Ca sĩ chu khoa là ai?

_

 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 [TP HCM] trả lời phỏng vấn xóa bỏ những nghi ngờ về vắc xin Quinvaxem trong thời gian qua.

 

 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, người tham gia xây dựng phác đồ điều trị nhiều loại bệnh ở trẻ và cũng là chuyên gia tư vấn việc phòng bệnh cho Bộ Y tế. Ảnh: Thiên Chương

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 [TP HCM], người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ khẳng định: trong tiêm chủng, chỉ có vài tác dụng phụ có thể xảy ra mà cả thế giới ghi nhận là đau, sốt phát ban, cao hơn nữa là sốc phản vệ nhưng đều không ho ra máu và hiện tượng này chỉ xảy ra vài ngày rồi chấm dứt.

“Với trường hợp ho ra máu sau tiêm vaccine, phụ huynh nên nghĩ đến việc con mình bị mắc các bệnh lý khác và nên đưa bé đi khám”, bác sĩ Khanh nói. Cũng theo bác sĩ, ho ra máu có thể do bệnh lý về máu, viêm họng, viêm phế quản, lao. Các tin đồn trên mạng chủ yếu là để "câu view" làm phụ huynh hoang mang. Liên quan đến tình hình nhiều phụ huynh hoang mang không tin tưởng vào vaccine Quinvaxem, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, vaccine Quinvaxem mới được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm miễn phí. Cũng từ thời gian này, khi lượng người tiêm vaccxin dịch vụ [tính phí] giảm xuống thì vaccine Quinvaxem mới bị "đánh" tơi bời. Cũng trên một số diễn đàn, mạng xã hội, nhiều thông tin cho rằng công ty vaccine Hàn Quốc dùng Việt Nam làm thử nghiệm cho vaccine Quinvaxem, tuy nhiên theo bác sĩ Khanh, điều này không đúng vì trước đó, công nghệ của loại vaccine này đã được Thụy Sĩ thử nghiệm. Sau khi chứng minh sự an toàn, vaccine mới được chuyển giao công nghệ cho công ty vaccxin Hàn Quốc.  "Việc chính phủ Hàn Quốc dùng vaccine khác mà không dùng vaccine Quinvaxem không phải là do Quinvaxem không an toàn mà là do giữa chính phủ Hàn Quốc với công ty sản xuất vaccine Quinvaxem không liên quan đến nhau. Công ty sản xuất vaccine Quinvaxem chủ yếu để kinh doanh tại các nước đang phát triển, hiện trên thế giới có 90 quốc gia dùng vaccine này, trong đó có cả các quốc gia có nền kinh tế hơn hẳn Việt Nam như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia... Chính phủ Hàn Quốc hoàn toàn có thể chọn loại vaccine của hãng khác, có thể có giá thành rẻ hơn", bác sĩ Khanh nói. Thời gian gần đây, có nhiều ca bị tử vong sau khi tiêm vaccine 5 trong 1, theo bác sĩ Khanh là sự trùng hợp chứ không liên quan đến vaccine. Sự trùng hợp này không chỉ xảy ra với Quinvaxem mà thực tế cho thấy, những trường hợp tử vong khác cũng trùng hợp khi tiêm những loại vaccine khác ngoài Quinvaxem. Hiện tượng nháo nhào mua vaccine đắt tiền là biến tướng do hiện tượng thiếu vaccine và phụ huynh không tin vào vaccine 5 trong 1. Trong khi đó, vaccine 5 trong 1 hoàn toàn an toàn với trẻ, tại TP HCM, ngay cả các bác sĩ và các chuyên gia tiêm chủng vẫn dùng vaccine Quinvaxem cho con em. Từ lợi ích của việc tiêm phòng, bác sĩ Khanh khuyến cáo phụ huynh không nên nghe theo tin đồn mà không đưa con đi tiêm. "Thực tế cho thấy việc nghe theo tin đồn hoặc cứ nghe có trẻ tử vong rồi mất lòng tin không tiêm đã khiến lượng trẻ bị mắc bệnh tăng ồ ạt vào năm 2014. Đây là một bài học lớn", ông Khanh nói. Theo thông báo mới nhất của Bộ Y tế liên quan đến vaccine Quinvaxem, Bộ cho biết vaccine Quinvaxem phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và bệnh viêm màng não/viêm phổi nặng do vi khuẩn Hib gây ra. Như vậy, chỉ cần một mũi tiêm đã có thể phòng được 5 bệnh cho trẻ em. Nghiên cứu lâm sàng đáp ứng kháng thể đối với vaccine Quinvaxem cho thấy tỷ lệ sinh kháng thể bảo vệ phòng bệnh sau khi tiêm 3 liều vaccine là 100% đối với bệnh bạch hầu, uốn ván; 98% đối với bệnh do Hib gây ra; 97% đối với bệnh ho gà và 94% đối với bệnh viêm gan B. Đây là loại vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới [WHO] tiền thẩm định về chất lượng. Trên thế giới, Quinvaxem đã được sử dụng tại hơn 90 quốc gia với hơn 400 triệu liều. Tại Việt Nam vaccin Quinvaxem đã sử dụng từ năm 2010 thay thế vaccine DPT [bạch hầu, ho gà, uốn ván] đã sử dụng trong TCMR [tiêm chủng mở rộng] từ năm 1984. Về nguyên tắc các loại vaccine đều phải đảm bảo được tính an toàn, hiệu lực và kiểm định nghiêm ngặt mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, giống như thuốc không có một loại vaccine nào dù tốt đến đâu có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối 100% như mong muốn. Mỗi cá thể phản ứng với vaccine ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24 giờ, tuy nhiên một số rất ít lại có phản ứng mạnh với vaccine như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong. Việc tử vong sau tiêm chủng có thể xảy ra ở tất cả các loại vaccine kể cả các loại vaccine như vaccine phòng bệnh lao, viêm gan B chứ không phải chỉ có Quinvaxem và không phải tất cả các trường hợp tử vong sau tiêm chủng là do nguyên nhân phản ứng quá mẫn cá thể đối với vaccine mà còn có nguyên nhân trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm sau tiêm chủng [tại Việt Nam mỗi ngày có khoảng 70 trẻ em dưới 1 tuổi bị tử vong do các nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng huyết, viêm não-màng não, viêm phổi, suy hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, chết đột tử, sặc sữa...]. Đối với vaccine Quinvaxem, do có thành phần ho gà toàn tế bào [giống như vắc xin DPT] nên các phản ứng nhẹ sau tiêm chủ yếu là đau tại chỗ tiêm, sốt cao, khóc dai dẳng… có thể lên tới trên 50% các trường hợp sau tiêm song phần lớn các phản ứng này sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày. Có những ý kiến cho rằng vaccine Quinvaxem tiêm trong Chương trình TCMR là không an toàn và vaccine có chứa thành phần ho gà vô bào Infanrix Hexa [6 trong 1] hoặc Pentaxim [5 trong 1] sử dụng dưới hình thức tiêm dịch vụ là tuyệt đối an toàn, tuy nhiên như đã đề cập ở phần trên không có loại vaccine nào là an toàn 100%.

Từ nay đến cuối năm, thậm chí hết năm 2016, sẽ vẫn khan hiếm 2 loại vaccine trên. Nếu trẻ em không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, tiêm chủng muộn thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn. Bộ Y tế cũng nghiêm cấm tất cả việc lợi dụng việc khan hiếm vaccine để trục lợi, đồng thời khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn hàng trôi nổi [nếu có] sẽ không bảo đảm chất lượng, giá thành cao. 


Ban Biên tập VNCDC.GOV.VN
Theo: Ngoisao.net

Admin

Lupus là một bệnh tự miễn mãn tính [kéo dài]. Tài liệu này tập trung vào bệnh lupus ban đỏ hệ thống [SLE], dạng bệnh lupus phổ biến nhất.

Lupus ở mỗi người là khác nhau và có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của cơ thể, bao gồm:

  • Da.
  • Khớp.
  • Tim.
  • Phổi.
  • Thận.
  • Não.
 

Bệnh tự miễn là tình trạng hệ miễn dịch của quý vị—vốn chống lại vi-rút, vi khuẩn và nhiễm trùng—thay vào đó lại tấn công các mô của chính mình.

Nếu quý vị mắc bệnh lupus, quý vị có thể có khoảng thời gian có nhiều triệu chứng [cơn phát bệnh] và khoảng thời gian cảm thấy đỡ hơn [thuyên giảm]. Cơn phát bệnh lupus có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, và chúng không theo một khuôn mẫu nào Tuy nhiên, bằng việc điều trị, nhiều người mắc bệnh lupus vẫn có thể kiểm soát được bệnh.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lupus, nhưng nữ giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới. Các bác sĩ và nhà nghiên cứu không rõ nguyên nhân gây ra bệnh lupus, nhưng họ đang làm việc để tìm hiểu thêm về những điều gây ra các vấn đề với hệ miễn dịch.

Các Triệu Chứng của SLE là gì?

Các triệu chứng của SLE ở mỗi người có thể khác nhau. Chúng có thể bao gồm:

  • Viêm khớp, gây đau và sưng khớp và cứng khớp buổi sáng.
  • Sốt.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Phát ban.
  • Rụng tóc.
  • Các vết loét, thường không đau, ở mũi và miệng.
  • Đau bụng.
  • Thay đổi màu sắc ở ngón tay và ngón chân—màu xanh tím, trắng hoặc đỏ—do lạnh và căng thẳng.
  • Sưng ở các tuyến.
  • Sưng ở chân và quanh mắt.
  • Đau khi thở sâu hoặc nằm xuống.
  • Nhức đầu, chóng mặt, trầm cảm, lẫn lộn hoặc co giật.

Các triệu chứng của quý vị có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng; chúng có thể xuất hiện rồi biến mất; và chúng có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều phần trên cơ thể quý vị. Một số người mắc bệnh lupus bắt đầu có các vấn đề khác với thận, tim hoặc phổi

Các Bác Sĩ Nhận Biết SLE Bằng Cách Nào?

Nhiều người có thể mắc bệnh lupus trong một thời gian dài trước khi phát hiện ra mình mắc bệnh. Điều này xảy ra bởi vì nhiều triệu chứng của bệnh lupus cũng giống với các triệu chứng của các chứng rối loạn hoặc bệnh khác. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là quý vị phải cho bác sĩ biết về các triệu chứng của quý vị.

Không có một xét nghiệm đơn lẻ nào để chẩn đoán bệnh lupus. Bác sĩ của quý vị sử dụng thông tin quý vị cung cấp trong quá trình thăm khám, cùng với việc kiểm tra thể chất và kết quả của các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, để giúp chẩn đoán bệnh lupus hoặc quyết định xem quý vị có mắc bệnh gì khác không.

Quý vị có thể yêu cầu bác sĩ chăm sóc chính của mình giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa thấp khớp. Quý vị cũng có thể thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa khác, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh lupus đến quý vị.

Bác sĩ chuyên khoa thấp khớp là bác sĩ chuyên điều trị các bệnh ảnh hưởng đến khớp và cơ, như bệnh lupus.

Các Bác Sĩ Điều Trị SLE Như Thế Nào?

Mặc dù ngay bây giờ chưa có cách chữa khỏi lupus, nhưng các bác sĩ có nhiều cách để kiểm soát bệnh này. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào các triệu chứng của quý vị. Quý vị có thể nhận được thuốc để giúp:

  • Kiểm soát cơn đau.
  • Hạ sốt.
  • Ngăn hệ miễn dịch hoạt động quá mức.

Bất kể quý vị nhận được phương pháp điều trị nào, điều quan trọng là quý vị phải thăm khám thường xuyên với bác sĩ để theo dõi các triệu chứng và tác dụng phụ tiềm ẩn của việc điều trị. Quý vị không được ngừng các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khi chưa trao đổi với bác sĩ của quý vị.

Cách Giúp Kiểm Soát SLE

Sống cùng với bệnh lupus có thể rất khó khăn, nhưng một quan niệm sống tích cực là rất quan trọng. Quý vị có thể làm nhiều điều giúp mình sống cùng với bệnh lupus Cách tốt nhất để bắt đầu kiểm soát bệnh lupus của quý vị là làm việc với bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ dẫn. Đôi khi, quý vị có thể cảm thấy buồn và tức giận. Nhưng hãy nhớ rằng, nhiều người mắc bệnh lupus đã sống một cuộc sống tích cực và mãn nguyện. Hầu hết những người mắc bệnh nhẹ hoặc đang thuyên giảm có thể thường xuyên thực hiện các hoạt động thường ngày giống như trước khi họ được chẩn đoán bệnh.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp quý vị và gia đình kiểm soát bệnh lupus.

Tìm Hiểu Về Các Dấu Hiệu của Cơn Phát Bệnh

Những dấu hiệu này có thể xuất hiện rồi biến mất. Quý vị có thể bị sưng và phát ban trong một tuần và không có bất kỳ triệu chứng nào trong tuần sau đó. Quý vị có thể nhận thấy các triệu chứng bùng phát sau khi quý vị ra nắng, sau một ngày làm việc mệt mỏi hoặc vào những lúc quý vị căng thẳng.

Học cách nhận biết rằng một cơn phát bệnh sắp diễn ra có thể giúp quý vị thực hiện các bước để đối phó. Ngay trước khi phát bệnh, nhiều người cảm thấy rất mệt mỏi hoặc bị đau, phát ban, sốt, khó chịu ở bụng, đau đầu hoặc sưng khớp.

Việc thực hiện các bước để ngăn chặn cơn phát bệnh có thể hữu ích. Quý vị có thể:

  • Trao đổi với bác sĩ của quý vị.
  • Đặt ra các mục tiêu và ưu tiên thực tế.
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Có một chế độ ăn uống nhiều hoa quả, rau củ và thực phẩm nguyên cám.
  • Kiểm soát sự căng thẳng của quý vị [xem phần “Đối Phó Với Căng Thẳng”].
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và dành thời gian yên tĩnh.
  • Tập thể dục vừa phải khi có thể.
  • Nhờ gia đình và bạn bè của quý vị giúp đỡ khi cần.

Đối Phó Với Căng Thẳng

Đối phó với một căn bệnh kéo dài như lupus có thể khiến quý vị cảm thấy khó khăn. Quý vị có thể nghĩ rằng bạn bè, gia đình và đồng nghiệp không hiểu cảm giác của quý vị. Nếu quý vị cảm thấy buồn, chán nản hoặc cô đơn, hãy cân nhắc:

  • Tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ trực tuyến và cộng đồng, đồng thời kết nối với những người khác trên mạng xã hội.
  • Tìm hiểu về bệnh lupus nhiều nhất có thể và về những gì quý vị có thể làm để cảm thấy khá hơn. Xem phần “Các Nguồn Trợ Giúp Khác”.
  • Nói chuyện với bạn bè và gia đình của quý vị để giúp họ hiểu chuyện gì đang xảy ra với cơ thể của quý vị.
  • Tạm dừng việc tập trung vào căn bệnh và dành thời gian thực hiện các hoạt động mà quý vị yêu thích.
  • Ngồi thiền, đọc sách hoặc hít thở sâu.

Tập thể dục là một phương pháp khác có thể giúp quý vị đối phó với căng thẳng và bệnh lupus. Tập thể dục có thể cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp, duy trì sức khỏe của khớp và tăng sức bền tổng thể của quý vị. Hãy đảm bảo rằng quý vị trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ loại chương trình tập thể dục nào.

Mang Thai Khi Mắc Bệnh Lupus

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh lupus có thể mang thai khỏe mạnh nếu bệnh được kiểm soát. Nếu quý vị đang dự định mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị để quý vị được khỏe nhất trước khi mang thai. Hãy tìm một bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm làm với việc phụ nữ mắc bệnh lupus

Nghiên Cứu Được Hỗ Trợ bởi NIH/NIAMS

Nhờ nghiên cứu y học, những người mắc bệnh lupus đang sống lâu hơn và năng động hơn. Các nhà khoa học được hỗ trợ bởi National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases [NIAMS], thuộc National Institutes of Health [NIH], tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân của bệnh lupus và cách điều trị bệnh tốt nhất. Các nhà nghiên cứu đang:

  • Xem xét một số gen có liên quan đến nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh lupus.
  • Cố gắng tìm hiểu lý do tại sao nữ giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới.
  • Tìm kiếm các cách mới để đánh giá những gì đang xảy ra bên trong cơ thể, điều này có thể giúp các bác sĩ dự đoán các cơn phát bệnh trong bệnh lupus và đáp ứng các phương pháp điều trị cụ thể.
  • Tìm kiếm các yếu tố có thể gây ra bệnh lupus.
  • Khám phá cách bệnh lupus phát triển và cách các liệu pháp ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh. Họ cũng đang nghiên cứu các loại thuốc để ngăn ngừa hoặc trì hoãn suy thận, một trong những biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nhất của bệnh lupus.

Các Thử Nghiệm Lâm Sàng: Quý Vị Có Thể Tạo Nên Sự Khác Biệt!

Thử nghiệm lâm sàng là một hình thức nghiên cứu bao gồm những người tình nguyện tham gia. Hầu hết các thử nghiệm lâm sàng đều kiểm nghiệm một phương pháp điều trị mới cho một vấn đề sức khỏe, như một loại thuốc hoặc chế độ ăn uống mới. Các thử nghiệm lâm sàng giúp các bác sĩ tìm hiểu xem một phương pháp điều trị mới tốt hơn, tương tự hay tệ hơn so với chăm sóc tiêu chuẩn. Các thử nghiệm lâm sàng khác kiểm nghiệm các cách phòng ngừa bệnh hoặc phát hiện bệnh sớm.

Trao đổi với bác sĩ của quý vị về việc liệu một thử nghiệm lâm sàng có phù hợp với quý vị hay không. Khi quý vị tình nguyện tham gia nghiên cứu lâm sàng, quý vị sẽ giúp các bác sĩ và nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về SLE.

Ngoài ra, khi quý vị tham gia vào một nghiên cứu, quý vị có thể có cơ hội được tiếp nhận phương pháp điều trị mới nhất và được chăm sóc thêm từ các nhân viên thử nghiệm lâm sàng.

Để tìm hiểu thêm về thông tin cơ bản khi tham gia thử nghiệm lâm sàng, vui lòng truy cập trang web NIH Clinical Research Trials and You.

Tại trang web đó, quý vị sẽ tìm thấy:

  • Thông tin về rủi ro và lợi ích tiềm năng.
  • Các câu chuyện về trải nghiệm của các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng.
  • Giải thích từ các nhà nghiên cứu.
  • Hướng dẫn tìm kiếm thử nghiệm lâm sàng tại NIH hoặc một nơi khác trong nước.

Để nghe ý kiến từ những người đã tham gia vào các nghiên cứu lâm sàng do các nhà nghiên cứu NIAMS dẫn dắt, vui lòng xem các video.

Tôi Có Thể Tìm Thêm Thông Tin Về SLE Ở Đâu?

Trung Tâm Thông Tin của National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases [NIAMS] National Institutes of Health 1 AMS Circle Bethesda, MD 20892-3675 Điện thoại: 301-495-4484 Điện thoại miễn phí: 877-22-NIAMS [226-4267] TTY: 301-565-2966 Fax: 301-718-6366

Email:


Trang web: niams.nih.gov

Video liên quan

Chủ Đề