thế rồi. Mà thật thì nó cũng đúng như thế. Còn nói chuyện được, còn ngoại giao được thì cứ cố mà tranh thủ thôi. Tất nhiên, còn tranh thủ không có nghĩa là sợ, là hèn, là kém… Nhưng, tri kỷ tri bỉ, cũng phải biết người biết ta. Ta thượng sơn gặp hổ, thì tránh nó đi. Ta đi rừng gặp voi, thì chọn lối khác đi.

Khi nào không còn lối nữa, thì mới buộc phải chạm mặt và toan tính xem nên đao thương bằng cách nào cho hợp lý nhất.

Ngay cả thần tượng của anh là Hoàng đế Quang Trung, uy vũ lẫy lừng, binh lược kinh tài, còn phải hoà hoãn mà dâng tấu, “…Chỉ vì một niềm tôn mến, riêng trông ngóng, trằn trọc không thôi. Trộm mong cành ngọc nhà trời rộng lan đến cả kẻ ngoại phiên ở dưới, khiến thần được ngửa đội ơn lành gần gụi gót lân... Chỉ vì quá phận cầu ơn, việc không phải là thường cách, mưu với mọi người chấp sự, không ai dám đề đạt lên cho. Muôn dặm cửa vua ngày ngày trông ngóng. Nay dám không tự lượng, mạo muội giãi bày lòng thành. Kính cẩn sai kẻ bồi thần sang chầu hầu, sau khi tâu bày rồi sẽ vì thần mà giải bày lòng thực…”.

Lời nói, là thứ có thể được mua bằng chi phí rẻ nhất. Lại nghe câu, “Lời nói đọi máu”, nên việc cân nhắc ngôn ngữ ở cấp độ thượng đỉnh là điều vô cùng dễ hiểu, anh nghĩ vậy.

Không nhẽ, toàn quan đầu triều, gặp nhau lại mắng nhau như phàm phu, “Ê, cu. Mày chơi vậy là không có được, đất nhà anh mày xây tường lấn sang, ao nhà anh mày quẳng lưới sang chài. Ê, cu. Anh bảo lần cuối, mày không dẹp mấy cái trò ấy đi thì anh tát cho mày lật mặt”.

Ai lại thế, “Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Nói làm sao vẫn chuẩn mực, nhưng thể hiện được lập trường nhất quán, ý chí kiên định, mềm mỏng mà không khuất phục, cứng rắn mà không cương cường… Mới là điều khó, chứ quan đầu triều mà nói cứ như anh viết trong chuyên mục này thì ai làm quan đầu triều mà chẳng được.

Lại không phải ngẫu nhiên mà người ta chia ngôn ngữ ra làm nhiều bậc khác nhau, ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ học thuật, ngôn ngữ ngoại giao… Ở mỗi thể loại ngôn ngữ, những lớp ngữ nghĩa ẩn sâu bên trong lời nói. Đôi khi, mắng nhau tưởng sắp giết người đến nơi, lại vẫn thánh thót dịu dàng như giai nhân nũng nịu mời rượu. Ấy, ngôn ngữ ngoại giao là vậy.

Ngôn ngữ ngoại giao, lắm khi để dành cho một nhóm đối tượng cần nghe, chứ không phải là tất cả.

Như, thứ văn chương này anh viết ra, là để bạn đọc của anh đọc. Chứ các trí giả đọc, sẽ lập tức xé báo, mắng anh xa xả, “Cái thằng tiểu tử họ Ngô này, rõ ràng là một phường xằng bậy, nói nhăng nói cuội, tán chuyện sàm ngôn. Ta quả là uổng phí thời gian”.

Vậy đó, nên mọi người phải bình tĩnh và đồng lòng, nhất là trong hoàn cảnh đặc biệt ở một giai đoạn cụ thể như thế này.

Anh vẫn có một niềm tin mãnh liệt, đất nước anh, dân tộc anh, biết mềm dẻo đúng lúc, biết cứng rắn khi cần… không gì có thể khuất phục được.

Chủ Đề