Các loại thị trường khách hàng là doanh nghiệp

Khi thực hiện một chiến lược marketing hướng vào một thị trường nào đó, doanh nghiệp luôn thực hiện phân khúc thị trường. Vậy lý do nào mà doanh nghiệp lại phân khúc thị trường, nếu không thực hiện công việc đó có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp? Mời bạn cùng Mona Media tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường là việc chia nhỏ thị trường thành các đoạn có những đặc tính riêng biệt và đồng nhất với nhau. Dựa trên đặc điểm và nhu cầu mà các đối tượng được phân vào một nhóm giúp doanh nghiệp dễ nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu của từng khách hàng mà chỉ có thể đưa ra các chính sách cho một nhóm đối tượng khách hàng. Cùng một thị trường mục tiêu nhưng các doanh nghiệp khác nhau có thể có cách phân khúc thị trường khác nhau còn tùy thuộc vào chiến lược của họ.

Các loại thị trường khách hàng là doanh nghiệp

Có nhiều cách phân khúc thị trường nhưng dạng phân khúc được sử dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp dựa vào đặc trưng của khách hàng. Thị trường phân khúc theo thu nhập người tiêu dùng: khách hàng có thu nhập cao, khách hàng có thu nhập vừa và thấp. Một số doanh nghiệp còn phân chia ra khách hàng VIP, khách hàng thường xuyên, khách hàng mới và tiềm năng.

Lợi ích phân khúc thị trường mang lại cho doanh nghiệp

Khách hàng thường không đồng nhất về các nhu cầu về sản phẩm nên doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được từng người một. Việc phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp tiết kiệm được công sức và thời gian cũng như ngân sách phải bỏ ra.

Các đối tượng được nhóm vào một đoạn thị trường có khá nhiều điểm tương đồng về đặc tính và nhu cầu nên việc triển khai chiến lược marketing cũng nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Do thu hẹp đối tượng nghiên cứu giúp doanh nghiệp có thông tin và dữ liệu liên quan đến khách hàng chính xác hơn.

Bên cạnh đó, các bộ phận cũng dễ dàng quản lý và theo dõi khách hàng của mình. Mỗi một bộ phận nên được giao tập trung vào một đối tượng nhất định để phục vụ khách hàng của mình hài lòng với dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.

Ngoài ra, khi thực hiện phân khúc thị trường trong chiến lược marketing doanh nghiệp cũng nhận định được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp vào từng phân đoạn để đạt được hiệu quả tốt nhất, có khả năng cạnh tranh với đối thủ và tìm ra nguồn khách hàng tiềm năng.

Các loại Market Segment và ví dụ về từng loại

Các loại thị trường khách hàng là doanh nghiệp

Market Segment gồm 4 loại: phân chia theo địa lý (khu vực, vùng miền), yếu tố mang tính xã hội, hành vi khách hàng và yếu tố tâm lý.

Phân phúc phân theo địa lý khu vực

Dựa vào đặc điểm vùng miền mà doanh nghiệp thực hiện phân khúc thị trường như vùng núi, vùng đồng bằng, khu vực nông thôn hay thành phố. Nếu doanh nghiệp tiến tới thị trường quốc tế có thể phân đoạn theo vùng, châu lục. Thường cộng đồng dân cư trong một khu vực thường có những đặc điểm khá tương đồng nên việc nghiên cứu thị trường theo vị trí địa lý diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.

Ví dụ một thương hiệu thời trang khi thực hiện chiến lược marketing sẽ nghiên cứu từng khu vực để xác định nơi nào có tiềm năng phát triển nhất. Dân cư ở phía bắc có thời trang và gu ăn mặc khác so với dân cư ở phía nam, và một phần cũng do khác nhau về thời tiết.

Qua những đặc điểm từng vùng miền mà doanh nghiệp sẽ xây dựng và triển khai các chiến lược hiệu quả hơn. Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tại cùng một khu vực là vô cùng cao nên doanh nghiệp cần nghiên cứu và triển khai kế hoạch hợp lý.

Các loại thị trường khách hàng là doanh nghiệp

Phân khúc phân theo nhân khẩu học

Theo những đặc điểm của khách hàng như dựa vào độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập, trình độ văn hóa hay tôn giáo. Đây là cách phân đoạn thị trường đem lại kết quả tốt nhất được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì các số liệu thu được là đáng tin cậy.

Một công ty thực phẩm có thể phân tích thị trường dựa vào độ tuổi khách hàng tiêu dùng để phát triển các sản phẩm phù hợp với trẻ con, lứa tuổi trung niên hay người cao tuổi. Điều này giúp công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn, tăng số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu.

Các loại thị trường khách hàng là doanh nghiệp

Phân khúc dựa trên hành vi

Hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp. Ngoài việc mua sắm truyền thống là đến trực tiếp tại cửa hàng thì ngày nay khách hàng xu hướng mua sắm online được nhiều người ưa chuộng.

Do đó các doanh nghiệp nên định hướng phát triển sản phẩm trên các nền tảng website hay sàn thương mại điện tử. Nghiên cứu hành vi sử dụng internet của khách hàng để quảng bá sản phẩm, và thu thập dữ liệu người dùng qua những bài khảo sát, đóng góp ý kiến của khách hàng đến doanh nghiệp.

Tham khảo: Các bước nghiên cứu hành vi khách hàng

Các loại thị trường khách hàng là doanh nghiệp

Phân khúc tâm lý học

Những quyết định mua sắm từ khách hàng phụ thuộc phần lớn vào tính cách và thói quen tiêu dùng hàng ngày của họ. Khách hàng có xu hướng mua ngay những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí hay những sản phẩm phù hợp với sở thích của họ.

Ví dụ những đối tượng khách hàng ưa chuộng sản phẩm thân thiện với môi trường họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua sản phẩm đó. Còn với những hàng hóa khác họ có thể đắn đo  và thậm chí từ bỏ không mua nữa.

Hay khách hàng thường yêu thích các sản phẩm được giảm giá hoặc được khuyến mãi kèm thêm sản phẩm khác. Một nghiên cứu cho thấy khả năng tiêu thụ từ các sản phẩm được khuyến mãi cao hơn các sản phẩm thường.

Do đó việc nắm bắt được tâm lý người dùng giúp doanh nghiệp phát triển được dòng sản phẩm tốt hơn, đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng giúp tăng doanh số một cách nhanh chóng. Những chiến lược marketing hiệu quả làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và tăng thị phần.

Các loại thị trường khách hàng là doanh nghiệp

Cách xác định đúng phân khúc thị trường

Việc phân khúc thị trường là điều bắt buộc mà mỗi doanh nghiệp cần làm khi triển khai chiến lược marketing. Vậy đâu là cách xác định đúng nhất về việc phân khúc thị trường để đạt được các mục tiêu đề ra?

Nghiên cứu thị trường

Đầu tiên để xác định được thị trường nên được phân đoạn dựa trên yếu tố nào doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát và nghiên cứu thị trường mục tiêu đó. Bạn có thể trực tiếp thực hiện khảo sát từ đối tượng khách hàng từ thị trường qua các bài khảo sát trên internet hay nghiên cứu các dữ liệu sẵn có.

Phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập được các dữ liệu cần thiết bộ phận phát triển chiến lược marketing của doanh nghiệp tiến hành phân tích dữ liệu và đưa ra đánh giá. Dựa vào sự phân tích và đánh giá các xu hướng của xã hội, khả năng đáp ứng được thị trường của doanh nghiệp.

Các loại thị trường khách hàng là doanh nghiệp

Tiến hành phân khúc thị trường

Sau khi tổng hợp các nhóm đối tượng có chung đặc tính và thái độ khách hàng, doanh nghiệp có thể phân khúc thị trường thành 4 loại Market Segment. Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo một số tiêu chuẩn sau để thực hiện mô tả thị trường phân khúc:

  • Tính đồng nhất: khách hàng chung một phân khúc có một số điểm tương đồng.
  • Tính dị thể: các phân khúc có đặc điểm và tính chất khác nhau, không nên phân chia các phân khúc có chung đặc điểm như vậy gây lãng phí thời gian và tiền bạc.
  • Tính đo lường: để thực hiện cơ chế đo lường và đánh giá phân khúc cần có cơ sở dữ liệu thực tế và chính xác.
  • Tính hữu ích: phân đoạn thị trường được phân chia ra phải đem lại hiệu quả cho chiến lược marketing.
  • Tính đa dạng: doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược marketing cho phân khúc thị trường.
  • Tính phản ứng nhanh: phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ, do đó mức độ phản ứng với chiến lược marketing của khách hàng diễn ra tốt hơn.

Chiến lược phân khúc thị trường

Công việc tiếp theo sau khi thực hiện phân khúc thị trường doanh nghiệp sẽ lựa chọn đi theo chiều hướng thực hiện chiến lược tập trung hay chiến lược đa phân khúc.

Chiến lược tập trung

Chiến lược tập trung được thực hiện khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn một phân khúc nào đó để tập trung nghiên cứu và phát triển. Doanh nghiệp sẽ tập trung toàn lực về thời gian và chi phí để thực hiện chiến dịch quảng bá sản phẩm trên thị trường phân khúc này.

Khi tập trung nghiên cứu một phân đoạn doanh nghiệp có thể giảm thiểu được các chi phí quảng cáo và nhân lực hơn. Tuy nhiên việc tập trung vào một phân đoạn cũng đem lại rủi ro khá cao nếu như marketing của bạn không hiệu quả. Doanh nghiệp có thể thu hoàn toàn được toàn bộ chi phí bỏ ra hoặc chịu thiệt hại do không đạt được các mục tiêu đề ra.

Các loại thị trường khách hàng là doanh nghiệp

Chiến lược đa phân khúc

Ngược lại so với chiến lược tập trung, với chiến lược này doanh nghiệp triển khai kế hoạch quảng bá trên các phân khúc thị trường khác nhau. Chiến lược này tạo ra độ an toàn cao hơn khi bạn có thể không thành công ở phân khúc này nhưng lại thành công ở phân khúc khác.

Nhưng doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều nguồn lực, thời gian và tiền bạc hơn để nghiên cứu và triển khai kế hoạch trên các phân khúc. Doanh nghiệp có nhiều nguồn thu hơn và không bị gây áp lực bởi các rủi ro có thể xảy đến.

Cần làm gì để thực hiện phân khúc thị trường hiệu quả

Để phân khúc thị trường hiệu quả hơn doanh nghiệp nên có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển marketing. Tìm hiểu và xác định đúng thị trường mục tiêu ngay từ những bước đầu triển khai chiến lược.

Nắm rõ được điểm mạnh và điểm yếu của chính doanh nghiệp, khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Phân khúc thị trường có khả năng thực hiện được, khách hàng sử dụng được sản phẩm của bạn.

Dựa vào những kiến thức đã được phân tích ở bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về cách thức phân khúc thị trường và tầm quan trọng của nó. Áp dụng tốt các phương pháp xác định phân khúc giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn khi thực hiện chiến lược marketing.