Bột cây ô dước tiếng anh là gì năm 2024

Ô dược còn có nhiều tên gọi khác như cây dầu đắng, ô dược nam, thiên thai ô dược, bàng ty, kê cốt hương, thổ mộc hương, thai ô dược, bàng kỳ. Cây có tên khoa học là Lindera myrrha Merr, Daphnidium myrrha Nees., Tetrahthera trinervia Sprens…, thuộc họ Long não (Lauraceae.).

Tại Việt Nam, cây ô dược phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Cần Thơ, Lâm Đồng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh. Vị thuốc ô dược là phần rễ đã được sấy hoặc phơi khô, lấy từ cây ô dược nam hoặc dầu đắng. Ngoài ra cũng cần phân biệt dược liệu ô dược với các loài cây cùng tên nhưng không dùng làm thuốc, đó là:

  • Cây ô dược ở miền Nam có thân cao, nhiều nhựa, thường dùng để trộn hồ khi xây dựng hoặc dùng làm hương nhang.
  • Ở nước ta và Trung Quốc có loài cây hoành châu ô dược hay vệ châu ô dược (tên khoa học: Cocculus Laurifolius DC), thuộc họ tiết dê (Menispermaceae). Đây là loài cây leo, thân màu xanh nhạt.
  • Một số nơi cũng thường nhầm giữa cây sim rừng và cây ô dược làm thuốc.
    Bột cây ô dước tiếng anh là gì năm 2024

Ô dược còn có nhiều tên gọi khác như cây dầu đắng, ô dược nam…

Đặc điểm sinh thái

Ô dược là loài cây bụi nhỏ, chiều cao trung bình từ 1,3 – 1,4m. Thân cây tỏa nhiều nhánh non, dày, lông hoe. Cành cây già gầy, màu đen nhạt và không có lông. Rễ cây rắn chắc, mập, phần vỏ ngoài màu nâu vàng nhạt hoặc nâu vàng, bên trong trắng ngà, có nếp nhăn dọc và các vằn nứt ngang. Lá ô dược mọc so le, hình bầu dục hoặc hình xoan, đầu lá có dạng chóp nhọn dài, rộng từ 2 – 2,5cm, dài từ 6 – 7cm. Hoa nở từ tháng 2 – 3, màu hồng nhạt, đường kính 3 – 4mm, mọc tán đơn từ nách lá. Quả mọng hình trứng, bên trong có 1 hạt duy nhất, khi chín chuyển màu đỏ.

Bột cây ô dước tiếng anh là gì năm 2024

Bộ phận dùng của ô dược

Cây ô dược có bộ phận dùng làm thuốc là quả và rễ cây.

Thu hái, sơ chế và bảo quản

Quả và rễ ô dược có thể được thu hoạch quanh năm, tuy nhiên lý tưởng nhất là vào đầu xuân hay vụ thu đông. Các phương pháp sơ chế dược liệu như sau:

  • Trung y: Lấy các rễ có các đốt liền nhau (không dùng rễ đuôi chuột), sau đó lấy phần lõi, bỏ vỏ và nghiền thành bột hay sao qua.
  • Y học cổ truyền Việt Nam: Thu hoạch rễ cây, rửa sạch và ủ mềm, sau khi ráo thì xóc với giấm, cắt thành từng lát mỏng phơi khô.

Loại thảo mộc này dễ bị mốc mọt, do đó cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Vị thuốc ô dược có chứa các thành phần chính là tinh dầu và các alcaloid như Laurolitsine, Chamazulene, Linder Azulene, Linderaic acid, Isolinderoxide, Linderene acetate, Lindestrene, Lindenenone, Bomeol, Lindane, Lindera Lactone, Isolinderalactone, Linderatrenolide, Linderene, Lindenene…

Thân cỏ đứng, cao 30-60 cm, có thân ngầm, phân nhánh nhiều, cây có mùi thơm dễ chịu. Thân vuông, nhẹ, xốp, nhẵn, đường kính khoảng 0,2-0,4 cm. Thân chia đốt, khoảng cách giữa các mấu khoảng 3-7 cm, màu nâu tím hoặc xanh xám, có nhiều lông tơ ở đoạn non và nhẵn ở gần gốc. Mặt cắt ngang có màu trắng, thân già đôi khi rỗng ở giữa. Lá mọc đối chéo chữ thập, phiến lá hình bầu dục hai đầu nhọn, dài 3-6 cm, rộng 1,5-3 cm; cuống lá dài 0,5-1,5 cm, bìa lá có răng cưa nhọn khoảng 2/3 về phía trên. Gân lá hình lông chim, gân phụ 4-5 đôi, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới. Hai mặt đều có lông và có nhiều chấm nhỏ (lông tiết). Cụm hoa là xim co mọc ở nách lá phía ngọn cành; cụm hoa ở phía dưới gần hình cầu có đường kính 15-18 mm, cuống chung dài 2-5 mm; những cụm hoa phía trên gần ngọn hợp thành vòng giả. Lá bắc hình bầu dục thon hẹp, ngắn hơn hay bằng đài. Đài hình chuông, dài 2-2,5 mm, có các điểm tuyến và lông rải rác ở phía ngoài, 5 thùy nhọn, gần bằng nhau. Tràng màu trắng, dài 4-5 mm, nhẵn ở phía ngoài, có lông ở họng; 5 thùy, hợp với nhau thành ống ngắn phía dưới, 2 thùy phía trên lớn, dính nhau gần như hoàn toàn chỉ chia 2 thùy cạn giống như khuyết ở đỉnh, 3 thùy dưới nhỏ và xẻ thùy sâu hơn. Nhị 4, bằng nhau, thò khỏi tràng, chỉ nhị nhẵn, màu trắng. Bao phấn hình hạt đậu, màu vàng nâu, 2 ô song song, nứt dọc, hướng trong. Hạt phấn rời, hình cầu hay bầu dục, nhiều rãnh ngoằn nghèo, đường kính 27,5-30 μm. Lá noãn 2, bầu 2 ô, sau có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính đáy. Vòi nhụy màu trắng dài hơn nhị, đầu nhụy xẻ 2 thùy. Quả bế tư đựng trong đài tồn tại, quả hình trứng, dài 0,6-0,8 mm, màu nâu

Đặc điểm giải phẫu:

Thân Vi phẫu vuông, bốn góc lồi nhiều hoặc ít tùy theo thân non hay thân già. Biểu bì là 1 lớp tế bào hình chữ nhật khá giống nhau, rải rác có chứa chất tiết màu vàng, cutin răng cưa. Lông che chở từ 2-6 tế bào xếp thành 1 dãy (rất ít gặp), bề mặt lấm tấm, có đoạn bị thắt hẹp lại. Lông tiết rất nhiều, có hai loại: lông tiết đầu đơn bào, hình bầu dục, chân ngắn; và loại lông tiết to, tròn, đầu 4-8 tế bào chứa tinh dầu, chân là một tế bào ngắn hoặc có chân là tế bào biểu bì, thường nằm trong vùng lõm của biểu bì trên và dưới. Bên dưới biểu bì là mô dày tròn, tập trung nhiều ở bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết, khoảng 2-4 lớp tế bào, vách mỏng. Nội bì đai Caspary, rải rác có tế bào chứa chất tiết, 1-2 lớp trụ bì bị ép dẹp. Libe ít, tế bào nhỏ, vách mỏng. Gỗ 2 nhiều, tập trung ở 4 góc; mô mềm cấp 2 tẩm chất gỗ có ở bốn cạnh tạo thành vòng liên tục. Bó gỗ 1 nhiều, nằm phía dưới gỗ 2. Mô mềm tủy là những tế bào tròn, to, xếp chừa các khuyết nhỏ; vùng sát với gỗ có thể hóa mô cứng. Ở thân già tầng sinh bần xuất hiện ngay trên trụ bì làm một số vùng mô mềm vỏ phía ngoài chết đi và bong ra. Trụ bì và mô mềm vỏ hóa mô cứng rải rác. Gỗ 2 rất phát triển và mô mềm tủy bị thu hẹp Cuống lá Mặt trên lõm, mặt dưới lồi, có 2 cánh ngắn. Tế bào biểu bì hình đa giác, cutin răng cưa, trên biểu bì có lông che chở và lông tiết như ở thân. Sát biểu bì có khoảng 1-4 lớp mô dày tròn tập. Mô mềm khuyết gồm những tế bào tròn, vách mỏng. Hệ thống dẫn hình cung, gián đoạn ở giữa, gỗ ở trên, libe ở dưới. Một vài lớp mô dày tròn bao quanh cung libe gỗ; 2 bó libe gỗ phụ ở 2 bên cánh. Lá Gân giữa: Mặt trên hơi lõm, mặt dưới lồi nhiều. Tế bào biểu bì trên và dưới khá đều, cutin răng cưa, lông che chở và lông tiết giống như ở thân và có ở cả 2 mặt lá. Mô dày tròn nằm sát biểu bì trên và dưới, khoảng 1-2 lớp. Mô mềm khuyết gồm những tế bào tròn to, vách mỏng. Bó libe gỗ hình cung, nằm giữa phần mô mềm. Ở những lá già, cung libe gỗ có mô dày bao quanh. Phiến lá: Tế bào biểu bì hình bầu dục, biểu bì trên lớn hơn biểu bì dưới. Mô mềm giậu ở sát biểu bì trên, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau, dưới mỗi tế bào biểu bì có khoảng 2-3 tế bào mô giậu. Mô mềm khuyết gồm 3-7 lớp tế bào, khuyết nhỏ.

Đặc điểm bột dược liệu:

Bột toàn cây có màu xanh lục nhạt, mùi thơm, vị the mát. Thành phần: Mảnh biểu bì có vách hơi ngoằn ngoèo mang lỗ khí kiểu trực bào. Mảnh biểu bì gân lá hình đa giác thuôn dài; ít lông che chở đa bào, bề mặt lấm tấm. Nhiều lông tiết chân ngắn, đầu tròn có 1 hoặc nhiều tế bào (thường là 2, 4, 8 tế bào) chứa tinh dầu màu vàng nhạt, chiết quang. Mảnh mô mềm của lá và thân. Mảnh mạch vạch, điểm,... Sợi dài và ít tế bào mô cứng.

Phân bố, sinh học và sinh thái:

Thường gặp ở các nước châu Âu, châu Á. Trồng ở hầu khắp các tỉnh và thành phố như: Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây… Mùa hoa tháng 6-9, mùa quả tháng 10-11. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất phù sa, đất thịt.

Bộ phận dùng:

Dược liệu dùng là lá hay cây đã bỏ rễ phơi khô(Folium et Herba Menthae arvensis) . Cây được chặt thành những đoạn dài tối đa là 30 cm. Loại bỏ tạp chất, phun nước cho hơi ẩm, ủ hơi mềm, cắt thành đoạn ngắn, sấy khô ở nhiệt độ thấp. Trước khi dùng có thể sao ở nhiệt độ thấp hơn 60 oC. Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát.

Thành phần hóa học:

Tinh dầu là hoạt chất chính với hàm lượng 0,5-1%. Tinh dầu không màu hay vàng nhạt, có mùi bạc hà đặc biệt, vị cay, sau mát. Tinh dầu bạc hà di thực vào Việt Nam chứa sabinen, myrcen, α-pinen, limonen, cineol, methylheptenon, menthon, isomenthol, menthyk acetat, neomenthol, menthol, isomenthon, pulegon.