Ca sĩ bảo châu hát nhạc trẻ là ai?

Nhạc sỹ Ngọc Châu vừa qua đời đột ngột vì bệnh tim. [Ảnh: FBNV]

Nhạc sỹ Ngọc Châu đã trút hơi thở cuối cùng sáng ngày 17/3 vì căn bệnh suy tim. Trưa nay [19/3], lễ tang diễn ra tại Hà Nội. Nhạc sỹ đã đi xa nhưng những sáng tác bất hủ của anh vẫn sẽ sống mãi trong trái tim người yêu nhạc.

Tiễn biệt cố nhạc sỹ Ngọc Châu, nhiều người tìm nghe lại các ca khúc làm nên tên tuổi của anh. Đó là những giai điệu nhẹ nhàng, trong sáng, đầy cảm xúc và sự tươi trẻ khiến người nghe yêu đời, hạnh phúc hơn. Các nghệ sỹ thân thiết với nhạc sỹ Ngọc Châu đều có chung đánh giá rằng âm nhạc của anh "giống như người, hiền hậu, nhẹ nhàng…"

Những giai điệu yêu đời

Ngọc Châu sinh ngày 16/9/1967. Anh sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố của nhạc sỹ là nghệ sỹ đàn bầu Phạm Ngọc Hướng, còn mẹ là nghệ sỹ ưu tú Vũ Dậu. Ngọc Châu là anh trai của ca sỹ Khánh Linh.

Nhạc sỹ Ngọc Châu theo học Khoa Lý luận-Sáng tác-Chỉ huy, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam khóa 1983-1993. Thời gian này anh chơi keyboards trong ban nhạc Hoa Sữa, cùng những người bạn sau này đều trở thành nhạc sỹ/nghệ sỹ nổi tiếng như Đức Trịnh, Phạm Ngọc Khôi, Vũ Quang Trung, Lương Minh, Ngọc Hưng, Minh Đạo.

Sang thập niên 1990, Ngọc Châu chuyển sang hoạt động ở ban nhạc Chìa Khóa Vàng cùng ca sỹ Bằng Kiều. Giai đoạn 1990-2000, Ngọc Châu sáng tác nhạc và có được nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Thì thầm mùa Xuân," "Cô Tấm ngày nay," "Chiều Xuân," "Ngây thơ"...

Nhạc sỹ Ngọc Châu sáng tác "Thì thầm mùa Xuân" vào giữa thập niên 1990 và cho đến bây giờ, ca khúc vẫn luôn được xếp vào playlist nhạc Xuân được khán giả yêu thích. Giai điệu hồn nhiên, vui tươi, “từng chồi non xanh mơn man, từng hạt mưa long lanh rơi... mùa Xuân” tưới mát cho tâm hồn, khiến người nghe cảm thấy yêu đời đến lạ.

[Nhạc sỹ Ngọc Châu, tác giả 'Thì thầm mùa Xuân' đột ngột qua đời]

Nhạc sỹ Ngọc Châu từng tiết lộ đây là ca khúc viết dành tặng mối tình đầu của anh. "Thì thầm mùa Xuân" cũng đã giúp Ngọc Châu đạt nhiều giải thưởng lớn, tiêu biểu trong đó là giải Làn sóng xanh năm 1998 với phần trình bày của ca sỹ Mỹ Linh.

Năm 1999, nhạc sỹ Ngọc Châu viết ca khúc "Cô Tấm ngày nay" cho bộ phim "Chuyện nhà Mộc" của đạo diễn Trần Lực. Bài hát này được ca sỹ Khánh Linh thể hiện rất thành công và nhờ đó, cô cũng có thêm một “bài tủ” để ghi dấu ấn trong lòng khán giả.

Ngoài ra, các bài hát như “Mùa Thu vàng,” “Tạm biệt,” “Ban mai xanh,” “Nếu điều đó xảy ra,” “Điều không thể mất” của Ngọc Châu đều trở thành bản “hit” rất được yêu thích.

Sau này, Ngọc Châu tham gia hòa âm phối khí cho nhiều dự án và album của các nghệ sỹ lớn đương thời như Trần Thu Hà, Mỹ Linh, Quốc Trung, Thanh Lam... Đầu thập niên 2000, anh mở phòng thu riêng Ngọc Châu Studios tại Hà Nội. Album đầu tiên anh phụ trách hoàn toàn khâu hòa âm phối khí cũng chính là album đầu tay của ca sỹ Khánh Linh: “Họa mi hót trong mưa” [2005].

Từ năm 2004, Ngọc Châu tập trung nhiều hơn vào tổ chức sản xuất các gameshow truyền hình, tiêu biểu nhất là Giám đốc âm nhạc của chương trình Trò chơi âm nhạc. Năm 2014, anh làm đạo diễn âm nhạc chương trình Chinh phục đỉnh cao. Sản phẩm âm nhạc cuối cùng của anh là album “Mùa yêu” [2016] sản xuất cùng em gái Khánh Linh.

‘Điều không thể mất’

Nhạc sỹ Ngọc Châu từng viết nhạc phim cho hai bộ phim của đạo diễn Trần Lực: “Chuyện nhà Mộc” [1998] và “Tết này ai đến xông nhà” [2001].

Với đạo diễn Trần Lực, nhạc sỹ Ngọc Châu đúng chuẩn tuýp nghệ sỹ tao nhã, tâm hồn trong sáng yêu đời.

“Điềm đạm từ tốn, nụ cười chúm chím nhẹ nhàng của Châu khiến người đối diện cảm thấy yên tâm dốc bầu tâm sự. Khi chỉ có hai anh em ngồi càphê với nhau, chúng tôi bàn luận về âm nhạc, về phim ảnh, sân khấu và sự đời,” đạo diễn chia sẻ.

Anh cho hay nhạc sỹ Ngọc Châu là người rất kỹ tính trong sáng tác. Hai người từng thức thâu đêm cùng nhau để làm nhạc phim cho “Tết này ai đến xông nhà.”

Đạo diễn Trần Lực còn nhớ nhạc sỹ Ngọc Châu sáng tác, phối khí rất nhanh nhưng sau đó nhẩn nha nghe đi nghe lại rất lâu, thêm chỗ này một chút, bỏ chỗ kia một chút. Có lúc đạo diễn sốt ruột bảo “được rồi” nhưng Ngọc Châu chỉ cười chúm chím: “Kệ anh, nhạc của em cứ phải chỉn chu, phải hay!”

Cuối cùng bộ phim ra rạp rất thành công và ca khúc “Quà tặng trái tim” của Ngọc Châu thành bản “hit” một thời. Nhớ về kỷ niệm cũ, đạo diễn Trần Lực chia sẻ trên trang cá nhân: “Buồn quá. Thương tiếc em vô cùng!”

Nhạc sỹ Ngọc Châu và ca sỹ Khánh Linh lúc nhỏ. [Ảnh: FBNV]

Trong nỗi tiếc thương người bạn thân, nghệ sỹ trống Ngọc Hưng chia sẻ kỷ niệm vui về nhạc sỹ Ngọc Châu khi cả hai còn là thành viên ban nhạc Hoa Sữa.

Đó là lần Ngọc Châu tham gia cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội với tư cách là ca sỹ. Anh chọn ca khúc “Nếu điều đó xảy ra” và nhờ các thành viên ban nhạc Hoa Sữa yểm trợ trong phần điệp khúc để tạo ấn tượng với ban giám khảo.

Anh tự tin biểu diễn bởi đã tập dượt rất kỹ trong một thời gian dài. Không ngờ, những người đồng đội nghịch ngợm đã âm thầm chuẩn bị một phiên bản khác. Vào đúng lúc Ngọc Châu say mê hát phần điệp khúc: "Không! Anh sẽ như bình minh, xóa tan lạnh lùng trong băng giá..." thì các thành viên ở đằng sau khoác vai nhau nhảy điệu “Hồ thiên nga.” Khán giả và ban giám khảo được một phen cười nghiêng ngả.

“Sau buổi biểu diễn, Ngọc Châu đã khóc như mưa, trách móc cả ngàn lời, giận hờn cả thế giới,” nghệ sỹ Ngọc Hưng kể.

Sáng tác của Ngọc Châu mang giai điệu trẻ trung, vui tươi. [Ảnh: FBNV]

Những người bạn cũng đã nhận ra tác hại của trò đùa nhưng họ không hối hận bởi nhờ phần thi đó mà Ngọc Châu ở lại với Hoa Sữa với tư cách là một nhạc công, một nhạc sỹ sáng tác, phối khí chứ không trở thành ca sỹ chuyên nghiệp.

Tiễn biệt bạn, nghệ sỹ Ngọc Hưng nhắn nhủ: “Bước chân nhẹ nhàng sang một thế giới khác nhé Châu, giờ không còn phải trăn trở những nỗi lo trần thế! Mọi người nhớ Châu, bạn yêu nhạc nhớ Châu!”

Chung niềm cảm xúc đó, ca sỹ Thái Thùy Linh nghẹn ngào: “Chúng tôi đã chập chững những bước đầu tiên trên con đường nghệ thuật chuyên nghiệp với những bài hát ‘quốc dân’ của anh, những giai điệu đẹp đẽ, trong sáng mà cách đây 20 năm, dường như không người trẻ nào là không biết.”

Nữ ca sỹ gửi lời cảm ơn đàn anh vì đã để lại thật nhiều “Quà tặng trái tim.” Cô khẳng định nhạc sỹ Ngọc Châu và âm nhạc của anh sẽ trở thành “Điều không thể mất” trong ký ức của mọi người./.

Minh Thu [Vietnam+]

Sáng 17/3, ca sĩ Thái Thùy Linh viết lời tiễn biệt Ngọc Châu - nghệ sĩ vừa qua đời ở tuổi 55 - : "Cảm ơn anh để lại những món quà tặng trái tim trong ký ức mọi người, đặc biệt là lứa ca sĩ như em, những người đã chập chững ngây thơ bước đầu tiên trên con đường nghệ thuật, với những giai điệu đẹp đẽ, trong sáng mà cách đây 20 năm, dường như không người trẻ nào không biết".

Âm nhạc của Ngọc Châu giống tên ca khúc anh sáng tác tặng Bằng Kiều năm 1991 - Ngây thơ. Khi ấy, Bằng Kiều tham gia Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc, không có bài dự thi, nhờ đàn anh viết một tác phẩm. Nhạc sĩ dạy anh luyến láy từng câu: "Tình yêu ta thật sáng tươi, sáng mãi như ánh trăng rằm trong đêm thu trời sao lung linh. Tình yêu ta tựa cánh chim, mãi vút bay tới chân trời nơi hoa tươi và nằng ngập tràn".

Nhạc sĩ Ngọc Châu trong tâm tưởng bạn bè là một người hiền lành, gắn với cặp mắt kính trắng. Ảnh: Facebook Ngọc Châu

Qua các ca khúc của Ngọc Châu, cảm xúc non nớt của mối tình chớm nở, ký ức ngày đầu hò hẹn hay giấc mơ tuổi thơ hiện lên dịu dàng, thơ mộng. Anh thích viết về tuổi trẻ, nổi tiếng với nhiều ca khúc về mùa xuân như Thì thầm mùa xuân, Chiều xuân.

Nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long nhận định: "Gia tài của Ngọc Châu không nhiều nhưng đa số là ca khúc vui tươi, tràn ngập hơi thở thanh xuân. Anh viết một số bài buồn, chẳng hạn như Nếu điều đó xảy ra, nhưng vẫn gửi gắm trong sáng tác sự lạc quan, ý niệm tích cực về tình yêu, cuộc sống. Thập niên 1990, âm nhạc của anh vang lên khắp hai miền Nam, Bắc, những ca từ trong sáng xuất hiện trong nhiều cuốn lưu bút của học trò thời ấy".

Bạn bè, đồng nghiệp nhớ về một Ngọc Châu luôn say nghề. Sinh ra trong gia đình có truyền thống âm nhạc, bố là nghệ sĩ đàn bầu Ngọc Hướng, mẹ là ca sĩ Vũ Dậu, nhạc sĩ được tiếp cận nghệ thuật, học piano từ bé. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp - bạn học với anh ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - nhắc kỷ niệm năm 1988, trong giờ ký âm thực hành, Ngọc Châu làm khác đáp án cả lớp, bị giảng viên cho điểm hai. Sau đó, thầy giáo về nhà kiểm tra, nhận ra anh làm đúng.

Thời sinh viên, Ngọc Châu chơi trong ban nhạc Hoa Sữa của khoa lý luận, sáng tác, phê bình, gồm nhiều tên tuổi như Đức Trịnh, Phạm Ngọc Khôi, Vũ Quang Trung, Lương Minh, Ngọc Hưng, Minh Đạo. Nhóm nổi đình đám ở Hà Nội từ cuối những năm 1980, từng tham gia nhiều liên hoan âm nhạc trong, ngoài nước.

Nhạc sĩ Đức Trịnh - Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam - nhớ Ngọc Châu kiêm nhiệm đủ vai trò, từ ca sĩ, nhạc công organ đến hòa âm, phối khí. Từ thời công nghệ còn hạn chế, Ngọc Châu mày mò nghiên cứu, ứng dụng máy tính, các thiết bị hỗ trợ để làm nhạc. Sau này, anh có phòng thu riêng. Trong nhóm, Ngọc Châu cẩn thận, tỉ mỉ, được giao nhiệm vụ hậu cần, quản lý thu chi, lo "cơm áo gạo tiền" cho cả đội.

Sau khi các thành viên Hoa Sữa phát triển theo những con đường riêng, nhóm dần tan rã. Thập niên 1990, Ngọc Châu chuyển sang hoạt động ở nhóm Chìa Khóa Vàng cùng ca sĩ Bằng Kiều. Bằng Kiều nói nhiều đêm, sau khi biểu diễn xong ở vũ trường, hai người về nhà Ngọc Châu ngủ. Nhạc sĩ thường thức đến ba, bốn giờ sáng để sáng tác, chỉnh sửa bài.

Ngoài viết nhạc, Ngọc Châu từng hòa âm, phối khí thành công nhiều bài hát, trong đó có Trái tim không ngủ yên của nhạc sĩ Thanh Tùng. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp nhận định: "Những ca khúc mang dấu ấn Ngọc Châu đều thể hiện sự đa dạng, tính chuyên nghiệp, khả năng biến hóa của nhạc sĩ, giàu tính đương đại nhưng vẫn đậm chất dân gian".

Ngọc Châu còn có công dìu dắt nhiều thế hệ đàn em như Thu Phương, Mỹ Linh, nhóm nhạc Quả Dưa Hấu, Tik Tik Tak, Con Gái, Sao Mai. Nhạc sĩ Đỗ Bảo nhớ những năm 1990, Ngọc Châu như ngọn hải đăng, soi lối cho một lứa nhạc sĩ trẻ. Mọi ca khúc, nhạc cụ anh chơi, những thông tin anh quan tâm đều được nhóm đàn em đưa ra thảo luận. Đỗ Bảo nhớ như in lời Ngọc Châu: "Trước khi học các kỹ thuật sáng tác, biểu diễn, nghệ sĩ cần học làm người".

Thời mới hoạt động trong ban nhạc Quả Dưa Hấu, Tú Dưa, Tuấn Hưng chưa tròn 20 tuổi, thiếu kinh nghiệm, được Ngọc Châu chỉ dạy từ cách hát, giao lưu khán giả đến vũ đạo. Năm 1999, sau khi ca sĩ Bằng Kiều rời nhóm, Minh Quân và Hồ Hoài Anh được chọn thay thế. Lần đầu tiên biểu diễn, Minh Quân run vì chưa bắt nhịp được với các thành viên cũ, được Ngọc Châu động viên, hướng dẫn cách lấy hơi, giữ tinh thần.

Sau này, Minh Quân được nhạc sĩ đưa ca khúc Mùa thu vàng, giúp tên tuổi anh gần gũi hơn với khán giả. Một thời, Ngọc Châu đau đáu giới thiệu, kết nối những giọng ca Hà Nội với giới yêu nhạc TP HCM, thường gửi gắm nhạc sĩ Nguyễn Hà làm album cho các đàn em. Nói về Ngọc Châu, Bằng Kiều, Tú Dưa, Minh Quân miêu tả anh bằng câu hát trong bài Hoa cỏ mùa xuân [nhạc sĩ Bảo Chấn sáng tác]: "Người vừa hiền khô dễ thương".

Những năm cuối đời, nhạc sĩ chủ yếu sống ở TP HCM, ít hoạt động nghệ thuật, hiếm gặp gỡ những người bạn thân thiết một thuở. Nhạc sĩ Nguyễn Hà cho biết: "Tính anh Ngọc Châu ít nói, hiền lành, ngại va chạm, không thích la cà, tụ tập nên không có nhiều đồng nghiệp thân thiết ở miền Nam".

Sinh thời, nhạc sĩ thường tâm sự với Đỗ Bảo những suy tư, trăn trở, mơ ước về cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân loại. "Tôi nghĩ bất cứ điều gì anh lựa chọn, xuất hiện hay không, đều là con đường tốt nhất cho anh ấy", Đỗ Bảo nói. Nhạc sĩ ra đi, em gái và những người thân gửi gắm lời tiễn biệt nhẹ nhàng, trong trẻo như chính âm nhạc của anh, như khúc ca Tạm biệt anh từng viết, vang vọng trong nhiều buổi chia tay của học sinh, sinh viên:

"Ngày vui đã xa dần đã xa rồi đó Và giây phút tạm biệt với bạn hiền Kỷ niệm mãi trong tim ta, ngày vui ấy ta bên nhau

Ta mong ước một ngày lại gặp nhau".

Video liên quan

Chủ Đề