Bulltrap là gì

Bull Trap là thuật ngữ quen thuộc trong chứng khoán. Để tránh bẫy Bull Trap hiệu quả, nhà đầu tư cần hiểu Bull Trap là gì, đặc điểm và cách hình thành Bull Trap.

Nội dung chính

  • Hiểu về hiện tượng Bull trap trên thị trường chứng khoán
  • Đặc điểm nhận biết Bull trap
  • Cách tránh bẫy Bull trap hiệu quả khi tham gia giao dịch chứng khoán

Bull trap [thị trường giá lên] là thuật ngữ quen thuộc trong chứng khoán nhưng Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu tường tận. Bài viết sau đây sẽ giải thích giúp bạn khái niệm Bull Trap trong chứng khoán nghĩa là gì, nguyên nhân dẫn đến Bull Trap và cách tránh bẫy Bull Trap hiệu quả.

1. Bull Trap là gì?

Bull Trap [thị trường giá lên] được gọi là “bẫy tăng giá”, đây là thuật ngữ chuyên môn trong thị trường chứng khoán, ám chỉ một tín hiệu giao dịch cổ phiếu có tính chất đánh lừa nhà đầu tư [NĐT] rằng xu hướng giảm đã kết thúc và thị trường đang đảo chiều đi lên.

Chính sự sai lệch này khiến NĐT nuôi hy vọng vào sự tăng trưởng của mã cổ phiếu này và liên tục mua vào. Nhưng sau thời điểm Bull Trap xảy ra, giá quay đầu giảm xuống trở lại khiến các trader đã mua vào bị thua lỗ.

Trái ngược với Bull Trap là Bear Trap [bẫy giảm giá]: Đây là tín hiệu đảo chiều giảm giá trong khi thị trường có xu hướng tăng. Bẫy Bear Trap khiến NĐT lầm tưởng thị trường giảm rồi nhanh chóng đặt lệnh bán ra để có thể đón đầu xu hướng mới.

Tuy nhiên, thực tế thì giá chỉ vừa giảm xuống một chút đã có thể nhanh chóng đổi chiều tăng trưởng.

Bull Trap và Bear Trap là những bẫy rủi ro mà NĐT khó tránh khỏi khi tham gia đầu tư chứng khoán, đặc biệt là những NĐT mới còn thiếu kinh nghiệm và tâm lý chưa vững vàng.

Giải đáp Bull Trap trong chứng khoán là gì?

2. Nguyên nhân dẫn đến Bull Trap?

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến Bull Trap:

Bị “cá mập” [NĐT lớn] thao túng: Họ liên tục mua một mã cổ phiếu để tạo cơn sốt tăng giá ảo. Lúc này, các trader thiếu kinh nghiệm thấy giá tăng sẽ thực hiện mua vào. Khi đạt ngưỡng kỳ vọng, cá mập bắt đầu xả hàng để thu lời.

Các sự kiện hoặc tin tức bất ngờ: Khi có những tin tức bất ngờ, thường thì vấn đề chính trị không thể đoán trước được. Các NĐT sẽ mua vào ồ ạt khiến giá tăng tạm thời.

Hiệu ứng tăng giá: Tại thời điểm nhiều NĐT cùng tiến hành lệnh mua vào sẽ gây ra hiệu ứng tăng giá. Thế nhưng tín hiệu này chỉ là giả và tạm thời, giá sẽ lại giảm mạnh khi công đoạn mua này dừng lại.

3. Đặc điểm của Bull Trap trong thị trường chứng khoán?

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là Bull Trap hay xuất hiện ở các điểm Pivot [điểm kháng cự] hoặc ngưỡng kháng cự. Khi biểu đồ thống kê xuất hiện mô hình giá 2 đỉnh có hình giống như chữ M, báo hiệu một xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Cảnh giác với 5 dấu hiệu Bull Trap

Giai đoạn 1

Khi giá tăng và đạt ngưỡng kháng cự, sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Hoặc là tiếp tục giảm nếu không có đòn bẩy tăng giá hoặc sẽ phá kháng cự rồi đi lên 1 chút sau đó giảm dần.

Giai đoạn 2

Có hiện tượng break out [cổ phiếu đột phá] và các NĐT sẽ nhảy vào mua ồ ạt.

Giai đoạn 3

LO [lệnh giới hạn] được tung ra để lấp đầy, từ đấy làm giảm đà tăng nên cổ phiếu sẽ ngừng tăng cao.

Giai đoạn 4

Giai đoạn tiếp tục giằng co nên khi giá xuống, một số NĐT sẽ hoảng loạn và đóng vị thế mua của mình.

Giai đoạn 5

Giá cổ phiếu tiếp tục đi xuống đến giới hạn cắt lỗ khiến các NĐT buộc phải bán cổ phiếu ra với mức thấp hơn. đây là lúc, Bull trap xuất hiện, có thể xem là cuộc khởi nghĩa thất bại; và bên bán vẫn chiếm ưu thế hơn khi làm chủ tình hình.

4. Cách tránh bẫy Bull Trap hiệu quả

Hầu hết các NĐT đều từng gặp Bull Trap ít nhất 1 lần cho dù tham gia vào sàn giao dịch nhỏ hay lớn. Vậy biện pháp nào giúp trader nhận diện nhịp Bull Trap và ngăn chặn hiệu quả nhất? TOPI xin mách bạn một số chiêu phòng ngừa bẫy tăng giá sau:

Cách thoát bẫy Bull Trap hiệu quả

4.1. Trang bị những kiến thức tốt về phân tích kỹ thuật

Bull Trap chỉ là 1 dạng bẫy trong đầu tư chứng khoán, cổ phiếu… Để tránh các bẫy giá tăng và nhiều bẫy chứng khoán khác; bạn cần trang bị cho mình kiến thức phân tích kỹ thuật tốt. Phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp tốt nhất để NĐT có thể giảm thiểu được rủi ro.

4.2.  Hiểu được tâm lý thị trường và có độ “lì” nhất định

Ngay cả những trader lâu năm cũng có thể dính bẫy Bull Trap nếu không kìm hãm được sự sợ hãi của bản thân. Ngoài việc nắm bắt tâm lý thị trường, nhà đầu tư cần có chính kiến, làm chủ lối chơi và có độ gan lì khi giá quay đầu giảm.

4.3. Không ngừng học hỏi từ những nhà đầu tư có kinh nghiệm

Những NĐT lâu năm thường đúc kết được những mẹo vặt hữu ích. Vì vậy học hỏi từ các cao nhân, tiền bối sẽ giúp bạn rút ngắn được con đường và hạn chế thua lỗ.

4.4. Đặt điểm cắt lỗ cụ thể cho bản thân mình

Mặc dù đã tìm hiểu và trang bị kiến thức về các bẫy trong chứng khoán nhưng khi lâm trận, ngay cả những NĐT kỳ cựu cũng khó tránh khỏi rủi ro. Khi đó, hãy chủ động hạn chế thiệt hại khi gặp bẫy giá tăng bằng cách:

- Đặt điểm cắt lỗ chặt chẽ ngay trong lúc vào lệnh mua một cách cụ thể và rõ ràng; không nên để một vụ trader lỗ quá 10%/ 1 vụ.

- Hãy bình tĩnh, chờ tín hiệu xác nhận từ khối lượng thanh toán giao dịch lớn mới vào. Không nên “tất tay” vì như thế độ rủi ro rất cao.

- Phân tích kỹ mô hình breakout ở vùng kháng cự và mô hình nến phải mạnh.

- Chờ thanh nến tiếp theo xuất hiện sau thời điểm phá vùng kháng cự để đảm bảo không xảy ra Bull Trap.

- Nghiên cứu về khối lượng giao dịch hoặc chỉ báo OBV [On Balance Volume - chỉ báo khối lượng cân bằng] bởi nó sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ thắng cao.

- Tránh đặt tỷ lệ đòn bẩy quá cao dễ dẫn đến rủi ro cháy tài khoản.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ Bull Trap là gì và những cách giúp đánh bại bẫy giá tăng một cách hiệu quả. Hãy theo dõi TOPI để tìm hiểu thêm về các bẫy chứng khoán khác và những cách đầu tư hiệu quả mang lại lợi nhuận cao.

Bull trap là gì?

Trong bối cảnh downtrend như hiện nay, thị trường chứng khoán ghi nhận nhiều phiên "sáng xanh, chiều đỏ" khiến nhà đầu tư hoang mang.

  • Là một thuật ngữ ám chỉ tín hiệu đánh lừa nhà đầu tư rằng xu hướng giảm đã kết thúc và thị trường trở nên hấp dẫn, khiến nhà đầu tư nhảy vào thị trường
  • Là một thuật ngữ ám chỉ tín hiệu đánh lừa nhà đầu tư rằng xu hướng tăng đã kết thúc và thị trường sẽ sớm điều chỉnh, khiến nhà đầu tư bán bớt cổ phiếu đang sở hữu
  • Là một thuật ngữ ám chỉ tín hiệu đánh lừa nhà đầu tư rằng xu hướng sideway đã kết thúc và thị trường sẽ thiết lập xu hướng, khiến nhà đầu tư cẩn trọng khi tham gia thị trường
  • Không phải 3 trường hợp trên

Bẫy tăng giá [bull trap] trong xu hướng thị trường đi xuống [downtrend] là một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều, bắt đầu tăng giá [bull] sau một đợt sụt giảm [decline]. Nhưng thực tế, chứng khoán lại quay trở lại xu thế giảm sau tín hiệu phục hồi đó.

  • Là tín hiệu cổ phiếu giảm giá trong khi thị trường đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ chỉ giảm một chút và nhanh chóng quay đầu tăng trở lại
  • Là tín hiệu cổ phiếu tăng giá trong khi thị trường đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ chỉ tăng một chút và nhanh chóng quay đầu giảm trở lại
  • Là tín hiệu cổ phiếu giảm giá trong khi thị trường đang có xu hướng sideway. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ chỉ giảm một chút và nhanh chóng quay đầu tăng trở lại
  • Là tín hiệu cổ phiếu tăng giá trong khi thị trường đang có xu hướng side. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ chỉ tăng một chút và nhanh chóng quay đầu giảm trở lại

Bear trap hay bẫy giảm giá là tín hiệu cổ phiếu giảm giá trong khi thị trường đang có xu hướng tăng. Lúc này, nhà đầu tư thường cho rằng thị trường đang bắt đầu đảo chiều giảm. Vì vậy, họ nhanh chóng thực hiện các lệnh bán với mong muốn đón đầu xu hướng mới. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ chỉ giảm một chút và nhanh chóng quay đầu tăng trở lại. Nó sẽ tiếp tục tăng mạnh cho đến ngưỡng ban đầu hoặc hơn nữa.

  • Là thuật ngữ dùng để chỉ thời điểm thị trường có xu hướng đi lên
  • Là thuật ngữ dùng để chỉ thời điểm thị trường có xu hướng điều chỉnh
  • Là thuật ngữ dùng để chỉ thời điểm thị trường không có biến động
  • Là thuật ngữ dùng để chỉ thời điểm thị trường đang tạm nghỉ

Trạng thái sideway xảy ra khi giá đi ngang trong một biên độ tương đối ổn định và không hình thành một xu hướng cụ thể nào trong một khoảng thời gian tương đối dài. Thay vào đó, diễn biến giá/chỉ số dao động trong một kênh theo chiều đi ngang và không có bên mua hay bên bán chiếm ưu thế.

Trạng Chứng

FILI 

Tags:

Video liên quan

Chủ Đề