Các nguyên tắc trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học

      Trong quá trình đổi mới giáo dục, các biện pháp dạy học tích cực đang ngày được quan tâm. Bởi đây chính là những cách sáng tạo, phù họp nhất để thu hút người học hướng tới bài học và đạt được hiệu quả cao trong thực hiện. Một trong những phương pháp tiêu biểu, đố chính là phương pháp dạy học đọc. Cụ thể, mỗi người đọc sẽ là một chủ thể tiếp nhận năng động, sáng tạo và quá trình đọc hiểu văn bản mang dấu ấn riêng của từng độc giả. Vậy trong bài tìm hiểu này chúng tôi sẽ hướng tới phương pháp dạy học đọc trong chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học

Nguyên Tắc Dạy Tiếng Việt Tiểu Học: 

► Đối với các lớp tiểu học, nhất là lớp 1, 2, 3, giáo viên phải thường xuyên đọc diễn cảm các tác phẩm văn học cho học sinh nghe. Đối với các lớp ở trung học cơ sở và trung học phổ thông, việc đọc diễn cảm các tác phẩm văn học [đọc toàn văn bản hoặc từng đoạn] cũng hết sức cần thiết.                                       

► Giáo viên nên có sự chuẩn bị trước để đọc cho diễn cảm, tạo được hứng thú, đồng cảm ở học sinh. Việc đọc thành tiếng tác phẩm giúp học sinh nắm được tốt hơn cốt truyện, sự phát triển tính cách nhân vật; cảm nhận được sâu sắc hơn hình tượng nghệ thuật của tác phẩm và những câu văn trau chuốt trong tác phẩm, có lợi cho việc phát triển năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ.

► Đối với học sinh các lớp đầu cấp tiểu học, sau khi đọc xong một câu chuyện, giáo viên có thể dành thời gian cho các em viết về câu chuyện này, đọc lại cho bạn mình nghe hay tự đọc một mình, vẽ một nhân vật trong truyện, đóng kịch,.... Đối với học sinh lớp 1, giáo viên có thể kể lại những câu chuyện quen thuộc hay vừa mới nghe đọc để làm mẫu cho học sinh. Theo cách này, học sinh được tự khám phá, thử nghiệm và phát triển năng lực nhận thức. Giáo viên chỉ là người tổ chức các hoạt động, hỗ trợ và chia sẻ thêm các trải nghiệm của mình khi cần thiết        

► Các hình thức kể chuyện, đóng vai, đọc thơ, ngâm thơ và các trò chơi ở trong lớp là những hình thức thích hợp giúp học sinh tiểu học cảm nhận sâu sắc hơn tác phẩm văn học, giúp các em có thêm nhiều trải nghiệm về cuộc sống. Qua hình thức đóng kịch, các em hiểu sâu hơn cốt truyện, nhân vật, xung đột, ngôn ngữ đối thoại của tác phẩm. Có thể có nhiều hình thức kể chuyện: giáo viên kể chuyện, học sinh kể chuyện hoặc mời người ngoài [phụ huynh, diễn viên quen biết,...] đến kể chuyện và chia sẻ kinh nghiệm với các em.

    Vậy trên đây là một số cách thức triển khai phương pháp dạy học đọc trong chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học. Hi vọng các bậc phụ huynh, giáo viên đọc và tham khảo để có những cách dạy sáng tạo, cuốn hút học sinh trong bài dạy của mình.

Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Cho Bé [Từ 0-11 Tuổi] Hiệu Quả : 

1. Tập cho bé làm quen với chữ

    + Khi bé sơ sinh bắt đầu nhận biết mọi người thân quen, biết mọi vật xung quanh, cũng là lúc ba mẹ nên để cho bé nhìn thấy mặt chữ.  

Với bé dưới 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể bế bé để bé quan sát “thế giới chữ”, chẳng hạn như: cho bé nhìn thấy các chữ có màu sặc sỡ, nhìn người lớn đọc báo, đọc sách. Khi bé lớn hơn 6 tháng tuổi, ba mẹ cho bé chơi các đồ chơi có hình chữ, cầm sách báo…

    + Để bé cảm thấy muốn học chữ hơn, ba mẹ có thể tạo động cơ, hứng thú học tập Tiếng Việt bằng cách cho các bé thấy lợi ích của việc học tập, của việc học chữ: "Con mà biết chữ thì thật là thú vị. Ba/mẹ có thể viết cho con lời nhắn, con có thể đọc truyện...", "Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ được một bức tranh đẹp, làm thế nào để ba mẹ biết là của con? Con hãy học để biết cách viết tên mình nhé!", "Và đây là căn nhà đầy đồ chơi. Chìa khoá để mở có ghi một chữ, ai biết đọc sẽ mở được ngay.", "Còn đây là một vương quốc thật diệu kì dành cho những người biết đọc, biết viết...".

    + Việc cho bé làm quen sớm với chữ ngay từ khi có thể giúp bé hình thành sự nhạy cảm học chữ, đọc sách. Từ đó, ba mẹ có thể khích lệ bé để bé thích học chữ, giống như bé thích xem đồ vật mới, thậm chí có thể yêu sách hơn đồ chơi, bánh kẹo. Sau này, bất cứ ở đâu, bé cũng chủ động tìm sách, đọc sách và học chữ.

2. Tạo ra các trò chơi lồng ghép vào các bài học

     + Ba mẹ dạy chữ cho bé qua các trò chơi là có dụng ý. Nhưng đối với các bé thì nên là được học một cách tự nhiên. Học mà chơi, chơi mà học. Ba mẹ không nên đặt ra các chỉ tiêu, mức độ mà hãy tạo cho bé sự vui vẻ, thoải mái và thích thú trong việc học. Mỗi lần, ba mẹ có thể chỉ cần dạy cho bé trong vài phút, thậm chí là vài giây, và nên kết thúc “việc học” trước khi bé thấy chán. Làm như vậy bé mới giữ được hứng thú học lâu dài, sẽ chủ động yêu cầu bố mẹ dạy chữ, không cần người lớn ép học.

     + Người lớn trong gia đình thường xuyên đọc chữ, đọc sách trước mặt bé để kích thích sự tò mò của bé. Ba mẹ cũng luôn nhớ động viên, khích lệ bé dù bé có học được nhiều hay không. Không nên so sánh giữa bé này và bé khác trong cùng gia đình.

      + Mục đích giảng dạy quan trọng nhất của ba mẹ là xây dựng sự hứng thú và lòng ham học hỏi của bé. Không nên áp đặt bé học hay nóng lòng muốn bé phải biết chữ ngay, như vậy sẽ tạo áo lực cho các bé và khiến các bé cảm thấy sợ học.

3. Thường xuyên nói chuyện, luyện tập cùng con

     + Ngay từ khi con còn nhỏ, ba mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, đặt câu hỏi cho bé, trả lời bé và hướng dẫn bé quan sát, khuyến khích con đặt câu hỏi cho ba mẹ. Ba mẹ hãy tạo môi trường “toàn chữ” cho bé. Ví dụ cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, dạy bé hát vè và đồng dao, xem những câu đối ngày tết, kể chuyện cho bé nghe… Bé sẽ “bị” ảnh hưởng, từng bước liên tục xem chữ, đọc từ, đọc câu. Bé càng thích nghe kể chuyện, đọc chữ, bé càng nhanh biết chữ. 

       + Một trong những thời điểm thích hợp giúp con luyện tập là khi ba mẹ tắm cho con, bởi lúc này con không có nhiều đồ chơi hay có nhiều sự xao nhãng nên con dễ tập trung hơn vào cuộc hội thoại với ba mẹ. Trong lúc tắm, ba mẹ có thể đố con những từ vựng về một chủ đề nhất định như đồ ăn, đồ dùng học tập, thời tiết, con vật,... Ví dụ: “Hôm nay con đã ăn những món gì?”, “Con đựng món ăn đó bằng cái gì?”, “Con uống nước bằng cái gì?”,...

4. Hình thành thói quen học tập

      + Điều quan trọng nhất là ba mẹ nên hình thành cho bé một thói quen học tập. Ví dụ như việc học chữ, cũng phải hình thành thói quen tốt như kiên trì, tập trung học… 

     + Tâm lý của ba mẹ luôn là nôn nóng cho con mình nhanh biết đọc, biết nói, nhưng cũng đừng vì thế mà ba mẹ dùng các biện pháp bạo lực, ép buộc con phải học. Ba mẹ hãy nhẹ nhàng và khuyến khích con, bé rất thích những điều vui vẻ vì thế đừng tạo áp lực cho chúng. Cho dù mỗi ngày bé chỉ tiếp nhận một ít thì dần dần, vốn từ của con cũng sẽ “tích tiểu thành đại” mà tăng lên dần.

      + Do con còn nhỏ nên thường rất hiếu động, ước mơ con ngồi “ôm sách” là điều khó có thể xảy ra, vì vậy, ba mẹ hãy xem xét độ hào hứng của bé, nếu bé thích có thể dạy nhiều chữ, còn bé không có hứng thú thì chỉ nên dạy khoảng 2-3 chữ. Sau đó, khi bé xem phim thì ba mẹ nhắc lại những chữ đã dạy để bé nhớ. Thường xuyên khen ngợi và khuyến khích nếu con đánh vần, ghép đúng được 1 từ.

5. Học chữ thông qua cuộc sống và áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống

     + Cách để bé học nhanh nhất và ghi nhớ lâu nhất là học nói trong cuộc sống, qua những tình huống cụ thể.

Từ khi sinh ra tới lúc 2 tuổi, bé chỉ nhớ mặt chữ một cách máy móc mà hoàn toàn không hiểu ý nghĩa biểu đạt của chữ. Vì vậy, ba mẹ nên dạy bé học chữ gắn liền với cuộc sống hàng ngày.

    + Hãy để bé nhận biết được từ thực liên quan đến những sự vật quen thuộc mà bé được tiếp xúc hàng ngày. Khi ba mẹ thấy bé chú ý tới sự vật nào, hãy nắm bắt cơ hội cho bé học từ đó. Ví dụ: khi bé nhìn thấy trời mưa, mẹ hãy dạy bé từ “trời mưa”, bé cầm vào những món đồ chơi, ba mẹ hãy dạy bé tên của các đồ chơi đó, dần dần là những cái bát ăn cơm, cái thìa, cái bàn, cái ghế,... Như vậy vốn từ của bé sẽ tăng dần và khả năng quan sát, nhận thức của bé cũng tăng dần.

     + Đối với những bé đã vào Tiểu học, ba mẹ giúp con áp dụng những kiến thức đã học trên trường lớp vào thực tiễn cuộc sống. 

Ví dụ khi con học về các từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường, hay khi con học về một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường như chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép,... thì ba mẹ giúp con thực hành luôn tại nhà. Chẳng hạn như đố con về mối quan hệ giữa họ hàng trong gia đình, tạo ra các tình huống gặp người lớn thì cần chào hỏi như nào, con được ba mẹ giúp cho việc gì thì nên cảm ơn ra sao, con làm sai thì cần xin lỗi như nào,...

     Ngoài ra, mỗi tối trước khi đi ngủ, ba mẹ có thể kể cho con nghe 1 câu chuyện, có thể là truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, hoặc 1 câu chuyện thực tế diễn ra trong cuộc sống, để bé có thể tiếp thu tiếng Việt một cách tự nhiên nhất, thích thú nhất, mà con lại học được thêm nhiều điều hay qua các câu chuyện. Bởi truyện kể luôn có một sức hấp dẫn và khả năng đặc biệt trong việc kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo - đặc biệt là với trẻ nhỏ trong giai đoạn vàng của cuộc đời [từ 0 - 11 tuổi].

Bộ sách  Cánh Diều Tiếng Việt 1 - Theo chương trình mới

Gia Sư Tất Đạt - Giải Pháp Hiệu Quả Cho Cha Mẹ:

♦ Nếu theo sát quá trình cải cách của các lớp cấp tiểu học hiện nay thì nhiều người lớn đã hết sức ngỡ ngàng với những kiến thức mà Tiểu Học cần phải học. Chương trình học tập không những nhiều mà thực tế kiến thức Tiểu Học khó dần lên từ lớp 1 lớp 2 lớp 3 lớp 4… đến lớp 5 khó hơn nhiều. Khiến cho nhiều trẻ em quá tải và mất gốc ngay từ khi học tiểu học. Giải pháp hợp lý nhất là phụ huynh cần có 1 người gia sư kèm cặp các con học hành.

♦ Gia sư Tất Đạt xin giới thiệu đến các bậc phụ huynh đội ngũ gia sư là giáo viên / sinh viên phát âm chuẩn, không nói giọng địa phương,… giúp con phát âm tròn vành rõ chữ. Đến với Trung Tâm bạn sẽ được tư vấn tìm gia sư giỏi miễn phí, và tư vấn phương pháp học tập tốt cho con.

Trung Tâm Xin Cam Kết: 

  • Đổi gia sư khi gia sư có phương pháp học tập chưa hợp lý
  • Học phí hợp lý
  • Cam kết chất lượng sau 10 buổi
  • Dạy cả Hè, nghỉ lễ, nghỉ dịch có nhu cầu.
  • Linh động hình thức học online - off 

 Sự tiến bộ hàng ngày, nhìn thấy được của học sinh sẽ là CÂU TRẢ LỜI chân thực nhất của chúng tôi về chất lượng gia sư lớp 1 tại Trung tâm Tất Đạt.

Có thể bạn quan tâm

ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ MIỄN PHÍ

► Với Chi phí > 120k [Với gia sư là SV], > 200k [Với Giáo Viên].

► Biểu giá sẽ được điều chỉnh phù hợp theo yêu cầu của Phụ huynh và trình độ, kinh nghiệm của gia sư/giáo viên.

Hoặc đăng kí:  Tại Đây

GIA SƯ TẤT ĐẠT – DỊCH VỤ GIA SƯ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI

Hotline:  0962.681.347 

                093.171.2489

Website: giasutatdat.edu.vn

Facebook: Gia Sư Tất Đạt

Email: 

Hà Nội: Số 11, Ngách 238/1, Ngõ 238, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

TP.HCM: 45 đường số 20, phường 11, quận 6, TPHCM.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề