Các cấp độ của chuyển đổi số là gì? (câu hỏi nhiều đáp án đúng)

Chắc hẳn chúng ta sẽ một vài lần nghe được cụm từ “chuyển đổi số” đối với doanh nghiệp, quốc gia. Tuy nhiên chuyển đổi số là gì? Liệu nó có cần thiết cho một doanh nghiệp nhỏ, chỉ kinh doanh buôn bán bình thường? Cùng tìm hiểu khái niệm chuyển đổi số và các case study về chuyển đổi số tại Việt Nam đã giúp doanh nghiệp thay đổi như thế nào?

Khái niệm chuyển đổi số

“Chuyển đổi số là cực kỳ cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, bất kể quy mô lớn hay nhỏ.” Đây là thông điệp thường xuyên được nhắc đến trong mọi bài phát biểu quan trọng, cuộc thảo luận, bài báo hoặc nghiên cứu liên quan đến cách phát triển, cạnh trong trong thời đại kỹ thuật số.

Tuy nhiên, quan trọng là đa số chủ doanh nghiệp vẫn không hiểu “chuyển đổi số” là gì?! Nó chỉ là một cách để nói về công nghệ đám mây chăng!? Các bước cụ thể chúng ta cần thực hiện là gì? Chúng ta có cần thuê thêm đội ngũ nhân sự để chuyển đổi số cho công ty không hay thuê dịch vụ tư vấn bên ngoài? Có cần phải thay đổi chiến lược kinh doanh không? Hiệu quả thực sự của nó như thế nào?

Bài viết này nhằm mục đích trả lời một số câu hỏi phổ biến xung quanh “chuyển đổi số” và cung cấp sự rõ ràng, cụ thể cho các CIO – Giám đốc thông tin [tiếng Anh: Chief Information Officer là chức vụ điều hành của công ty phụ trách chiến lược và triển khai công nghệ thông tin] và các bộ phận liên quan đến CNTT trong doanh nghiệp. Vì công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong khả năng phát triển và góp phần làm gia tăng giá trị của tổ chức đối với khách hàng, vì vậy các CIO đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi kỹ thuật số

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp – AtoZ Corporation

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn [Big Data], Internet cho vạn vật [IoT], điện toán đám mây [Cloud]… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

“Chuyển đổi số” [Digital Transformation] có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa” [Digitizing]. “Số hóa” là quá trình chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số [chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file doc/pdf trên máy tính]. Đặc trưng của số hoá là dữ liệu không bị thay đổi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Có thể xem “Số hóa” như một phần của quá trình “Chuyển đổi số”.

Tại sao chuyển đổi số quan trọng đối với doanh nghiệp?

Một doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số vì một lý do nào đó. Nhưng cho đến nay, lý do đó rất có là: Vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 kéo dài và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, làm sao để doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng?! Thị trường liên tục thay đổi bởi các chính sách của chính phủ và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, làm sao để đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác, kịp thời, phản ứng nhanh? 

Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC… đều chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích. Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Với những ưu điểm của mình, chuyển đổi số gần như là một cứu cánh cho doanh nghiệp, nó như chiếc phao cứu sinh cho doanh nghiệp – ngay lập tức bạn phải thích ứng, hoặc là ôm lấy nó, hoặc vùng vẫy và chết chìm. Điển hình như việc áp dụng chỉ thị 16, cách ly toàn xã hội trong hơn 1 tháng, nếu doanh nghiệp chỉ bán buôn bình thường thông qua việc trao đổi hàng hoá [như cửa hàng kinh doanh truyền thống] mà không thực hiện chuyển đổi số thì gần như không thể kinh doanh và chấp nhận việc phải đóng cửa.

Chúng tôi khó có thể đưa ra các dự đoán tiếp theo về tình hình đại dịch toàn cầu này trong ngắn hạn, nhưng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế [IDC] đã đưa ra những tính toán với số liệu thay đổi liên tục, để đưa ra những dự báo về tình hình phát triển chuyển đổi số toàn cầu. Cụ thể tình hình kinh doanh, sản phẩm và tổ chức vẫn tiếp tục “với tốc độ vững chắc bất chấp những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra . “ IDC dự báo rằng chi tiêu toàn cầu cho các công nghệ và dịch vụ DX sẽ tăng 10,4% vào năm 2020 lên 1,3 nghìn tỷ USD.

Nhưng liệu với tình hình phát triển khả quan mà IDC đã dự đoán thì doanh nghiệp của bạn sẽ nắm được thời cơ này? Rõ ràng là không nếu như doanh nghiệp của bạn chưa chuyển đổi số và đang bị “dính đòn” bởi Covid. Cơ hội này không dành cho những doanh nghiệp chưa chuẩn bị. Vậy khi nào nên chuyển đổi số? Doanh nghiệp của bạn có chuyển đổi số được không?

Chuyển đổi số trông như thế nào?

Mặc dù chuyển đổi số sẽ rất khác nhau dựa trên những thách thức và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, nhưng có một số hằng số chung và các khuôn khổ nhất định mà tất cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên xem xét khi họ bắt tay vào chuyển đổi số.

Ví dụ, các yếu tố chuyển đổi số sau đây thường được áp dụng:

  • Tăng trải nghiệm khách hàng
  • Tinh gọn quy trình vận hành
  • Định hình Văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo
  • Hỗ trợ lực lượng lao động
  • Tích hợp các công nghệ kỹ thuật số
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp – AtoZ Corporation

Mặc dù mỗi hướng dẫn đều có các khuyến nghị riêng và các bước hoặc cân nhắc khác nhau, các CIO nên tìm kiếm các chủ đề được chia sẻ quan trọng đó khi phát triển chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số của riêng họ.

Một số ví dụ về khuôn khổ chuyển đổi kỹ thuật số bao gồm:

Ở Việt Nam, trong 10 năm qua đã chứng kiến những “lá cờ đầu” ứng dụng công nghệ hết sức thành công như Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, The Coffee House, Bibomart, Momo, Foody, Zalo… Song song đó, số lượng công ty “anh dũng hy sinh” trong chặng đường chuyển đổi còn nhiều gấp bội. Bởi để thành công với chuyển đổi số thì không đơn thuần là sao chép mô hình, “đốt tiền” xây thị trường, mua công nghệ hay giành người giỏi về là được.

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp – AtoZ Corporation

Với mong muốn truyền tải được tinh thần, kiến thức, động lực và giải pháp đổi mới, chúng tôi mong muốn chia sẻ chuyên mục Digital Transformation là diễn đàn để các Nhà Lãnh đạo, Quản trị, Marketers, Chuyên gia, Kĩ sư cùng nhau kết nối, chia sẻ và thúc đẩy Digital Transformation vào trong hoạt động Kinh doanh.

AtoZ Corporation hy vọng chuyên mục này sẽ gợi cảm hứng và cung cấp những bài học thực tiễn để mọi người có thể triển khai Digital Transformation cho doanh nghiệp mình quyết liệt và thành công hơn. Cách đây vài năm, có thể chúng ta còn tranh cãi vấn đề số hóa hay không, nhưng bây giờ đó là điều tất yếu.

Câu hỏi đặt ra là giải pháp và cách thức nào để số hóa với mức đầu tư hợp lý, hiệu quả cao và tránh được thất bại của người đi trước. Tôi mong mọi người sẽ bắt tay vào làm ngay, từ những gì đơn giản nhất rồi nâng cấp thành hệ thống chỉnh chu hơn. Chỉ có làm, sửa sai và cải tiến liên tục thì chúng ta mới thực sự chuyển đổi được chính mình.

Các lĩnh vực chuyển đổi số

Chuyển đổi số theo nghĩa là tích hợp và kết nối, trong số đó bao gồm các chuyển đổi cụ thể như:

  • Các hoạt động / chức năng kinh doanh: tiếp thị, vận hành, nhân sự, quản trị, dịch vụ khách hàng, v.v.
  • Quy trình kinh doanh: một hoặc nhiều hoạt động, được tập hợp và kết nối để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể, nhờ đó quản lý quy trình kinh doanh, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tự động hóa quy trình kinh doanh [với các công nghệ mới như tự động hóa quy trình bằng robot ] . Tối ưu hóa quy trình kinh doanh là điều cần thiết trong các chiến lược chuyển đổi số và trong hầu hết các ngành thì đây là sự kết hợp giữa mục tiêu hướng tới khách hàng và mục tiêu nội bộ.
  • Mô hình kinh doanh: cách thức hoạt động của các doanh nghiệp, từ phương pháp tiếp cận thị trường, phương pháp giá trị đến các cách doanh nghiệp tìm cách kiếm tiền và chuyển đổi hiệu quả hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình, khai thác các nguồn doanh thu và cách tiếp cận mới, đôi khi thậm chí bỏ hoạt động kinh doanh cốt lõi truyền thống khi nó không còn hiệu quả.
  • Hệ sinh thái kinh doanh: mạng lưới các đối tác và các bên liên quan, cũng như các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến việc kinh doanh, ưu tiên sự phát triển về kinh tế. Hệ sinh thái mới được xây dựng giữa các công ty với nhiều nền tảng khác nhau dựa trên kết cấu của chuyển đổi số, thông tin, theo đó dữ liệu và trí thông minh nhân tạo có thể trở thành loại tài sản mới.
  • Quản lý tài sản doanh nghiệp: theo đó trọng tâm là các tài sản truyền thống nhưng ngày càng tập trung vào các tài sản ít “hữu hình” hơn như thông tin khách hàng [nâng cao trải nghiệm khách hàng là mục tiêu hàng đầu của nhiều “dự án” chuyển đổi số và thông tin là mạch máu của kinh doanh, công nghệ]. Cả khách hàng và thông tin cần được coi là tài sản theo mọi khía cạnh.
  • Phương pháp tiếp cận khách hàng, nhân viên và đối tác. Chuyển đổi số đặt con người và chiến lược trước công nghệ. Việc thay đổi hành vi, kỳ vọng và nhu cầu của bất kỳ bên liên quan nào là rất quan trọng. Điều này được thể hiện trong nhiều dự án đã thực hiện, theo đó lấy khách hàng làm trung tâm, trải nghiệm người dùng, trao quyền cho người lao động, mô hình nơi làm việc mới, thay đổi động lực của đối tác kênh,… đều có trong hình minh hoạ ở trên.

Điều quan trọng cần lưu ý là công nghệ kỹ thuật số không bao giờ là câu trả lời duy nhất để giải quyết bất kỳ khía cạnh nào của con người, từ sự hài lòng của người lao động đến nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Mọi người tham gia, tôn trọng và trao quyền cho người khác ngay từ đầu, công nghệ là một yếu tố thúc đẩy bổ sung và là một phần của phương trình lựa chọn và nhu cầu cơ bản.

Vì vậy, chuyển đổi kỹ thuật số chắc chắn không chỉ là về sự gián đoạn hay công nghệ đơn thuần. Nó thậm chí không chỉ là chuyển đổi cho kỷ nguyên kỹ thuật số. Để hiểu về chuyển đổi số, điều quan trọng là phải đặt con người và quy trình lên trên công nghệ, ngay cả khi công nghệ là một tác nhân thay đổi – hoặc ít nhất là cách chúng ta sử dụng nó để phát triển, đổi mới.

AtoZ Corporation tự hào cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp cũng như kề vai sát cánh cùng quý đối tác trên con đường chuyển đổi số. Xuất thân là các chuyên gia về Digital Marketing và COO – giám đốc vận hành của các chuỗi thương hiệu lớn, chúng tôi tự tin với kinh nghiệm và hiểu biết của mình sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng chuyển mình, tạo lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Hơn thế nữa, ngoài việc được tư vấn và hỗ trợ các giải pháp công nghệ tiên tiến, chúng tôi giúp bạn tận dụng các cơ hội thông qua hệ thống network đối tác, giúp bạn nhanh chóng tăng được doanh thu, xây dựng liên kết với các khách hàng và nhà cung cấp mới.

Doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên nên có đơn vị tư vấn chuyên môn vì nó đòi hỏi tổng hợp nhiều chuyên môn sâu như quản trị kinh doanh, marketing, hệ thống thông tin và nhân sự.

Nếu bạn vẫn đang loay hoay và chưa biết bắt đầu chuyển đổi số như thế nào, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để sắp xếp một cuộc trao đổi, chúng tôi rất mong muốn được lắng nghe để hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn và đưa cho bạn những giải pháp thích hợp. Chuyển đổi số ngay hôm nay – vươn tầm thế giới ngày mai!

Công ty Cổ phần AtoZ Corporation

  •  41F/30 Đặng Thuỳ Trâm, phường 13 , Quận Bình Thạnh, HCM
  •  Hotline: [028] 710 94 509
  •  Phone: [093] 705 14 30
  • Giấy phép ĐKKD số 0316768990 do Sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 25/03/2021

Video liên quan

Chủ Đề