B's mart là gì

Trong những năm gần đây, cửa hàng tiện lợi phát triển cực kỳ mạnh, xuất hiện trên nhiều góc phố ở các thành phố lớn. Ở Việt Nam hiện nay có những thương hiệu nào đang dẫn đầu, chinh phục được người tiêu dùng Việt?

1. Cửa hàng tiện lợi là gì?

Cửa hàng tiện lợi hay cửa hàng tiện ích không phải cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini. Đây là một mô hình doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, đặt sự tiện lợi lên hàng đầu. Ở đây bạn có thể tìm thấy các mặt hàng thiết yếu hằng ngày, nằm ở vị trí dân cư đông đúc, thuận tiện di chuyển và mở cửa 24/7. 

Ở nước ngoài, nhất là các nước phát triển, hình thức cửa hàng này đã nở rộ từ lâu. Ở Việt Nam thì trong vài năm trở lại đây chúng mới xuất hiện nhưng được đón nhận rất tốt, tiềm năng phát triển trong tương lai gần rất cao.

2. Cửa hàng tiện lợi bán gì?

Về sản phẩm kinh doanh, cửa hàng tiện ích cũng có những sản phẩm tương tự như cửa hàng tạp hóa [vậy nên thường hay bị nhầm lẫn]. Đó là thực phẩm, nước giải khát, đồ dùng thiết yếu hằng ngày như hóa mỹ phẩm. Nhưng điểm khác biệt là nếu cửa hàng, siêu thị thông thường bán đồ tươi sống để người mua về chế biến thì cửa hàng tiện ích sẽ bán những loại thực phẩm có thể sử dụng ngay. Ví dụ như bánh bao, mì gói, bánh mì, cơm hộp làm sẵn,… Trong cửa hàng bao giờ cũng có lò vi sóng để hâm nóng thức ăn cho khách hàng. Đa phần cũng có chỗ ngồi để dùng bữa trực tiếp. 

3. Tiện ích mở rộng của cửa hàng tiện lợi

Ngoài ra, hiện nay cửa hàng tiện ích còn bắt đầu mở rộng nhiều dịch vụ khác nữa như thanh toán tiền điện nước, bán thẻ điện thoại, bán dược phẩm, đổi tiền từ ví điện tử,… Có thể nói, cửa hàng tiện lợi bán những gì chúng ta cần hằng ngày và có thể sử dụng luôn, đặt tính tiện – nhanh lên trên hết.

4. Những món ăn trong cửa hàng tiện lợi có ngon không?

Các món ăn cửa hàng tiện lợi sẽ có điểm khác biệt một chút so với quán ăn thông thường. Ở đây chủ yếu bán các món làm nhanh, tiện như mỳ gói, bánh mì. Còn các món cầu kỳ hơn như cơm hộp, mì,.. thì là kiểu làm sẵn đóng hộp, khi ăn quay lò vi sóng. Hay đồ ăn sáng cửa hàng tiện lợi thì còn có các món như bánh bao, bánh giò, há cảo,… Tùy từng thương hiệu nhưng chất lượng đồ ăn ở cửa hàng tiện ích không hề tệ, được chế biến phù hợp với khẩu vị của số đông.

5. Cửa hàng tiện lợi nào rẻ nhất?

Bạn sẽ không thể tìm thấy một cửa hàng tiện lợi nào rẻ nhất, chỉ có thể tìm thấy món hàng rẻ nhất trong một cửa hàng tiện lợi.

Các thương hiệu cửa hàng tiện ích ở nước ta hiện nay đa phần đều đến từ nước ngoài và là tập đoàn lớn. Thị trường cửa hàng tiện ích đang cực kỳ nóng nên để cạnh tranh với đối thủ, khung giá chênh lệch giữa các cửa hàng thường không cao. Giá cả trung bình của cửa hàng tiện lợi cũng không đắt đỏ hơn quá nhiều so với cửa hàng tạp hóa, siêu thị thông thường.

6. Hình thức thanh toán ở cửa hàng tiện lợi

Vì đề cao tính tiện lợi, mong muốn đem đến sự tiện lợi nhất cho khách hàng nên hình thức thanh toán ở đây cũng siêu đa dạng và linh động. Ngoài trả bằng tiền mặt, bạn có thể thanh toán bằng thẻ ngân hàng, thẻ visa, ví điện tử,… 

7. 11 cửa hàng tiện lợi phổ biến nhất

7.1. Circle K

Circle K chắc chắn là hệ thống cửa hàng tiện ích phủ sóng rộng nhất tại Hà Nội hiện nay. Có nguồn gốc từ Mỹ, đến nay Circle K đã có gần 70 năm hoạt động, phủ sóng khắp thế giới. Thương hiệu này được yêu thích bởi cả người Việt lẫn người nước ngoài vì không gian thoải mái, năng động và mặt hàng đa dạng.

7.2.Thương hiệu GS25

GS25 là cửa hàng tiện lợi đến từ Hàn Quốc, có phong cách rất hiện đại và lịch sự. Mặt hàng ở GS25 có rất nhiều sản phẩm “chuẩn Hàn”, nhập khẩu từ Hàn Quốc. GS25 hiện có mặt ở Hà Nội, Sài Gòn và Bình Dương.

7.3. Thương hiệu Cheers

Thương hiệu Cheers ra mắt năm 2018, phục vụ 24h. Ở Cheers có khá nhiều món ăn phục vụ cả 3 bữa ngon miệng như cơm phần, sushi, mì, salad, sandwich,… Mọi cơ sở đều có khu bàn ghế để ăn trực tiếp sạch sẽ, rộng rãi.

7.4. Thương hiệu 7-Eleven

7-Eleven là chuỗi cửa hàng tiện ích vô cùng nổi tiếng thế giới, đã có gần 60 ngàn cơ sở khắp 17 quốc gia. 7-Eleven đặc biệt phát triển tại Nhật Bản và Đài Loan, gần như trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Cửa hàng tiện lợi 7-Eleven đã xuất hiện tại TP Hồ Chí Minh và được yêu thích vì có nhiều món ăn nhanh đóng gói ngon miệng.

7.5. Thương hiệu Ministop

Ministop trực thuộc tập đoàn AEON Nhật Bản vốn rất quen thuộc với người Việt qua hệ thống trung tâm thương mại. Các cửa hàng Ministop khá nhỏ đúng như tên gọi, đôi khi chỉ là một sạp hàng ở góc phố. Tại đây thường bán các món ăn nhanh mang đi. 

7.6. Cửa hàng mini B’s Mart

B’s Mart nghe tên nhiều người thấy lạ nhưng tiền thân của nó chính là FamilyMart quen thuộc. Năm 2013, Thái Lan đã mua lại công ty này và đổi tên lại thành B’s Mart. Hiện nay thương hiệu này có tới hơn 150 cơ sở ở TP Hồ Chí Minh. 

7.7. Cửa hàng tiện lợi My Mart

My Mart là một thương hiệu “thuần Việt” hiếm hoi trên thị trường cửa hàng tiện ích hiện nay. Ở đây đặc sắc nhất là các combo bánh – nước ăn sáng ngon miệng và rất tiện mà giá thì hợp lý.

7.8. Thương hiệu Okono

Chuỗi cửa hàng Okono có tuổi đời khá trẻ, mới thành lập từ năm 2016. Okono có mặt ở Hà Nội với mặt hàng đa dạng không khác gì siêu thị mini ở mỗi cơ sở.

7.9. Thương hiệu Kmart

Kmart là viết tắt của Korea Mart. KMart khá khác biệt vì chuyên bán đồ Hàn Quốc. Tại đây bạn sẽ tìm được nhiều thực phẩm và hàng hóa đến từ xứ sở kim chi. 

7.10. Thương hiệu Guardian

Đây là thương hiệu trực thuộc tập đoàn Dairy Farm. Guardian chuyên bán các mặt hàng chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp đến từ hơn 500 thương hiệu lớn nhỏ khác nhau. Đến nay hãng đã có hơn 100 cơ sở toàn quốc.

Cửa hàng tiện lợi đang dần trở nên quen thuộc với người Việt và được dự báo sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng của không ít người, nhất là dân thành thị. Trong đời sống bận rộn ngày nay, sự xuất hiện của chúng cũng là điều tất yếu và đem tới giá trị không nhỏ.

MỞ VINID – THẢ GA MUA SẮM ONLINE

Xem thêm bài viết liên quan:

Đi chợ Online, nhận ngàn ưu đãi!

Đi chợ Online – Cung cấp thêm 500+ mặt hàng nhu yếu phẩm

Công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái đã “chia tay” đối tác FamilyMart và một mình phát triển một thương hiệu bán lẻ mới mang tên B’s mart.

Thông tin thành lập Công ty TNHH B’s mart vừa được Phú Thái công bố ngày 20-6 tại TPHCM cho khoảng 350 nhà cung cấp, khách hàng, đối tác.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Phan Việt Hưng, Phó tổng giám đốc của Phú Thái xác nhận đơn vị này đã mua lại toàn bộ cổ phần của FamilyMart trong liên doanh mang tên Công ty TNHH Việt Nam FamilyMart trước đó để thành lập thương hiệu bán lẻ B’s mart. Tuy nhiên, ông không cho biết số phần trăm cổ phần này là bao nhiêu.

B’s mart có 100% vốn đầu tư từ Phú Thái, theo mô hình của Thái Lan. Tuy nhiên, theo ông Hưng, thương hiệu B’s mart hiện có vài cửa hàng ở Thái Lan.

Ông Hưng cũng cho biết, với thỏa thuận mua lại cổ phần này, các cửa hàng vốn trước đây mang tên FamilyMart đã được đổi tên thành B’s mart. Tuy nhiên, không phải là tất cả. Theo đó, FamilyMart vẫn còn một cửa hàng tại TPHCM và tiếp tục phát triển thương hiệu tại Việt Nam.

Điều này đúng với thông tin của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online có trước đó, rằng liên doanh của FamilyMart và Phú Thái thực hiện mở nhiều cửa hàng tiện lợi, tuy nhiên, trong đó có những cửa hàng có 100% vốn của FamilyMart. Vì vậy, các cửa hàng này không chịu tác động bởi việc mua lại cổ phần.

Như vậy, FamilyMart không rút khỏi Việt Nam như tin đồn trước đó mà chỉ là tách khỏi liên doanh với Phú Thái.

Ông Phidsanu Pongwatana, Tổng giám đốc của Công ty TNHH B’s mart cho biết, kế hoạch của B’s mart từ nay đến cuối năm là mở thêm 20 cửa hàng tiện lợi ở TPHCM để kết thúc năm 2013, tổng số điểm bán là 62. Sau đó, B’s mart sẽ tiếp tục đầu tư tại Hà Nội.

Các cửa hàng B’s mart, theo ông Phidsanu Pongwatana, sẽ bày bán khoảng 2.500 mặt hàng và sẽ có những mặt hàng mang phong cách Thái.

Bên cạnh đó, B’s mart còn ấp ủ kế hoạch mở thêm siêu thị, đại siêu thị, nhà sách và nhà thuốc. Tuy nhiên, thời gian vẫn chưa được tiết lộ.

Giữ thỏa thuận với nhà cung cấp cũ

Theo ông Phidsanu Pongwatana, tất cả các thỏa thuận giữa các nhà cung cấp với FamilyMart còn hiệu lực sẽ được chuyển sang công ty pháp nhân mới. Mọi vấn đề liên quan như công nợ, hàng hóa sẽ do công ty mới tiếp nhận, xử lý.

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn.

Bài viết này hữu ích chứ?

Không

Video liên quan

Chủ Đề