Buôn bán đất cát nên thờ vị thần nào năm 2024

Chả là bao năm nay, cũng như nhiều gia đình khác, gia đình ông ấy thờ Thổ công, Thần Tài, tuân theo đúng phong thủy, đặt ban thờ hai vị thần ở sàn nhà, góc bên trái khi bước từ ngoài cửa chính vào nhà.. Ngày nào vợ chồng ông ấy cũng chăm chỉ dâng hoa quả, thắp hương ở ban thờ này.

Ấy vậy mà hôm vừa rồi, vợ chồng ông ấy bỏ tượng Thần Tài, Thần Thổ công ra khỏi bàn thờ, quyết không thờ nữa.

Hỏi tại sao? Ông ấy giải thích: Thần Thổ công là vị thần trông coi, cai quản trong gia đình, định sự họa phúc trong gia đình, Thờ Thần Thổ công là để phù hộ cho an lành, còn Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc cho gia đình, thờ Thần Tài để mong giầu có, nhưng ngẫm ra thờ mà không thấy hiệu quả gì. Vừa rồi, Thần Thổ công chẳng thấy ra tay cứu giúp, để con tôi phải bị truy tố, vào tù vì tội thụt két ở cơ quan, Thần Tài cũng chẳng thấy mặt đâu ra tay cứu giúp tiền bạc, để đến nỗi trong vụ này con tôi phải bồi thường tiền tỷ hà lạm của cơ quan.

Tôi phẩy tay: “Nếu ông không thờ nữa thì dẹp luôn cái ban thờ đó đi, để làm gì cho chật nhà.”

Ông bạn tôi bảo ấy chết, việc thờ thần là việc hệ trọng lắm, dẹp sao được việc thờ cúng, mà chỉ thay việc thờ Thần Tài, Thần Thổ công bằng thờ một vị thần khác, thiêng hơn nhiều, rất nhiều là đằng khác so với hai vị thần kia, để đảm bảo vị thần đó sẽ mang lại an lành và tiền bạc cho gia đình.

Và tôi sửng sốt khi nghe ý tưởng của bạn tôi chọn vị thần mới. Ông ấy bảo:

- Ông có biết vụ năm ngoái Hà Nội chặt bừa bãi và nhoáng nhoàng 7 ngàn cây xanh cổ thụ trên các đường phố không? Dân bức xúc, Các nhà khoa học bất bình, tường phen này sẽ nhiều vị quan chức bị kỷ luật nặng, ấy thế mà Sở Xây dựng Hà Nội chỉ cần giải thích trong quá trình tổ chức thực hiện việc chặt cây này, Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị cơ bản thực hiện theo quy trình về cấp phép, thực hiện chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, trồng bổ sung được quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; Quy trình số 27/QT ban hành ngày 15/7/2011 của Sở Xây dựng về cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh; Quy trình kỹ thuật cắt sửa, chặt hạ cây bóng mát trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 6439/QĐ-SXD ngày 04/8/2010 của Sở Xây dựng. Thế là mọi cơn bão dư luận tan luôn, trời lại trong xanh, biển lại lặng sóng, chẳng có vị quan chức nào việc gì.

Ông lại có biết vụ đưa cả họ vào làm quan ở huyện Mỹ Đức [Hà Nội] khiến dư luận ồn ào, dân rất bức xúc không? Nhưng khi ông Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội phát biểu nếu đối chiếu những quy định hiện hành thì huyện Mỹ Đức không sai trong công tác cán bộ vì “Xem xét quy định của Đảng, Nhà nước và Luật Cán bộ công chức đã quy định rất rõ những chức danh không được bố trí người thân ở trong gia đình đảm nhận. Đối chiếu lại các quy định, những trường hợp báo chí, đơn thư nêu ra thì huyện Mỹ Đức không vi phạm” Như vậy việc đưa cả họ vào làm quan ở địa phương là đúng quy trình, do vậy cơn bão dư luận lại tan luôn, trời lại quang, biển lại lặng sóng, chẳng có vị quan chức nào ở Mỹ Đức bị kỷ luật.

Và vụ gần đây nhất là vụ ngôi nhà số 8B Lê Trực [Hà Nội] xây cao 17 tầng làm ảnh hưởng tiêu cực đến không gian, cảnh quan kiến trúc của khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, cũng gây nên cơn bảo dư luận, nhưng Hà Nội cho biết việc cấp giấy phép xây dựng, quản lý quy hoạch, kiến trúc đối với dự án trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp để bán và cho thuê tại số 8B Lê Trực đã được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục. Nghe vậy, cơn bão dư luận cũng lại tan luôn, trời lại trong xanh, biển lại lặng sóng, chẳng có vị quan chức quản lý xây dựng đô thị nào của Hà Nội bị kỷ luật.

Rồi bạn tôi kết luận: “Đấy, đấy, ông thấy chưa, những vụ làm sai như vậy mà đâu có nhờ Thần Thổ công phù hộ, quan chức nào cũng an lành, cũng chẳng phải nhờ Thần Tài nào phù hộ, mà không một quan chức nào mất tiền túi để bồi thường thiệt hại. Vậy họ nhờ ai mà thoát được cái họa, nhận được cái may như thế? Đó là họ nhờ Thần Quy trình phù hộ chứ còn gì nữa! Cả ba vụ nói trên, họ đều được Thần Quy trình hiển linh cứu họ. Vì vậy, tôi nghĩ rồi, phải thay thế việc thờ Thần Tài, Thần Thổ công trong nhà mình bằng Thần Quy trình thôi. Ông bảo tôi làm thế có đúng không? Đúng quá đi chứ!

Ông bạn tôi còn dặn đi dặn lại tôi rằng, biết ai viết thư pháp giỏi, chữ viết đẹp, nhờ viết giúp ông ấy 3 chữ Hán: QUY TRÌNH THẦN trên nền giấy đỏ, để ông ấy dán lên chính diện ban thờ nói trên. He.he...

Trước tiên để xem có nên thờ Thần Tài và Thổ Địa cùng một ban không thì chúng ta cần hiểu rõ về hai vị thần này trước.

Ông Thần Tài: Đây là vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc trong gia đình. Thần Tài cũng là vị thần mang lại may mắn thịnh vượng cho gia chủ. Thế nên Thần Tài thường được lập ban thờ tại các công ty, địa điểm kinh doanh hàng quán, khách sạn, cửa hàng, chợ...

Ông Địa: Đây là vị thần cai quản nhà cửa đất đai. Dân gian cho rằng đất có thổ công, sông có hà bá nên thờ vị thần cai quản đất để tạ ơn, để đất lành người gặp bình an. Bên cạnh đó, khi gia chủ muốn thực hiện bất cứ công việc gì có liên quan đến đất đai như đào ao, đào giếng, xây nhà,…người ta thường có lễ cúng Thổ Công trước khi bắt tay vào thực hiện.

Chính vì ý nghĩa của hai vị thần này nên chúng ta sẽ phân ra việc thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa tại công ty và tại gia đình.

Tại gia đình không kinh doanh

Các gia đình không kinh doanh buôn bán thì không nên thờ Thần Tài và Thổ Địa cùng một ban. Bởi Thần Tài là vị thần sẽ giúp gia chủ cai quản tiền bạc và mang đến những may mắn trong công việc làm ăn. Ngoài ra, Thần Tài là thờ ở nơi đông vui, tấp nập làm ăn và chỉ thực sự có khả năng chiêu tài đón lộc đối với những hoạt động kinh doanh buôn bán. Bởi vậy trong gia đình thì không hoạt động kinh doanh buôn bán thì không nên thờ Thần Tài vì như thế có thể không thành tâm không chỉn chu.

Trong các gia đình làm ăn kinh doanh tại nhà

Nhiều gia đình có làm ăn kinh doanh tại nhà như bán hàng onnline tại nhà, sản xuất hàng hóa tại nhà...Thế thì nên lập ban thờ Thần Tài riêng để cầu may cầu tiền tài hút lộc. Đó là vì trong các gia đình truyền thống thì Thổ địa đều đã thờ ở trên ban gia tiền tiền tổ bà cô ông mãnh rồi. Thế nên nếu tại các gia đình làm ăn tại nhà, đặt thêm Thổ địa ở cùng ban thần tài là không cần thiết. Hơn nữa nếu đã thờ Thổ Công Thổ Địa ở ban thờ cùng gia tiên mà khi làm ăn lại lập thêm vị trí thờ cùng bàn thần tài thì sẽ không hợp lý và là đại kỵ trong thờ cúng, bởi như thế không biết Thổ Công thực chất thờ ở đâu.

Tại cửa hàng địa diểm kinh doanh

Tại các công ty, gia đình kinh doanh thì nên thờ Thần Tài và Thổ Địa cùng một ban. Đó là vì thổ Địa sẽ giúp gia chủ cai quản và bảo vệ cửa hàng công ty khỏi những sự quấy rối, phiền nhiễu của ma quỷ, tà khí và Thần Tài sẽ giúp chiêu tài cầu lộc, tiền bạc và vượng khí cho gia chủ cũng như việc làm ăn, kinh doanh của cửa hàng, công ty. Do đó trong các công ty kinh doanh thì một ban thờ hai vị thần này được.

Vị trí đặt ban Thần Tài, Thổ địa tại các công ty địa điểm kinh doanh là tại nơi nào gần lối đi lại, nơi khách hàng ra vào thường xuyên và đảm bảo được hướng nhìn, nên đặt hướng ra những nơi nhiều ánh sáng, thoáng đãng và đặc biệt tránh đặt ở những nơi hướng vào bóng tối, u ám như phòng ngủ hay nhà vệ sinh. Tránh đặt ban thờ Thần Tài, Thổ Địa bị khuất bởi như thế không chiêu tài đón lộc được. Ban Thần Tài, Thổ Địa cũng không nên treo lên cao vì Thần Tài Thổ Địa phải tiếp đất mới vững chãi và mới đúng vị trí xuất thần của các vị thần này.

Việc thờ Thần Tài, Thổ Công trong văn hóa tâm linh là rất quan trọng thế nhưng nếu thờ không đúng thì sẽ bị quở trách và phạm phải tâm linh, nên trước khi lập ban thờ các gia chủ cần nên chú ý nhé.

Chủ Đề