Tại sao có sóng thần

Một trong những hiện tượng tự nhiên mà bất cứ ai cũng từng nghe tới? Nếu bạn đang tò mò về thuật ngữ sóng thần là gì?Ảnh hưởng của nó như thế nào? Thì không thể bỏ qua những thông tin chúng tôi mang lại sau đây.

Sóng thần là gì?

Sóng thần là một trong những hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống. Hậu quả mà nó gây ra luôn mang lại những thiệt hại nặng nề về người và vật chất cho cuộc sống loài người. Vậy sóng thần là gì? Nó là hiện tượng các đợt sóng lớn được hình thành do các lượng nước lớn của đại dương bị di chuyển chớp nhoáng tạo nên.

Được mệnh danh là cơn giận dữ của đại dương, nó sẽ càn quét tất cả những thứ gây cản trở trong quá trình di chuyển của mình. Cái tên sóng thần được xuất phát từ Nhật Bản được biết tới là Tsunami, nơi đây là một đất nước được biết tới là nơi thường xuyên đón nhận những trận sóng thần lớn nhất lịch sử.

Đặc điểm chủ yếu của sóng thần đó là tốc độ di chuyển cực lớn mà chỉ mất ít năng lượng, chứa sức tàn phá nặng nề có phạm vi hàng nghìn km. Có 3 loại sóng biển chủ yếu được chia ra dựa vào độ sâu của tầng nước là nông, sâu và trung bình.

Những cơn sóng thần khi đổ bộ vào đất liền chủ yếu là sóng ở tần nước nông. Do khi tiến lại các vùng nước nông gần bờ tốc độ di chuyển của chúng giảm dần, các ngọn sóng thu hẹp diện tích và tăng về chiều cao, khoảng cách giữa các đợt sóng gần nhau hơn làm giảm không gian tiếp xúc và giảm sức mạnh.

Nguyên nhân gây ra sóng thần

Sự hình thành các đợt sóng thần đã được nghiên cứu qua nhiều thế kỉ và cũng đã cho ra được nguyên nhân chính xác nhất để giải thích cho hiện tượng này. Tuy nhiên với nhiều thảm họa tự nhiên thì sóng thần đôi khi bị nhầm lẫn với những lại sóng lớn khác có đặc điểm gần giống. Nhưng, sóng thần là một loại sóng đặc biệt xuất hiện tương đối nhiều nguyên nhân khác nhau.

Một trong số đó là do những trận động đất ngầm có tâm chấn nằm sâu trong lòng đại dương hình thành nên. Nguyên nhân sâu xa đó là do sự chuyển động không cùng chiều của các mảng đại dương, thềm lục địa hay rìa lục địa. Khi di chuyển như vậy nếu chúng va chạm vào nhau sẽ gây ra các cơn địa chấn dưới lòng biển còn gọi là động đất.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể làm xuất hiện các đợt sóng thần cũng có thể xuất phát từ sự hoạt động của các ngọn núi lửa ngầm nằm dưới đáy biển. Khi chúng phun trào sẽ gây nên tác động tới lượng nước làm xuất hiện các cột nước có áp suất lớn như những cột nước lớn trào lên mặt nước.

Nói chung nguyên nhân hiện diện trước mặt mà mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy đó là do sự dịch chuyển của một lượng nước lớn. Lượng nước đột ngột di chuyển do tác động của các trận động đất, phun trào núi lửa, va chạm của các thiên thạch, hay các vụ nổ do tác động ngoại lực…sẽ gây nên sóng thần nhưng ở các mức độ khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết sóng thần

Sóng thần là hiện tượng bất chợt của thiên nhiên mà con người khó đoán trước được, mặc dù vậy qua nhiều năm nghiên cứu những đợt sóng thần đã rút ra được những đặc điểm nhất định. Đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết cũng như phân biệt sóng thần với các loại sóng khác. Cụ thể là:

  • Khi nhận thấy các trận động đất lớn, vì chúng sẽ tạo nên những va chạm dưới lòng đất với đáy biển tác động trực tiếp tới thể thể tích nước.
  • Sự xuất hiện của các hạt bọt nước trên diện rộng, mùi hôi từ nước biển thổi vào.
  • Khi đáy biển nghiêng làm cho mực nước rút khỏi bờ có thể lên tới hàng trăm mét, nhiệt độ của nước cao đột ngột, có tiếng nổ lớn ngoài đại dương.
  • Hay một số hiện tượng như vệt sáng đỏ chân trời, các đàn hải âu bay ngược biển, tiếng ồn khi sóng va vào bờ biển, trên trời xuất hiện nhiều đám mây đen…

Hậu quả của sóng thần

Khi vị trí tâm chấn của sóng thần càng gần với đất liền, chu kì sóng sẽ càng giảm. Điều này đồng nghĩa với việc, sức tàn phá của các đợt sóng thần sẽ diễn ra nhanh và mạnh hơn.

Sóng thần là những cột nước cao hàng chục mét, càn quét tất cả mọi thứ nơi chúng đi qua. Gây ra những thiệt hại không thể lường trước được.

Ảnh hưởng của sóng thần có thể kéo dài hàng ngàn km kể từ tâm chấn.

Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi sóng thần là vùng ven biển có chiều cao thấp hơn 15m so với mực nước biển. Ngoài ra, những vùng vịnh có cửa biển hẹp sẽ chịu tác động lớn hơn do sức mạnh của sóng thần được khuếch đại hơn.

Sức mạnh hủy diệt của sóng thần còn được tạo ra bởi sự cộng hưởng khi các đợt sóng xô nhau liên tiếp tràn vào đất liền. Hiệu ứng cộng hưởng này làm gia tăng sức mạnh và sự tàn phá của sóng thần lên gấp nhiều lần.

Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều trận sóng thần với sức tàn phá khủng khiếp. Trong số đó phải kể đến trận sóng thần xảy ra tại đảo Sumatra thuộc Indonexia ngày 26-12-2004. Một trận động đất mạnh 9,1 độ richter là nguyên nhân gây ra trận sóng thần này, nó đã gây ra một trận sóng thần kinh hoàng càn quét bờ biến các nước Indonexia, Thái Lan, Malaysia và kéo dài sang tận châu Phi. Nó đã cướp đi mạng sống của 283.000 người, hơn 1.100.000 người mất nhà cửa, thiệt hại hàng chục tỷ USD.

Một số trận sóng thần mạnh từ trước đến nay:

  • Trận sóng thần ở Đảo Vancouver, Canada năm 1700
  • Trận sóng thần ở Lisboa, Bồ Đào Nha năm 1755
  • Nổ ngọn núi lửa Krakatoa ở Indonesia năm 1883
  • Trận sóng thần Newfoundland, Canada năm 1929
  • Trận sóng thần Thái Bình Dương năm 1946
  • Trận sóng thần Chile nằm 1960
  • Thảm họa Đập Vajont, Italia nằm 1963
  • Trận sóng thần Ngày thứ Sáu Tuần thánh ở Thái Bình Dương nằm 1964
  • Trận sóng thần Vịnh Moro, Philippines nằm 1976
  • Trận sóng thần Tumaco ở Thái Bình Dương năm 1979
  • Trận sóng thần Okushiri, Nhật Bản năm 1993
  • Trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004
  • Trận sóng thần nam Đảo Java, Indonesia năm 2006
  • Trận sóng thần Chile năm 2010
  • Trận sóng thần Sendai, Nhật Bản năm 2011

Trên đây là những thông tin chúng tôi đã thu thập được về sóng thần để cung cấp tới cho mọi người cùng tìm hiểu. Hãy cũng theo dõi thêm những bài viết của chúng tôi để tìm hiểu được những thông tin bổ ích khác ngay hôm nay.

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta, dù ít hay nhiều, cũng đã từng được nghe về sóng thần - một trong những hiện tương thiên nhiên có sức tàn phá khủng khiếp nhất. Tuy nhiên liệu bạn đã thực sự hiểu rõ sóng thần là gì và nó được hình thành như thế nào hay chưa? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm lời giải đáp cho một số câu hỏi xoay quanh “cơn phẫn nộ của đại dương”.
 


 

Sóng thần là gì?

Sóng thần có thể hiểu là một loạt các đợt sóng liên tiếp, xảy ra khi một khối nước đại dương khổng lồ bị dịch chuyển một cách chớp nhoáng trên một phạm vi rất lớn. Về bản chất vẫn có thể coi sóng thần như những cơn sóng biển thông thường khác. Tuy nhiên nguyên nhân tạo ra sóng thông thường là do gió còn nguyên nhân tạo ra sóng thần là do sự dịch chuyển đi lên của một khối nước khổng lồ. Bên cạnh đó, những cơn sóng thông thường chỉ có chiều dài khoảng 150 mét trong khi chiều dài của sóng thần có thể lên tới hàng trăm kilômét [km]. Nguyên nhân gây ra sóng thần có thể là do động đất, núi lửa phun trào, lở đất hay va chạm thiên thạch.
 


 

Sóng thần bắt nguồn từ đâu?

Nguyên nhân hình thành sóng thần:

Để giải thích cho hiện tượng hình thành sóng thần, trước hết chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu qua một chút về cấu tạo của vỏ Trái Đất. Theo đó, phía ngoài cùng của vỏ Trái Đất gồm hai lớp là thạch quyển và quyển mềm. Thạch quyển gồm những lớp đất đá cứng tạo nên các mảng kiến tạo riêng biệt, mỗi mảng này sẽ tạo thành lục địa hoặc đáy đại dương. Còn quyển mềm tuy cũng bao gồm các lớp vật chất cứng song nhiệt độ và áp suất rất cao đã khiến chúng trở thành dạng dẻo với độ nhớt nhẹ. Chính độ nhớt đó đã khiến cho các mảng kiến tạo bên trên luôn luôn chuyển động với vận tốc rất chậm [khoảng 50 - 100mm/năm].

Khi hai mảng kiến tạo va vào nhau, một mảng sẽ bị đẩy lên còn mạng kia đi xuống. Và khi sức ép do vụ va chạm vượt quá khả năng chịu đựng của mảng, sự đứt gãy xảy ra, giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ và gây ra động đất. Nếu vụ động đất này xảy ra ở dưới đáy đại dương, nguồn năng lượng đó sẽ tác động vào nước biển khiến cho một thể tích nước khổng lồ bị đẩy lên cao. Sau đó dưới sự tác động của trọng lực, khối nước này lại bị kéo xuống, tạo nên những cơn sóng thần. Đây chính là nguyên nhân giải thích sự hình thành do động đất dưới đáy biển. Bên cạnh đó, núi lửa phun trào, va chạm thiên thạch hay lở đất cũng có thể là nguyên nhân khiến cho một khối lượng nước cực lớn bị dịch chuyển và từ đó tạo ra sóng thần.
 

Núi lửa phun trào dưới đại dương là một trong những nguyên nhân gây sóng thần
 

Sự hình thành sóng thần xảy ra như thế nào?

Khi một khối lượng nước khổng lồ bị dịch chuyển vị trí [mà cụ thể hơn là bị đẩy lên cao], chúng sẽ nhanh chóng rơi xuống do sự tác động của trọng lực. Sau khi rơi xuống, chúng sẽ tỏa gợn sóng ra khắp đại dương như thể bạn ném một cục đá vào trong ao nước và đây chính là lúc sóng thần hình thành. Thông thường nguồn năng lượng của một cơn sóng thần sẽ hướng xuống đáy biển do đó ở những vùng nước sâu, chiều dài sóng thường rất thấp và những người ở trên tàu giữa đáy đại dương thường rất khó nhận ra sóng thần. Sau đó, cơn sóng đi qua đại dương với vận tốc trung bình khoảng 700 - 800 kilômét một giờ [km/h]. Khi đến gần đất liền, do vùng nước trở nên nông hơn, nguồn năng lượng khổng lồ bắt đầu đẩy nước lên cao và tạo thành một bức tường nước khổng lồ. Lúc này, vận tốc của con sóng cũng được giảm xuống còn khoảng 20 - 50 km/h, nhỏ hơn rất nhiều so với lúc ở trên đại dương song rõ ràng con người cũng không thể chạy được với tốc độ như vậy.

Thông thường, những cơn sóng thần chứa một nguồn năng lượng khổng lồ, di chuyển với tốc độ cao ngoài đại dương và mất rất ít năng lượng. Do đó một trận sóng thần có thể gây thiệt hại cực lớn ở khu vực cách nơi chúng bắt đầu tới hàng nghìn km. Bên cạnh đó, sóng thần sẽ gồm những đợt sóng liên tiếp nhau đồng thời cách càng gần đất liền thì chu kỳ sóng càng giảm. Vì vậy mà mỗi trận sóng thần thường sẽ bao gồm nhiều đợt sóng nhanh và mạnh ập vào liên tiếp.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để giải đáp các thắc mắc sóng thần là gì cũng như sóng thần được hình thành như thế nào. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã có thêm một số kiến thức để có thể hiểu thêm về “cơn phẫn nộ của đại dương” và từ đó có biện pháp đề phòng nếu chẳng may gặp phải. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Mời các bạn cùng xem clip dưới đây để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành sóng thần

Video liên quan

Chủ Đề