Bo hạ kỳ tân bá thước thanh hóa năm 2024

Có mặt sớm nhất trong lễ khánh thành và bàn giao Trạm xá xã Kỳ Tân, bà Ngân Thị Mến xúc động nói: “Già chừng này rồi, đây là lần đầu tiên tôi thấy ở xã có một trạm xá kiên cố và sạch đẹp như vậy”. 66 tuổi và mắc căn bệnh dính ruột gần 15 năm, với bà Mến, trạm xá giống như ngôi nhà thứ 2.

Nhà neo người, lại nghèo nên mỗi khi bị bệnh, bà Mến chỉ biết lên “ăn vạ”, theo cách nói của bà, các bác sĩ ở trạm y tế xã, nhưng trước đây khó khăn lắm. Trời mưa, trạm xá cũ bị dột, các y, bác sĩ phải thay nhau bê chậu hứng, bà Mến kể. Nhớ về trạm xá cũ, bà Hà Thị Pót, thôn Khà, xã Kỳ Tân bảo: “Hồi tôi vào trạm xá phải điều trị nội trú, mấy đứa cháu vào trông, đứa nào cũng sợ vì trạm xá dột nát quá, hầu như cái gì cũng cũ kỹ và gỉ sét”.

Bo hạ kỳ tân bá thước thanh hóa năm 2024
Với bà con xã Kỳ Tân, Trạm xá xã chính là “căn nhà lớn” đầy ấm áp

Trước những khó khăn đó của người dân xã Kỳ Tân, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã hỗ trợ xây mới Công trình Trạm y tế xã Kỳ Tân. Khởi công từ tháng 9.2017 đến ngày 24.12.2018, Trạm Y tế xã Kỳ Tân đã được đưa vào sử dụng. Với tổng mức đầu tư gần 3,9 tỷ đồng, Trạm Y tế xã được xây dựng kiên cố với 2 tầng, 13 phòng (trong đó có 5 phòng lưu trú bệnh nhân). Trạm y tế có đầy đủ các phòng chức năng quan trọng, được trang bị thiết bị hiện đại phục vụ khám, chữa bệnh tuyến đầu. Khi được đưa vào sử dụng, công trình làm thay đổi đáng kể điều kiện dân sinh trong vùng, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho 5.000 người dân xã Kỳ Tân và các xã lân cận.

Nhìn người dân đến khám và được lưu trú trong những căn phòng đầy đủ tiện nghi, bác sĩ Hà Thị Dung không giấu được xúc động. Là người gắn bó với Trạm Y tế xã suốt 15 năm chị là người hiểu và thấm thía nhất niềm vui của người dân hôm nay. “Trạm y tế xã cũ xuống cấp, thiếu thiết bị nên nhiều lần chúng tôi phải chuyển người dân lên tuyến trên trong khi mình đủ năng lực khám và điều trị. Giờ trạm xá mới có đủ trang thiết bị thiết yếu như máy siêu âm, máy đo nhịp tim, điện áp chắc chắn việc chăm sóc và chữa bệnh cho người dân sẽ tốt hơn. Với bà con Kỳ Tân, đây sẽ là mái nhà ấm áp và vững chãi” - bác sĩ Hà Thị Dung chia sẻ.

Chiếc cần câu của người nghèo

Là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia Chương trình hỗ trợ 30A của Chính phủ từ năm 2009, trực tiếp hỗ trợ 3 huyện: Mường Lát, Bá Thước (Thanh Hóa) và Đắkrông (Quảng Trị), tính đến nay, tổng kinh phí Viettel hỗ trợ cho 3 huyện đã lên tới hơn 200 tỷ đồng. Trong đó, huyện Bá Thước 65 tỷ đồng; Mường Lát gần 60 tỷ đồng; Đắkrông hơn 76 tỷ đồng.

Cũng ở xã Kỳ Tân, ngôi nhà lá của chị Lê Thị Mai nằm ở cuối con đường bê tông sạch sẽ. 38 tuổi nhưng chị trông già và khắc khổ hơn thế nhiều. Từ nhỏ chị bị dị tật ở lưỡi nên việc nói gặp nhiều khó khăn. Chồng nghiện rượu, 10 năm nhà chị luôn đứng đầu danh sách hộ nghèo ở trong thôn. Nguồn sống của gia đình trông vào 2 sào ruộng, không có nghề phụ.

Năm 2015, chị Mai may mắn được hỗ trợ bò giống từ chương trình hỗ trợ bò cho hộ nghèo của Viettel. Ngày được gọi lên nhận bò, chị vui lắm. “Được cho ít tấm nứa và tấm nhựa để lợp nhà nhưng tôi để dành làm chuồng cho bò. Trước đi lấy chồng chỉ ao ước có được một chút tài sản làm của hồi môn nhưng bố mẹ nghèo quá... 10 năm từ ngày lấy chồng, giờ tôi đã có con bò giống để dành rồi” - chị Mai xúc động kể. Không phụ công chị chăm bẵm, sau hai năm giờ con bò giống đã đẻ. Nhìn con bê nhỏ chạy nhảy, khỏe mạnh, chị Mai bảo: “Nó là ước mơ của cả gia đình tôi đấy”.

Bo hạ kỳ tân bá thước thanh hóa năm 2024
Con bò Viettel hỗ trợ là tài sản quý giá nhất của gia đình chị Mai

Chị Mai là một trong nhiều hộ dân ở Bá Thước được Viettel tặng bò giống làm sinh kế, đem tới cho họ niềm hy vọng và cơ hội thoát nghèo. Khi chăm sóc những con bò, nhiều hộ nghèo nhìn thấy một khoản để dành và học thêm được nhiều điều, tận dụng các vật phẩm nông nghiệp không dùng tới… và giúp họ hiểu cách làm kinh tế để thoát nghèo. Và nói như Đại tá Lê Ngọc Vinh, Phó Chủ nhiệm Chính trị Tập đoàn Viettel: “Tặng cho người nghèo con cá sẽ giúp họ no luôn, nhưng chiếc cần câu sẽ giúp họ no lâu. Chúng tôi muốn đem đến cho họ chiếc cần câu”.

Huyện Bá Thước có diện tích tự nhiên 777,57 km², dân số năm 2022 là 116.103 người, mật độ dân số đạt 149 người/km².

Các dân tộc chủ yếu gồm: Mường, Thái, Kinh... trong đó người Kinh hầu hết không phải là dân bản xứ gốc mà là di dân từ vùng xuôi như các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc,... theo chương trình di dân kinh tế mới của nhà nước hoặc dân buôn bán định cư lại.

Tài nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Bá Thước là một huyện miền núi thuộc vùng sâu vùng xa, giao thông vận tải không thuận lợi nên kinh tế còn nhiều khó khăn, tài nguyên rừng rất lớn nhưng chưa được khai thác hợp lý, nạn phá rừng còn xảy ra phổ biến. Rừng Bá Thước có rất nhiều gỗ quý như lim, lát, kiêng, ngù hương,... ngoài ra còn có cây đặc trưng là cây luồng (là một loại thuộc họ tre nhưng thân thẳng, chắc được dùng nhiều trong xây dựng cơ bản...).

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn huyện Bá Thước ngày nay trước đây thuộc vùng Đô Lung, thuộc quận Cửu Chân, Trường Lâm, từ thời Bắc thuộc.

Đến thời Trần Thuận Tông, năm Quang Thái thứ 10 (năm 1397), vùng này thuộc huyện Lỗi Giang, châu Thanh Hóa, trấn Thanh Đô.

Thời Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469), vùng thuộc châu Quan Gia, phủ Thanh Đô, thừa tuyên Thanh Hóa.

Đến năm Hồng Đức thứ 21 (năm 1490), thì thuộc phủ Thiệu Thiên, xứ Thanh Hóa.

Thời Minh Mạng là vùng đất thuộc châu Quan Hóa, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843), thì thuộc phủ Quảng Hóa.

Đến năm Khải Định thứ 10 (năm 1925), thì đặt châu Tân Hóa, lấy đất từ 4 tổng của châu Quan Hóa là Thiết Ống, Cổ Lũng, Sa Lung và Điền Lư.

Năm 1945, châu Tân Hóa được đổi tên thành huyện Bá Thước để vinh danh một thủ lĩnh phong trào Cần Vương là Cầm Bá Thước và giữ nguyên tên này cho đến ngày nay, ban đầu gồm 7 xã: Ban Công, Hồ Điền, Lâm Xa, Lương Trung, Quốc Thành, Thiết Ống và Văn Nho.

Năm 1956, chuyển xã Lũng Văn về huyện Tân Lạc và huyện Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình quản lý.

Ngày 2 tháng 4 năm 1964:

  • Chia xã Quốc Thành thành 5 xã: Lũng Cao, Thành Sơn, Thành Lâm, Lũng Niêm và Cổ Lũng
  • Chia xã Hồ Điền thành 4 xã: Điền Lư, Điền Quang, Điền Thượng và Điền Hạ
  • Chia xã Lương Trung thành 4 xã: Lương Trung, Hạ Trung, Lương Ngoại và Lương Nội
  • Chia xã Văn Nho thành 3 xã: Văn Nho, Thiết Kế và Kỳ Tân
  • Chia xã Lâm Xa thành 2 xã: Ái Thượng và Lâm Xa.

Ngày 9 tháng 2 năm 1965, thành lập xã Tân Lập.

Ngày 14 tháng 12 năm 1984, chia xã Điền Lư thành 2 xã: Điền Lư và Điền Trung.

Ngày 23 tháng 8 năm 1994, chia xã Lâm Xa thành xã Lâm Xa và thị trấn Cành Nàng (thị trấn huyện lỵ huyện Bá Thước).

Ngày 1 tháng 12 năm 2019, sáp nhập các xã Lâm Xa và Tân Lập vào thị trấn Cành Nàng.

Huyện Bá Thước có 1 thị trấn và 20 xã như hiện nay.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Bá Thước có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cành Nàng (huyện lỵ) và 20 xã: Ái Thượng, Ban Công, Cổ Lũng, Điền Hạ, Điền Lư, Điền Quang, Điền Thượng, Điền Trung, Hạ Trung, Kỳ Tân, Lũng Cao, Lũng Niêm, Lương Ngoại, Lương Nội, Lương Trung, Thành Lâm, Thành Sơn, Thiết Kế, Thiết Ống, Văn Nho.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Bá Thước Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Thị trấn (01) Cành Nàng 25,22 10.527 Xã (20) Ái Thượng 26,99 5.520 Ban Công 43,63 6.902 Cổ Lũng 49,01 4.212 Điền Hạ 35,67 4.666 Điền Lư 17,15 7.531 Điền Quang 25,62 8.033 Điền Thượng 42,38 3.775 Điền Trung 22,40 7.847 Hạ Trung 37,25 3.719 Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Kỳ Tân 29,94 4.083 Lũng Cao 78,04 5.395 Lũng Niêm 14,93 3.469 Lương Ngoại 30,28 4.000 Lương Nội 58,12 5.081 Lương Trung 45,04 6.058 Thành Lâm 28,40 3.715 Thành Sơn 38,38 2.350 Thiết Kế 28,07 3.589 Thiết Ống 66,25 9.732 Văn Nho 34,83 5.899 Nguồn: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa

Kinh tế – xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Bá Thước là một trong 7 huyện miền núi gặp khó khăn ở Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo của Việt Nam. Ước tính tỉ lệ nghèo ở Bá Thước là 21,5%. Đời sống người dân tuy còn khó khăn nhưng đang cải thiện dần, trồng cây ăn quả, giữ ổn định đầu ra của sản phẩm, thu hút khách du lịch là những việc mà huyện đang tạo tiền đề cho kinh tế phát triển. GDP bình quân đầu người đạt 617 USD/người. Cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp chiếm 58%, công nghiệp chiếm 17%, dịch vụ chiếm 25%.

Thị trấn Cành Nàng (tiếng Mường) là trung tâm kinh tế của huyện. Ngoài ra còn có xã Điền Lư cũng khá phát triển, được xem là trung tâm của khu vực Hồ Điền - Quý Lương, có phố Điền Lư với 1 bưu điện, 1 ngân hàng và chợ Điền Lư. Bên cạnh đó còn có phố Đồng Tâm thuộc xã Thiết Ống với 1 bưu điện và 1 chợ.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn huyện Bá Thước có 3 trường trung học phổ thông:

  • THPT Hà Văn Mao
  • THPT Bá Thước
  • THPT Bá Thước 3.

Ngoài ra, huyện còn có một trường bổ túc văn hóa.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Bo hạ kỳ tân bá thước thanh hóa năm 2024
Các vận động viên chạy Marathon xuyên qua một điểm dân cư ở khu bảo tồn Pù Luông.

Bá Thước có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên chưa được khai thác như: khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thác Mơ ở xã Điền Quang, đập Điền Hạ, thác Hiêu (Hươu), hang Dơi (Kho Mường), ở xã Văn Nho... đi kèm với các thắng cảnh này là một hệ thống hang động rất đẹp và nhiều các sản vật quý của rừng.

Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]

Bá Thước có đặc sản là vịt Cổ Lũng, một giống vịt nuôi quý hiếm được nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi nội địa được phép sản xuất, kinh doanh, lưu hành trong lãnh thổ Việt Nam.