Các nha văn nổi tiếng đồng bằng sông cửu long

Văn chương Đồng bằng sông Cửu Long đang ở đâu trên bản đồ văn chương quốc gia và cần gì để cất cánh? Báo Lao Động có cuộc trao đổi ngắn với nhà văn Vũ Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, đại diện Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long xung quanh vấn đề này nhân dịp đầu năm Nhâm Dần.

- Thưa ông, năm qua nói riêng, những năm gần đây nói chung, hoạt động văn chương ở Đồng bằng sông Cửu Long có những sắc thái mới. Trong đó có sự kiện một số người trẻ được kết nạp hội viên...?

Nhà văn Vũ Hồng. Ảnh: NVCC

Nhà văn Vũ Hồng: Những tác giả văn chương trẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam theo tôi nghĩ không phải là sự kiện bởi từ rất lâu Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã làm công việc này.

Nếu nhìn lại, phần lớn những hội viên ở độ tuổi 60, 70 hiện nay cũng đều được kết nạp lúc tuổi đời còn trẻ. Nhìn vào quãng từng thập niên thì việc xem xét kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam đồng đều nhau. Thời những năm 1980, 1990 có những tác giả trẻ nổi bật được kết nạp như: Nguyễn Trọng Tín, Đinh Thị Thu Vân, Lê Đình Bích, Lê Đình Trường, Song Hảo, Nguyễn Lập Em, Thu Nguyệt,… Tiếp nối thời những năm 2000, 2010 có những tác giả nổi bật như: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Diệp Mai, Lê Minh Nhựt, Trương Thị Thanh Hiền, Võ Diệu Thanh, Trương Trọng Nghĩa,… “Mở màn” cho thời thập niên 2020, 2030 là Nguyễn Đức Phú Thọ và Lê Quang Trạng.

Cho nên phải nói rằng, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam ở nhiệm kỳ nào cũng chú tâm phát hiện, bồi dưỡng, kết nạp các tác giả trẻ ở khắp mọi miền đất nước. Bản thân tôi cũng được kết nạp khi ở vào độ tuổi 33, cho nên tôi thấy miễn là các tác giả có tác phẩm thuyết phục được các thành viên hội đồng chuyên môn và các ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

- Theo ông đây là những thành tựu quan trọng và chủ yếu?

Tạp chí Văn nghệ Hàm Luông của Hội Văn học - Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu [Bến Tre] là một trong những nơi chuyển tải sáng tác văn chương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NVCC

Nhà văn Vũ Hồng: Những thành tựu quan trọng của văn chương Đồng bằng sông Cửu Long đó chính là tác phẩm. Mà nếu nói về tác phẩm thì phải làm công việc liệt kê nhưng trong bài trả lời ngắn này không thể nào liệt kê tên tác phẩm ra đầy đủ được, chắc phải cần đến hàng trăm trang giấy. Thôi thì, lấy tiêu chuẩn tác phẩm làm nên tên tuổi tác giả thì với danh sách những hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện sinh sống, làm việc tại Đồng bằng sông Cửu Long, cộng với số hội viên đã chuyển sinh hoạt đến TP. HCM hoặc các khu vực khác hay nước ngoài, Liên Chi hội Nhà văn Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng lấy làm tự hào với những tên tuổi của các tác giả thành danh và vẫn giữ được phong cách riêng, không hề sa sút. Khi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, các tác giả có thể ít cho xuất hiện tác phẩm hơn vì tác giả đã trở nên nghiêm khắc với chính ngòi bút của mình, không viết sa đà, dễ dãi với con chữ; hoặc có khi tác giả hướng đến sáng tác những tác phẩm dài hơi như trường ca, truyện thơ, tiểu thuyết lịch sử…

Tác phẩm tôn tạo nên tác giả - Tác giả hòa vào đội ngũ nhà văn Việt Nam tại khu vực ĐBSCL. Cho nên, thành tựu quan trọng những năm gần đây theo tôi là giữ vững được đội ngũ, bổ sung được đội ngũ và còn rất nhiều tác giả văn chương ở Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng đứng vào đội ngũ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, những nhân tố mới, những sáng tác của người trẻ vẫn còn khoảng trống so với các bậc đi trước và hoạt động văn chương ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn được xem là “vùng trũng” trong bản đồ văn chương quốc gia, ông có suy nghĩ gì? Nếu có mong ước, ông mong ước gì để văn chương Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh một cách thăng hoa và bền vững?

Nhà văn Vũ Hồng trong lần đi thực tế tại khu vực Ao Bà Om [Trà Vinh]. Ảnh: NVCC

Nhà văn Vũ Hồng: Tôi thì không cho là “vùng trũng” trong hoạt động văn chương ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước đây, thời Internet và các nền tảng mạng xã hội chưa phát triển thì dùng từ “vùng trũng” là tương đối chính xác vì tác phẩm – tác giả ở Đồng bằng sông Cửu Long ít khi được xuất hiện trên các báo, tạp chí chuyên về văn chương ở các thành phố lớn và Trung ương. Ít có tác phẩm được in trên các báo, tạp chí không hẳn vì tác phẩm đó không đạt yêu cầu mà chỉ vì một lý do vô cùng tế nhị: “Cũng phải nhường sân cho các bạn viết khác”. Thành thử có tác giả chờ đến 2, 3 năm mới được xuất hiện trên báo, tạp chí. Các bạn làm biên tập viên thì rất rõ điều này vì không thể có việc cho in tác phẩm của một tác giả liên tục từ tháng này sang tháng khác. Mà khi độc giả thấy những tác giả ở vùng đất đó ít xuất hiện thì cho là nghỉ sáng tác rồi nên không có tác phẩm gởi in. Gọi “vùng trũng” là vậy. Bây giờ thì khác. Nhờ vào các trang web văn chương, các nền tảng mạng xã hội song hành với các báo, tạp chí văn nghệ của các hội văn học – nghệ thuật địa phương thì giữa tác giả và độc giả, không phân biệt vùng miền, trong nước hay ngoài nước, đã là một “vùng phẳng văn chương”.

Tôi làm công việc Liên Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long do nhà thơ Lê Chí là một trong những người sáng lập đến nay cũng đã trên 20 năm, việc hy vọng vào mọi điều tốt đẹp cho văn chương ĐBSCL chắc chắn là có nên mới chịu làm chứ [cười]. Nhưng để có được “sự thăng hoa và bền vững” thì phải dựa trước tiên vào điều này: “Tác giả tạo ra tác phẩm là việc của tác giả” còn “Liên Chi hội [hoặc Chi hội] tạo ra sự đoàn kết là việc của các ủy viên Ban chấp hành Liên Chi hội [hoặc Chi hội]”, từ đó mới đạt đến “Sự thăng hoa và bền vững”.

sông Cửu Long có bao nhiêu nhanh?

Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Me Kong chảy trên lãnh thổ Việt Nam. Tại đây, sông chia thành hai sông Tiền Giang, Hậu Giang rồi đổ ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc [Bassac] và Trần Đề.

sông Cửu Long lớn thứ mấy Việt Nam?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016 diện tích của đồng bằng sông Cửu Long là 40.816,3 km2, rộng gần gấp đôi đồng bằng sông Hồng [21.260,3 km2].

Câu 17 Các em hãy cho biết sông Cửu Long được bắt nguồn từ đâu và chạy qua các nước nào trên thế giới hãy kể tên các nước mà sông cứu?

Nó dài khoảng 4.350 Km. Sông bắt nguồn từ Thanh Tạng [Trung Quốc] băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam chảy qua 4 nước là Thái Lan, Myanmar, Lào và Campuchia trước khi chảy vào Việt Nam rồi đổ ra biển Đông theo 9 cửa sông. Cũng chính vì vậy mà nó có tên là sông Cửu Long, tức là 9 con rồng cùng đổ ra biển.

Đồng bằng sông Cửu Long bắt nguồn từ đâu?

Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát [đất bằng] dọc theo bờ biển.

Chủ Đề