Các phương pháp quản lý nhà nước về văn hóa năm 2024

  • 1. : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA Ở THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ HỖ TRỢ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN – ĐIỂM CAO – GIÁ RẺ ZALO/TELEGRAM TRAO ĐỔI : 0932.091.562 WEBSITE:VIETTIEULUAN.COM CHUYÊN NGÀNH : QLNN VỀ VĂN HOÁ PHÚ THỌ - 2023
  • 2. 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ........7 1.1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................7 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa.............................................7 1.1.2. Nội dung, nguyên tắc, phương pháp quản lý nhà nước về văn hóa và đặc điểm quản lý văn hóa cấp huyện, thành, thị ....................................10 1.2. Khái quát về thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ..........................................18 1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội....................................18 1.2.2. Đặc điểm hoạt động văn hóa ở thị xã Phú Thọ.................................22 Tiểu kết........................................................................................................23 Chương 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA Ở THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ .........................................................................................25 2.1. Chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ ......................25 2.1.1. Về chức năng.....................................................................................25 2.1.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn....................................................................26 2.2. Tình hình quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá ở thị xã Phú Thọ .......................................................................................................28 2.2.1. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.....................................................28 2.2.2. Thông tin, tuyên truyền, cổ động ......................................................39 2.2.3. Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ văn hóa ........................................41 2.2.4. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa ............................................46 2.3. Đánh giá công tác quản lý văn hóa ở thị xã Phú Thọ ..........................47 2.3.1. Thành tựu ..........................................................................................47 2.3.2. Hạn chế..............................................................................................51 Tiểu kết........................................................................................................54 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
  • 3. NƯỚC VỀ VĂN HÓA Ở THỊ XÃ PHÚ THỌ ..............56 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ quản lý văn hóa ỏ thị xã Phú Thọ...............56 3.1.1. Phương hướng...................................................................................57 3.1.2. Nhiệm vụ...........................................................................................61 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ .......................................................................................................64 3.2.1. Công tác phối hợp giữa ngành văn hóa với các cơ quan liên quan .. 64 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng..................................................................................65 3.2.3. Công tác xây dựng, quy hoạch và quản lý các thiết chế văn hóa .....66 3.2.4. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa .........................................67 Tiểu kết........................................................................................................68 KẾT LUẬN.................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................73 PHỤ LỤC...........................................................................................................................................77
  • 4.
  • 5. do chọn đề tài Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.Đảng ta chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là chủ trương phù hợp với đặc trưng của văn hóa và quy luật phát triển của nhân loại. Trong xu thế toàn cầu hóa về mặt kinh tế, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế thế giới, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng mang nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa kết tinh truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, khẳng định được tầm vóc, trình độ, bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, tiếp xúc và giao lưu văn hóa trong bối cảnh mới, mở cửa và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay cũng bộc lộ những thách thức như sự tụt hậu về văn hóa so với tốc độ phát triển kinh tế, tạo ra sự chệch hướng về phát triển văn hóa. Sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài và lối sống ngoại lai, thực dụng, vụ lợi, thích hưởng lạc, sa đọa ... đã làm cho một số giá trị văn hóa, đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống có nguy cơ bị mai một và xuống cấp. Môi trường đạo đức và văn hóa lành mạnh bị đe dọa nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận công chúng. Sauhơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, ngày 29/12/2010, thị xã Phú Thọ chính thức được công nhận là Đô thị loại III, ngày 05/5/2013và ngày 17/01/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 180 về việc phê duyệt đề án nâng cấp thị xã trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2016. Đây là điều kiện thuận lợi để thị xã Phú Thọ khai thác tối đa
  • 6. thế nhằm thúc đẩy KT-XH phát triển, xây dựng Thị xã xứng đáng là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật phía Tây Tây Bắc của tỉnh và đất nước. Cùng với phát triển kinh tế, Thị xã đã chú trọng phát triển hài hòa các lĩnh vực văn hóa xã hội.Các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy, công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa được thực hiện có hiệu quả. Đời sống văn hóa ở cơ sở đã có bước phát triển, hoạt động văn nghệ quần chúng được duy trì, các thiết chế văn hóa, thông tin được đầu tư xây dựng, bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động văn hóa thông tin trên địa bàn. Chất lượng giáo dục đào tạo và các hoạt động văn hóa thể thao, chương trình lao động việc làm, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội có nhiều đổi mới, thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên trong công tác quản lý văn hóa vẫn bộc lộ một số hạn chế như: Nhận thức của một số ngành, cá nhân về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội, chưa đầy đủ; Chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác văn hóa ở địa phương còn thấp; Cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tư cho phát triển văn hóa còn nghèo nàn, chính sách đầu tư cho sự nghiệp văn hóa hiện nay chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa đáp ứng kịp sự phát triển của văn hóa... Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài “Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ” nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của địa phương trong giai đoạn hiện nay. 2.Tình hình nghiên cứu Hiện nay, vấn đề quản lý nhà nước về văn hóa đang được sự quan tâm của giới nghiên cứu cũng như các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về phương diện lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài như sau:
  • 7. Những công trình bước đầu xây dựng hệ thống lý luận về quản lý văn hóa: - Hoàng Sơn Cường (1998), Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Trong tài liệu này, tác giả đã đưa ra những nội dung chủ yếu của các cách thức quản lý văn hóa thông qua các thời kỳ, các triều đại, cách quản lý đó chủ yếu dựa trên hương ước, lệ tục. - Lê Như Hoa (2002), Văn hóa vì sự phát triển xã hội. Tác giả nêu lên quá trình phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa và phát triển tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giáo dục văn hóa và sự phát triển xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xã hội hóa hoạt động văn hóa... - Phan Văn Tú (1994), Cơ sở lý luận của quản lý văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Tác giả đã nêu lên những cơ sở lý luận cơ bản trong công tác quản lý văn hóa. - Tập thể tác giả Phan Văn Tú, Nguyễn Văn Hy, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên (1998), Quản lý hoạt động văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Nhóm tác giả đã nêu những vấn đề chủ yếu như: chính sách quản lý, hoạt động văn hóa, nội dung quản lý các hoạt động văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện nay. - Hoàng Vinh (2006), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta. Tác giả bàn về những vấn đề văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay như: Di sản văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng, hoạt động vui chơi giải trí và vai trò của nó trong xã hội, cội nguồn của văn hóa và đạo đức ... Các công trình nghiên cứu này, bước đầu làm rõ những vấn đề trên phương diện lý luận của công tác quản lý văn hóa, như: Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, đại cương về quản lý hoạt động văn hóa, chính sách quản lý hoạt động văn hóa, nội dung quản lý hoạt động văn hóa, quản lý xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay.
  • 8. Một số luận án, luận văn, đề tài khoa học liên quan đến vấn đề quản lý văn hóa, quản lý các hoạt động văn hóa cơ sở. - Đinh Thị Vân Chi (2005), chủ nhiệm đề tài cấp Bộ: Quản lý nhà nước đối với thị trường băng đĩa trong giai đoạn hiện nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. -Nguyễn Thị Hương (2006), chủ nhiệm đề tài cấp Bộ: Thị trường văn hóa phẩm ở nước ta - hiện trạng và giải pháp, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Đàm Thị Thái (2009), Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. - Trần Chiến Thắng (2008), Hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. - Lê Thanh Trung (2009), Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu của các luận án, luận văn và công trình khoa học trên đây đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển văn hóa và kinh tế thị trường trong điều kiện hiện nay của đất nước, góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận của quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, về quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực cụ thể của văn hóa, bước đầu nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa cấp cơ sở ở một số địa phương. Các kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý trên lĩnh vực văn hóa ở nước ta hiện nay, trong đó có vấn đề quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp quận/huyện/thành/thị và ở cơ sở.
  • 9. có công trình, đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề quản lý văn hóa ở thị xã Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Từ những thành quả của các nghiên cứu trên, tác giả luận văn sẽ vận dụng để làm cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn để giải quyết những yêu cầu đặt ra của đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ. Từ đó, đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở Thị xã. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của quản lý nhà nước về văn hóa và đặc điểm quản lý văn hóa ở thị xã Phú Thọ. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên ở xã Phú Thọ - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn việc nghiên cứu một số lĩnh vực văn hóa cụ thể ở thị xã Phú Thọ từ năm 2010 đến nay (nghiên cứu quá trình phát triển văn hóa ở thị xã Phú Thọ theo Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ): Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Thông tin, tuyên truyền cổ động; Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ văn hóa; Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.
  • 10. nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tiến hành là: - Phương pháp so sánh: Trên cơ sở thống kê số liệu kết quả đạt được qua một số năm và qua khảo sát tư liệu từ đó tiến hành so sánh, đối chiếu để thấy được sự biến đổi trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa... - Phương pháp điền dã dân tộc học: Tác giả trực tiếp về địa phương để tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về văn hóa, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra những nhận định đánh giá khách quan, chân thực về thực trạng và đề xuất những giải pháp phù hợp trong công tác quản lý văn hóa. 6. Những đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa và đặc trưng quản lý nhà nước về văn hóa cấp Thị. - Các kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý văn hóa trên địa bàn thị xã Phú Thọ; một số giải pháp, đề xuất trong luận văn sẽ là cơ sở cho việc đổi mới công tác quản lý văn hóa của Thị xã. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ Chương 1: Tổng quan về thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ Chương 2: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ.
  • 11. VỀ THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa 1.1.1.1. Quản lý Quản lý là hoạt động tất yếu khách quan của mọi quá trình hoạt động xã hội.Trong hoạt động quản lý, phải có chủ thể quản lý, và ít nhất một đối tượng quản lý, gián tiệp hay trực tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý.Hoạt động quản lý là một quá trình bao gồm nhiều hành động khác nhau, có tính liên tục để đạt được kết quả mà chủ thể đặt ra mục tiêu cần hướng tới. Để tồn tại và phát triển, quản lý cần thiết đối với mọi phạm vi hoạt động của xã hội. Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về hoạt động quản lý, chúng ta có thể hiểu khái niệm về hoạt động quản lý như sau: "Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động" [21, tr15]. Muốn "tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích", người làm quản lý phải thực hiện hoạt động quản lý gồm 4 khâu quan trọng là: Lập kế hoạch, tổ chức, bố trí nhân lực cho phù hợp với thực tiễn; kiểm tra, kiểm soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Hoạt động quản lý được thể hiện trong 5 thành tốt sau: Chủ thể quản lý, khách thể quản lý, mục đích quản lý, công cụ quản lý, cách thức quản lý. 1.1.1.2. Quản lý văn hóa Là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy
  • 12. trong lĩnh vực văn hoá, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Trong luận văn này, tôi xác định khái niệm như sau: Quản lý văn hóa là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý đối với khách thể nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Quản lý văn hóa bao gồm những nội dung chính sau: + Xác lập hệ quan điểm chủ đạo (hệ tư tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức…), những nguyên tắc cơ bản xây dựng và phát triển văn hóa - là cơ sở của việc xác lập nội dung và phương thức quản lý văn hóa… (trong các văn kiện chính thức của Đảng, Hiến pháp, trong chiến lược phát triển văn hóa của Chính phủ). + Bộ máy tổ chức, cán bộ thực hiện chức năng quản lý văn hóa từ Trung ương đến địa phương và theo các lĩnh vực. + Cơ chế phối hợp liên ngành (Ban, Bộ, ngành, đoàn thể, cơ cấu dân sự…) + Hệ thống pháp luật (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Văn bản hướng dẫn, Quy chế, Quy tắc, Quy định…) + Hệ thống chính sách trên từng lĩnh vực (lối sống, nếp sống, văn học - nghệ thuật, di sản văn hóa, văn hóa dân tộc…) và theo địa bàn lãnh thổ (Trung ương - địa phương, đô thị - nông thôn, đồng bằng - miền núi, trong nước - ngoài nước…). Cần lưu ý đến tầm quan trọng của các chính sách đầu tư các nguồn lực (đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực) và phương tiện cho văn hóa. + Công tác giám sát, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm. 1.1.1.3. Quản lý nhà nước về văn hóa Căn cứ vào các thành tố cơ bản cấu thành hoạt động quản lý, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa quản lý Nhà nước đối với xã hội: Quản lý Nhà nước đối với xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống luật pháp và bộ
  • 13. nhằm điều chỉnh các hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội, hành vi của công dân, với mục đích duy trì và phát triển xã hội, bảo toàn và củng cố quyền lực Nhà nước. [30, tr.55] Thành tố quan trọng nhất trong quản lý đó là Chủ thể quản lý, thành tố này quyết định mục đích quản lý, cách thức quản lý và lựa chọn công cụ quản lý. Bởi vậy, quản lý Nhà nước có những đặc điểm sau: - Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao. - Quản lý Nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạch thực hiện mục tiêu. - Quản lý Nhà nước có tính chủ động sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, nân cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. - Quản lý Nhà nước phải đảm bảo tính liên tục, tính tổ chức, tính thống nhất. Muốn vậy bộ máy nhà nước phải ổn định, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; hệ thống pháp luật phải đồng bộ và ngày càng hoàn thiện phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan. Văn hóa đối với sự phát triển của xã hội đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đặt ra vấn đề cần phải quản lý sự phát triển văn hóa theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Nhà nước quản lý sự nghiệp văn hóa cho phù hợp yêu cầu tình hình mới.Quản lý văn hóa là một công vệc khó khăn, phức tạp và vô cùng nhạy bén. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII chỉ rõ: "Củng cố, hoàn thiện các thể chế văn hóa, đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng những người hoạt động văn hóa, tạo nhiều sản phẩm
  • 14. văn hóa phong phú, đa dạng theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Quản lý Nhà nước về văn hóa đảm bảo cho văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí phát triển theo đúng hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa đảm bảo quyền tự do dân chủ cá nhân trong sáng tạo, hưởng thụ văn hóa. Quản lý Nhà nước về văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy của mình, nhằm phát triển văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan, với mục đích giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. [30, tr.58] 1.1.2. Nội dung, nguyên tắc, phương pháp quản lý nhà nước về văn hóa và đặc điểm quản lý văn hóa cấp huyện, thành, thị 1.1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: "Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân" [23, tr.1].
  • 15. các đạo luật và các văn bản pháp quy đã ban hành, có 12 lĩnh vực hoạt động văn hóa cần được quản lý như sau: - Các hoạt động thuộc lĩnh vực báo chí, xuất bản, internet, quảng cáo; - Các hoạt động thuộc lĩnh vực điện ảnh; - Các hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật, biểu diễn; - Các hoạt động thuộc lĩnh vực mỹ thuật; - Các hoạt động thuộc lĩnh vực thư viện, bảo tồn, bảo tàng; - Các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin cơ sở; - Các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa các dân tộc thiểu số; - Các hoạt động thuộc lĩnh vực quyền tác giả, nhuận bút; - Các hoạt động thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu văn hóa phẩm; - Các hoạt động thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy quản lý văn hóa; - Các hoạt động thuộc lĩnh vực đào tạo; - Các hoạt động thuộc lĩnh vực thanh tra [22, tr.298]. Các văn bản pháp luật tạo ra một hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa, đặc biệt có ý nghĩa khi chúng ta đang tiến hành chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn hóa Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn hoá thông tin là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá - thông tin theo một thể thống nhất. Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin ở nước ta là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; tập trung dân chủ, phân định rõ chức năng và nguyên tắc công khai. Ngoài quản lý bằng pháp luật, cần quản lý bằng “thể chế mềm”, đặc biệt trong xây dựng đời sống văn hóa cần quản lý bằng quy ước. Đây là biện pháp tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa thông qua vai trò của mỗi cá nhân, trong cộng đồng tự quản.
  • 16. quản lý văn hóa bằng các chính sách về phát triển văn hóa: Chính sách văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện nền kinh tế thị trương. Chính sách văn hóa điều chỉnh những bất bình đẳng trong văn hóa do thị trường tạo ra, khích lệ, hỗ trợ những xu hướng văn hóa có nhiều triển vọng vì chúng tiêu biểu cho sức mạnh dân tộc, cho sự định hướng nhu cầu văn hóa của xã hội. Chính sách văn hóa là thể chế hóa các quan điểm, phương hướng phát triển văn hóa, tác động lên các nhóm cộng đồng văn hóa, cộng đồng chính trị và cộng đồng dân cư để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình văn hóa. - Nhà nước quản lý văn hóa bằng đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính cho văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững. Cơ cấu ngân sách nhà nước tổng thể về văn hóa thường gồm: Phần ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, chi cho nghệ thuật và những công việc văn hóa, thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình và ở những lĩnh vực khác (tôn giáo, du lịch, thể dục thể thao…) - Nhà nước quản lý văn hóa bằng việc củng cố tổ chức, tăng cường đào tạo cán bộ: Đây là phương thức quan trọng để đổi mới, nâng cao trình độ quản lý Nhà nước trước yêu cầu phát triển của sự nghiệp văn hóa. Những thiếu hụt về trình độ của cán bộ quản lý văn hóa so với các lĩnh vực khác có khoảng cách khá xa lại chưa được chuẩn bị những hiểu biết cần thiết về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực đặc thù này nên trong hoạt động quản lý thường không tránh khỏi khuynh hướng giản đơn, máy móc, áp đặt… - Nhà nước quản lý văn hóa bằng công tác kiểm tra, thanh tra: Đây là một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Trong lĩnh vực công tác này, hoạt động của cơ quan kiểm duyệt và thanh tra có vai trò đặc biệt bởi vì văn hóa có mối quan hệ trực tiếp với chính trị
  • 17. động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Trong xu hướng xã hội hóa văn hóa, công tác kiểm tra, kiểm soát ngày càng phảo được thực hiện nghiêm túc, có kế hoạch phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ với các bộ, ngành khác, như vậy mới có khả năng thực hiện chức năng và nhiệm vụ đặt ra. 1.1.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước về văn hóa Quá trình quản lý văn hóa là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng những nguyên tắc nhất định. Phương thức quản lý văn hóa là biểu hiện cụ thể mối quan hệ qua lại giữa đối tượng và khách thể quản lý. Vì vậy phương thức quản lý cũng đa dạng nên cần phải điểu chỉnh phối hợp các phương thức khác nhau tuân thẻ theo pháp luật để đạt hiệu quả cao nhất. - Nhà nước quản lý văn hóa bằng pháp luật: Pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu trong quản lý Nhà nước về văn hóa và trong công tác tư tưởng. Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động văn hóa phát huy được tác dụng của văn hóa tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, chế ước những tiêu cực mà thị trường văn hóa tạo ra, làm cơ sở pháp lý cho chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Nhà nước ban hành nhiều đạo luật riêng đối với từng lĩnh vực hoạt động văn hóa như: Luật di sản văn hóa; Luật bảo hộ quyền tác giả; Luật xuất bản; Luật báo chí; Luật quảng cáo; Luật điện ảnh; Pháp lệnh thư viện… Hiện nay ở nước ta, vấn đề xây dựng và thi hành pháp luật đang là nhu cầu cấp thiết của công tác quản lý Nhà nước về văn hóa. Hệ thống các văn bản pháp luật về văn hóa cũng chưa hoàn chỉnh và đồng bộ đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Ngoài quản lý bằng pháp luật, cần quản lý bằng “thể chế mềm”, đặc biệt trong xây dựng đời sống văn hóa cần quản lý bằng quy ước. Đây là
  • 18. cường quản lý các hoạt động văn hóa thông qua vai trò của mỗi cá nhân, trong cộng đồng tự quản. Nghị quyết TW 5 khóa VIII cụ thể hóa bảy loại chính sách: + Chính sách kinh tế trong văn hóa để vừa bảo đảm được định hướng chính trị, vừa có thêm nguồn lực tài chính cho hoạt động văn hóa. + Chính sách văn hóa trong kinh tế, nghĩa là các hoạt động kinh tế phải đảm bảo các tiêu chí của văn hóa, tạo điều kiện nhiều hơn cho văn hóa. + Chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa nhằm động viên nhân lực, vật lực của các tầng lớp nhân dân cho hoạt động văn hóa, cho việc sáng tạo, phổ biến văn hóa. + Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. + Chính sách khuyến khích sáng tạo. + Chính sách đặc thù ưu đãi hưởng thụ văn hóa cho các đối tượng xã hội. + Chính sách và hợp tác quốc tế.” - Nhà nước quản lý văn hóa bằng đầu tư tài chính: Đầu tư cho hoạt động văn hóa với tư cách là một hoạt động sản xuất cần được tính toán đến hiệu quả. Cấp ngân sách cho văn hóa kèm theo những quy tắc như bất kỳ loại hoạt động tài chính nào khác khi yêu cầu đặt ra là phải đạt tới mục tiêu quốc gia mà Đảng và Nhà nước. Khi đầu tư cho văn hóa cần xem văn hóa cũng là một khu vực làm ra lợi nhuận cho nhà nước và cho nhân dân, đồng thời cần tận dụng cơ chế thị trường cho bản thân sự phát triển văn hóa đúng hướng. Quan niệm “Nhà nước đầu tư ngân sách cho văn hóa” không đồng nghĩa với quan niệm “Nhà nước đầu tư cho Bộ, ngành mang tên văn hóa”.
  • 19. văn hóa, xây dựng một nền văn hóa của một đất nước không phải là một nhiệm vụ của một Bộ, ngành văn hóa. Đầu tư cho văn hóa là đầu tư để xây dựng và phát triển văn hóa không thể đồng nghĩa với đầu tư cho Bộ văn hóa là đầu tư xây dựng con người. Vì vậy, quan niệm “chế độ Nhà nước đầu tư cho ngân sách văn hóa” là đầu tư cho tất cả mọi lĩnh vực trong các Bộ, ngành có hoạt động văn hóa. - Nhà nước quản lý văn hóa bằng việc củng cố tổ chức, tăng cường đào tạo cán bộ: Đây là phương thức quan trọng để đổi mới, nâng cao trình độ quản lý Nhà nước trước yêu cầu phát triển của sự nghiệp văn hóa. Những thiếu hụt về trình độ của cán bộ quản lý văn hóa so với các lĩnh vực khác có khoảng cách khá xa lại chưa được chuẩn bị những hiểu biết cần thiết về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực đặc thù này nên trong hoạt động quản lý thường không tránh khỏi khuynh hướng giản đơn, máy móc, áp đặt… Nghị quyết TW5 khóa VIII yêu cầu phải củng cố, xây dựng các trường, khoa đào tạo cán bộ văn hóa, nâng cao chất lượng dạy và học để tạo nguồn cán bộ lâu dài. Ngoài kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa phải có một số phẩm chất đặc biệt để có thể thực hiện những yêu cầu mà Đảng đề ra: Biết coi trọng nhân cách, tài năng và sự độc đáo của văn nghệ sĩ, chu đáo, tế nhị, chân tình trong quan hệ ứng xử, có cách làm việc thích hợp với từng cá nhân sáng tạo. Lãnh đạo tầng lớp tri thức phải lấy thuyết phục, thu phục nhân tâm làm đầu. 1.1.2.4. Đặc điểm của công tác quản lý văn hóa ở cấp huyện, thành, thị * Về quy mô, đối tượng Về chủ thể quản lý văn hóa ở nước ta, có thể phân chia tương đối: nếu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa cấp vĩ mô, thì chủ thể là Nhà nước, Quốc hội, Trung ương Đảng... Còn quản lý văn hóa cấp tỉnh, và
  • 20. thuộc Trung ương, thì chủ thể là Sở Văn hóa, thể thao & du lịch (trực thuộc ăn hóa, thể thao & du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố). Quản lý văn hóa cấp vi mô là là quản lý cấp huyện, đơn vị thuộc Sở Văn hóa, các doanh nghiệp văn hóa... Như vậy, quản lý văn hóa cấp thành phố trực thuộc tỉnh, tuy có đặc điểm riêng, nhưng cơ bản tương đương với cấp huyện về cơ cấu tổ chức bộ máy, là Phòng Văn hóa và thông tin. Về đối tượng, quản lý văn hóa ở cấp vĩ mô: các chủ thể định hướng phát triển, xây dựng, quản lý các chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển sự nghiệp văn hóa quốc gia. Quản lý văn hóa cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, là chủ thể thực hiện chính sách, quy hoạch chiến lược phát triển sự nghiệp văn hóa của địa phương, của ngành. Quản lý cấp vi mô (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, đơn vị doanh nghiêp...), là chủ thể căn cứ vào chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ chung về phát triển văn hóa, thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa trên địa bàn, hoặc lĩnh vực của đơn vị mình. * Về mục đích Trong quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp thành phố ở nước ta, thì quản lý văn hóa ở những thành phố trực thuộc Trung ương và những thành phố trực thuộc tỉnh có những đặc điểm giống nhau và khác nhau. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tốc độ đô thị hoá mạnh như hiện nay, công tác quản lý văn hoá ở các cấp, đặc biệt là cấp thành phố trực thuộc tỉnh đang là vấn đề đặt ra có tính cấp thiết. Quản lý nhằm thực hiện chính sách văn hóa phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nâng cao chất lượng toàn diện xây dựng và phát triển nền văn hóa với đặc trưng tiêu biểu là dân tộc, khoa học, hiện đại, dân chủ và nhân văn sâu sắc.
  • 21. hóa nhằm đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế, kế thừa và phát triển những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc, tích cực và chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân đô thị trong xu thế ngày càng chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng con người và lối sống văn hóa, đời sống văn hóa và môi trường văn hóa lành mạnh. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở các thành phố thuộc tỉnh cũng nhằm khắc phục những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý văn hóa trước đây. Quản lý văn hóa hiệu quả không những tạo điều kiện để người dân tiếp thu các giá trị văn hóa mới, mà còn nhằm chống lại các phản văn hóa. 1.1.2.5. Công tác triển khai văn bản quản lý nhà nước về văn hóa Thị xã Phú Thọ trực tiếp là ngành Văn hóa và Thông tin đã tham mưu tổ chức các hội nghị học tập, triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên như: Quyết định số 308/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 25/11/2005 ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Quyết định số 581/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/5/2009 về việc Phê duyệt chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020; Quyết định số 1610/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/9/2011 phê duyệt chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; Thông tư 04/2011/TT- BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Kết luận số 429/KLTƯ của Tỉnh ủy Phú Thọ ngày 05/7/2000 của Thường trực Tỉnh uỷ về việc tổ chức triển khai phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Nghị quyết số 179/2009/QĐ-HĐND
  • 22. nhân dân tỉnh Phú Thọ ngày 20/4/2009 về quy hoạch phát triển văn hoá tỉnh Phú thọ đến năm 2020, Hướng dẫn số 09/SVHTTDL- NVVHCS ngày 15/11/2011 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ về nội dung bình xét công nhận danh hiệu “gia đình văn hoá”, “Thôn văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Bản văn hoá”, “Khu dân cư văn hoá” và tương đương; Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 06/11/2007 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về việc “Cán bộ lãnh đạo, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ”... 1.2. Khái quát về thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ 1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội 1.2.1.1. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên Nằm ở phía Tây miền đất Tổ Hùng Vương, nơi con người tụ cư từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Do những tác động của lịch sử và thời đại, từ một làng thuần nông, tĩnh tại vào những năm đầu thế kỷ XX, Phú Thọ trở thành thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh trong gần 6 thập kỷ, và hiện nay đang là trung tâm văn hoá giáo dục của tỉnh, trung tâm kinh tế vùng phía Tây, Tây Bắc. Thị xã Phú Thọ với các tên gọi truyền thống là làng Phú An, vốn là một làng Việt Cổ có lịch sử hàng nghìn năm. Cái tên làng Mè lưu truyền trong dân gian xuất phát từ tên của một dòng họ: họ Mè (Ma). Thị xã Phú Thọ có vị trí trung tâm của tỉnh Phú Thọ, nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng châu thổ sông Hồng. Phía Bắc giáp huyện Thanh Ba, Phù Ninh; Đông giáp huyện Phù Ninh, Lâm Thao; Tây giáp huyện Thanh Ba; phía Nam giáp sông Hồng và huyện Tam Nông. Thị xã cách thành phố Việt Trì 30 Km, là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Thị xã Phú Thọ có 10 xã, phường: xã Phú Hộ, xã Hà Lộc, xã Văn Lung, xã Hà Thạch, xã Thanh Minh, phường Hùng
  • 23. Châu, phường Âu Cơ, phường Trường Thịnh, phường Thanh Vinh. Theo thống kê năm 2014, thị xã Phú Thọ có diện tích tự nhiên 64,6 km2 . Với vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội lớn thứ 2 của tỉnh, đô thị Phú Thọ hiện nay và trong tương lai sẽ trở thành đô thị có nền kinh tế phát triển, có dịch vụ hạ tầng tốt, có nhiều điều kiện thu hút đầu tư. Chất lượng sống đô thị và nông thôn nâng cao, từ đây thu hút được lượng lớn lực lượng lao động về làm việc và sinh sống. Thuộc vùng khí hậu trung du Bắc Bộ, khí hậu thị xã Phú Thọ có nhiều đặc điểm gần với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do những đặc điểm về cấu tạo địa chất, thủy văn và khí hậu, cho nên cấu tạo đất đai của thị xã Phú Thọ khá đa dạng và chia thành năm loại chính sau đây: Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét; Đất thịt nặng, có tầng dầy trên 60m, thích hợp cho việc trông cây ăn quả các loại, phân bổ tập trung ở vùng đồi; Đất Feralit nâu vàng hình thành trên phù sa cổ, đất pha cát nhẹ thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày; Đất phù sa ven sông chủ yếu ruộng cấy lúa; Đất bồi tự do rửa trôi chủ yếu ruộng chua thụt ở vùng đồi đã được cải tạo; Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước lâu năm tập trung ở vùng ruộng trũng. Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đất cao lanh, làm nguyên liệu sản xuất phèn chua, đồ sứ; cát ven sông Thao có trữ lượng lớn; đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói và xây dựng. 1.2.1.2. Về kinh tế, văn hóa - xã hội Kinh tế: Thị xã đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và các xã xây dựng nông thôn mới, các xã nâng cấp lên phường; quan tâm, chú trọng nâng cấp, chỉnh trang khu vực nội thị, một số thiết chế quan trọng. Hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, cơ sở vật
  • 24. nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa, trạm y tế được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới, các tuyến đường giao thông đối ngoại đã tạo lợi thế mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Thị xã Phú Thọ đã tích cực thực hiện các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô, kịp thời động viên doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh; có thêm 6 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được đầu tư và đi vào sản xuất, trong đó Trung tâm tinh chế đấu trộn chè Phú Hộ có quy mô lớn nhất cả nước, góp phần tăng giá trị sản xuất trên địa bàn. Thị xã Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp cận đô thị, thực hiện tốt công tác quy hoạch, cơ cấu lại sản xuất. Tập trung thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp: chăn nuôi, thuỷ sản, giống cây trồng chất lượng cao, sản xuất rau an toàn, trồng hoa. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống cây, giống vật nuôi đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao vào sản xuất; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới. Phát huy lợi thế của một số tuyến giao thông đối ngoại để phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Các ngành dịch vụ đã có bước phát triển cả về quy mô, hình thức, thị trường và thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các ngành dịch vụ: ngân hàng, thương mại, bảo hiểm, y tế, văn hóa thể thao, bưu chính, viễn thông... phát triển khá nhanh, chất lượng dịch vụ từng bước được nâng lên đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thị xã và các vùng lân cận. Văn hóa, xã hội: Đi đôi với tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, thị xã đã chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đào
  • 25. giáo dục đại trà, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu được nâng lên. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn được tăng cường. Công tác xã hội hóa giáo dục được nhiều tổ chức, cá nhân, địa phương tham gia tích cực, công tác khuyến học, khuyến tài có nhiều chuyển biến. Triển khai hiệu quả mô hình gia đình học tập, cộng đồng học tập, xã hội học tập. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, sáng tác tác phẩm nghệ thuật được đẩy mạnh góp phần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cũng như phục vụ các hoạt động chính trị của địa phương. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh, phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng khắp, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các thiết chế văn hóa, thể thao được nâng cấp, đầu tư xây dựng mới như: Trung tâm văn hóa thể thao thị xã, Nhà Văn hóa thị xã, Quảng trường thị xã; xây dựng mới 03 nhà văn hóa khu dân cư, đạt tỷ lệ 100% điểm sinh hoạt văn hóa khu dân cư có nhà văn hóa. Một số di tích lịch sử văn hóa đã được trùng tu, tôn tạo; một số lễ hội truyền thống được bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các địa phương. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn được quản lý và tạo điều kiện phát triển theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ sở y tế phục vụ khám chữa bệnh đã được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế; làm tốt công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động đã được các ngành, đoàn thể tích cực phối hợp thực hiện. Công tác chăm sóc các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng được thực hiện tốt.
  • 26. hoạt động văn hóa ở thị xã Phú Thọ Với mục tiêu phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục xác định: Phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng và hoàn thiện nên giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt coi trọng văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh... chống các hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa. Về công tác tuyên truyền cổ động, theo tổng hợp của Phòng Văn hóa thông tin thị xã Phú Thọ: thị xã Phú Thọ hiện có 10 đội thông tin cổ động, với tổng số 200 cán bộ. Đây chính là thế mạnh cơ bản của hoạt động văn hóa - văn nghệ quần chúng và tuyên truyền cổ động trong việc truyền bá và cụ thể hóa chủ trương của Đảng và chích sách, pháp luật của Nhà nước trong đời sống, tác động mạnh mẽ, rộng rãi đến với mọi người, xứng đáng là công cụ sắc bén trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị của Đảng và chính quyền các cấp, các địa phương và cơ sở. Về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội: Thị xã có 14 lễ hội; Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12- 1-1998, của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg, ngày 23-3-1998, của Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên phạm vi cả nước đã có sự tiến bộ rõ rệt. Nổi bật là trật tự kỷ cương từng bước được thiết lập, nhận thức về luật pháp và ý thức tôn trọng pháp luật của người dân được nâng lên. Vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động văn hóa cơ sở được khẳng định rõ rệt. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tổ phố văn hóa, khu dân cư văn hóa ở thị xã Phú Thọ đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp
  • 27. giảm nghèo; nâng cao ý thức tự quản cộng đồng; huy động nguồn lực to lớn trong nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa cộng đồng; thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội; duy trì và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, nét đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Hiệu quả xã hội rõ nét là: Đời sống kinh tế của nhân dân không ngừng được cải thiện, số hộ giàu ngày một tăng lên, số hộ nghèo giảm. Cơ sở vật chất và các thiết chế sinh hoạt văn hóa được kiện toàn. Cảnh quan môi trường sạch, đẹp. Các chỉ tiêu về y tế, giáo dục được thực hiện tốt, không có tệ nạn xã hội. Các giá trị văn hóa cổ truyền được phát huy và có tác dụng động viên nhân dân tham gia tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa - xã hội. Trật tự an ninh, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân sống có kỷ cương, nền nếp, tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân. Nếp sống và làm việc theo pháp luật được hình thành và trở thành một trong những tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận danh hiệu văn hóa. Vì vậy, danh hiệu gia đình, làng (tổ, phố, khu dân cư...) văn hóa thực sự là niềm tự hào của nhân dân Thị xã. Với những kết quả xã hội trên cho thấy công tác tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa ở thị xã Phú Thọ đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân; làm cho văn hóa thấm sâu vào mỗi gia đình, cộng đồng dân cư, tạo nên sự chuyển biến sâu sắc và trở thành thước đo giá trị về chất lượng cuộc sống, về sự phát triển nhân cách con người, về nét đẹp trong mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, ổn định, tạo đà cho sự gia tăng phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Tiểu kết Quản lý Nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ khu vực miền núi có vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh
  • 28. xã hội của Đảng và Nhà nước. Công tác quản lý các hoạt động văn hóa cơ sở thực chất là quá trình tác động liên tục, điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước thông qua pháp luật trên tất cả các hoạt động văn hóa trong đời sống xã hội, đòi hỏi những nội dung, phương pháp, chính sách đồng bộ, ứng dụng linh hoạt vào từng điều kiện cụ thể của thực tế của các hoạt động văn hóa đang diễn ra trên địa bàn. Thị xã Phú Thọ có địa hình hành chính ổn định, quản lý nhà nước về văn hóa của Thị xã có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, sự lai căng văn hóa, lối sống thực dụng và những tiêu cực khác của nền kinh tế thị trường... đã và đang ảnh hưởng tới những giá trị văn hóa truyền thống địa phương, đời sống văn hóa của nhân dân. Các hoạt động tại thị xã Phú Thọ diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp trong mọi mặt của đời sống xã hội, cần phải có sự tăng cường công tác quản lý về văn hóa của cả hệ thống chính trị trong việc vận hành thể chế cũng như các thiết chế văn hóa, nhằm nâng cao hiệu lực, chất lượng hoạt động văn hóa, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Kêt quả nghiên cứu về phương diện lý luận, đặc điểm kinh tế - xã hội của Thị xã Chương 1 là tiền đề có ý nghĩa quan trọng để khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý văn hóa ở thị xã Phú Thọ trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng của công tác quản lý văn hóa thị xã Phú Thọ trong thời gian tới.
  • 29. NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA Ở THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ 2.1.1. Về chức năng Phòng Văn hóa và thông tin thị xã Phú Thọ là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về văn hóa của thị xã Phú Thọ. Phòng Văn hóa và thông tin là một đơn vị trong bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa của nước ta được xây dựng theo hệ thống 4 cấp: - Cấp Trung ương có Bộ Văn hóa, thể thao & du lịch: Đây là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về văn hóa trên phạm vu toàn quốc. Các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Văn hóa, thể thao & du lịch có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa toàn quốc. - Cấp tỉnh có Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch là cơ quan của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa. Phòng Nghiệp vụ văn hóa là phòng tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh. - Cấp huyện, thành, thị: Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị; có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện, thành, thị. - Cấp xã, phường, thị trấn: có Ban Văn hóa xã hội do ủy viên Ủy ban hoặc Phó Chủ tịch (phụ trách văn hóa - xã hội) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là trưởng ban và 01 cán bộ chuyên trách văn hóa và thể dục thể thao (kiêm nhiệm). Các Ban Văn hóa xã hội của xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn của Phòng Văn hóa & thông tin huyện, thành, thị.
  • 30. và thông tin thị xã Phú Thọ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thị xã, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thị xã quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, báo chí, xuất bản, chuyển phát, viễn thông và internet, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát thanh và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch trên địa bàn Thị xã. 2.1.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn 1. Trình Ủy ban nhân dân Thị xã ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và đề án, chương trình phát triển văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp thực hiện cải cách hành chính, xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã. 3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; các quy định của Nhà nước về quản lý, phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao và du lịch; chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và du lịch; phòng chống bạo lực gia đình. 4. Ban hành các văn bản hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn Thị xã thực hiện phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng nếp sống văn minh, trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa. 5. Hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động của Trung tâm Văn hóa, thể thao và du lịch; các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động
  • 31. hóa, thể dục thể thao, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của phòng trên địa Thị xã. 6. Giúp Ủy ban nhân dân Thị xã quản lý nhà nước; hướng dẫn và kiểm tra các tập thể, cá nhân, các tổ chức Hội hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. 7. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao đối với chức danh công chức văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân các xã, phường. 8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch trên địa bàn Thị xã; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. 9. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động thuộc các lĩnh vực quản lý trên địa bà Thị xã với Ủy ban nhân dân Thị xã; Sở Văn hóa, thể thao và du lịch; Sở thông tin truyền thông. 10. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân Thị xã. 11. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thị xã. 12. Ngoài các nhiệm vụ trên, phòng Văn hóa và thông tin thị xã Phú Thọ còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực thông tin, truyền thông theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ.
  • 32. các nhiệm vụ khác do Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã Phú Thọ phân công. Mối quan hệ của Phòng Văn hóa & thông tin thị xã Phú Thọ với các cơ quan, đơn vị: - Với Thị ủy Phú Thọ: Chịu sự lãnh đạo của Thường trực Thị ủy; tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Thị ủy và báo cáo kết quả thực hiện với Thường trực Thị ủy. - Với Ủy ban nhân dân Thị xã: Chịu sự quản lý trực tiếp (về biên chế, tổ chức, tài chính) của Ủy ban nhân dân Thị xã, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thị xã quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch và bưu chính viễn thông. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân Thị xã giao. - Với ngành cấp trên: Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ. - Với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Thị xã: Phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ chính trị khác. - Với Ban Văn hóa xã hội các xã, phường trong Thị: Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch, bảo tồn bảo tàng, bưu chính viễn thông và các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị khác. 2.2. Tình hình quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá ở thị xã Phú Thọ 2.2.1. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Xây dựng đời sống văn hóa là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đời sống văn hóa giữ vai trò quan trọng, tác động trực tiếp tới tâm lý, tình cảm, đạo đức, lối sống, nếp sống xã hội, cộng đồng
  • 33. mỗi người dân. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo: Các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả mục tiêu: Xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; Làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Trong những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được triển khai trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng dân cư, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, kinh tế tập thể thông qua nhiều hình thức: Hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ giống, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề… Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu như: Mô hình trồng lúa chất lượng cao; Mô hình trồng hoa cây cảnh, mô hình chăn nuôi và trồng trọt… các mô hình cho tổng thu nhập từ 300 đến 1 tỷ đồng/ năm, giúp bà con nông dân tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Trong 5 năm (2010-2015) toàn thị xã đã có tổng số trên 14.000/21.000 hộ gia đình đăng ký đạt tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, đạt tỷ lệ 67%. Trong những năm gần đây, thị xã đã triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Trong đó, hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch số 05/KH-MTTQ-BTT, ngày 24/1/2013 của Ban thường trực Ủy ban MTTQVN thị xã về thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững giai đoạn 2012-2015; Đề án của Thủ tướng Chính phủ về phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
  • 34. các danh hiệu văn hóa Nếp sống văn hóa là nếp sống theo các giá trị chuẩn mực của văn hóa dân tộc được đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng trong môi trường sinh hoạt công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Giữ gìn nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư, chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng làng, xã, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau theo truyền thống nhân ái, tình nghĩa của con người Việt Nam. Phòng Văn hóa và thông tin đã phối hợp chặt chẽ với các ngành thành viên Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Thị xã tuyên truyền vận động, tổ chức thực hiện các phong trào: Phối hợp với ngành Giáo dục đào tạo thực hiện phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" được 100% các trường học trong toàn Thị tích cực hưởng ứng tham gia, xây dựng phòng học xanh, sạch, đẹp, an toàn, học sinh tích cực tham gia các phong trào thi đua học tập, lao động; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thị xã từng bước nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; phối hợp với Liên đoàn lao động Thị xã thực hiện phong trào "Xây dựng cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa tốt"; phối hợp với Hội Cựu chiến binh Thị xã thực hiện phong trào "Cựu chiến binh gương mẫu"; phối hợp với Thị Đoàn Phú Thọ thực hiện phong trào "Tuổi trẻ thị xã Phú Thọ tích cực xây dựng nông thôn mới"... Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII); Chỉ thị số13-CT/TU ngày 10/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, chấn chỉnh việc uống rượu, bia, hút thuốc lá; Phòng Văn hóa & thông tin Thị xã đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thị xã văn bản chỉ đạo các
  • 35. vị, Ủy ban nhân dân các xã, phường tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn Thị tổ chức thực hiện nghiêm túc. Hầu hết các đám cưới, đám tang và lễ hội được tổ chức trên địa bàn Thị xã đảm bảo đúng quy định pháp luật hiện hành. + Việc cưới: Trên địa bàn thị xã, việc cưới được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Các đôi nam nữ trở thành vợ chồng được đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã, phường. Lễ cưới diễn ra trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán. Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới, đón dâu, đăng ký kết hôn được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, không phô trương, hình thức, không rườm rà, không nặng về đòi hỏi lễ vật. Hiện tượng tổ chức đám cưới linh đình đã được hạn chế đáng kể. Nhiều đám cưới chọn thời gian tổ chức tiệc cưới không ảnh hưởng đến thời gian lao động của nhà nước. Khách mời dự tiệc cưới chủ yếu là những người trong dòng họ, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết. Nhiều xã, phường đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ gia đình mượn Nhà văn hóa, Điểm văn hóa khu dân cư để tổ chức đám cưới nhằm hạn chế hiện tượng lấn vỉa hè, chiếm lòng, lề đường gây cản trở giao thông... Trong 10 năm thực hiện Quyết định 308/2005/QĐ-TTg, ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều đám cưới đã thực hiện tốt nếp sống mới. Theo thống kê từ năm 2005 đến nay, toàn thị xã đã có 6.731 đám cưới trong đó có 6.723 đám cưới thực hiện theo nếp sống văn hoá mới, 3.555 đám cưới theo mô hình hiệu quả tiết kiệm. + Việc tang: Các đám tang đều được gia đình, hàng xóm láng giềng, cộng đồng dân cư, đoàn thể, cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm tổ chức
  • 36. huy được truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hầu hết các xã, phường trong toàn thị đều thành lập được Ban tang lễ để giúp gia đình lo việc tang lễ, nếp sống văn minh trong việc tang dần dần được hình thành với những quy định cụ thể. Những mô hình tổ chức việc tang theo hướng lành mạnh, văn minh, tiết kiệm xuất hiện và hoạt động hiệu quả. Một số đám hiếu đã hạn chế mang vòng hoa, bức trướng, các hủ tục lạc hậu cơ bản được loại bỏ, không có trường hợp lợi dụng tâm linh tổ chức hoạt động mê tín, dị đoan trong việc tang. Qua thống kê, từ năm 2005 thị xã có 3.911 đám tang, trong đó có 3.903 đám tang theo nếp sống văn hoá mới, 865 đám tang thực hiện hoả táng. Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”: đây là một trong những nội dung cụ thể, nòng cốt trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vì gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quan trọng trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn, kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hương ước, quy ước địa phương; giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phong chống tệ nạn xã hội; thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp với nhà trường, các tổ chức xã hội trong giáo dục con người; giáo dục đạo đức và hướng nghiệp. Phòng Văn hóa và thông tin Thị xã đã tham mưu với Ủy ban nhân dân Thị xã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác gia đình gồm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng Ban, Trưởng Phòng Văn hóa và thông tin làm Phó Trưởng Ban thường trực, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thị xã làm Phó Trưởng Ban, các ban, ngành, đoàn thể là các thành viên Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo thực hiện công tác gia đình đã xây dựng Quy chế hoạt động, phân công các ngành là thành viên căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Ban công tác Mặt trận ở khu
  • 37. thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Thị xã, tổ chức tốt quy trình bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đảm bảo đúng thời gian trước ngày 30/10 và công bố kết quả vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11. Từ năm 2000- 2015, trên địa bàn thị xã số lượng gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa” là: năm 2000, có 9140 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 59,9%; năm 2005, có 11.626 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 75,6%; năm 2010, có 16.539 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 83,4%; năm 2015, toàn thị xã có 16.373 hộ đạt tỷ lệ 87,5%; (so với năm 2000 tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá tăng 27,6%). Phong trào xây dựng tổ dân phố văn hóa: Xây dựng tổ dân phố văn hóa là xây dựng một cộng đồng dân cư có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, có môi trường cảnh quan sạch đẹp, chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau trọng cộng đồng. Xây dựng tổ, khu, phố văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi người dân, mỗi gia đình trong các hoạt động văn hóa, bảo vệ, giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp, loại bỏ các hiện tượng mê tín dị đoan, phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội; ma túy mại dâm, cờ bạc... phòng chống và đẩy lùi sự xâm nhập của văn hóa độc hại, củng cố phát huy các giá trị đạo đức và lối sống gia đình truyền thống, tạo sức đề kháng trước những ảnh hưởng của lối sống thực dụng, coi nhẹ các giá trị tinh thần và các mặt trái kinh tế thị trường. Xây dựng khu dân cư văn hóa: việc xây dựng khu dân cư văn hóa là hướng tới việc đảm bảo mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của toàn Thành phố.
  • 38. vị văn hóa: công việc này cần được triển khai sâu rộng trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học… với mục đích đổi mới tác phong, lề lối làm việc, thực hiện nếp sống văn hóa nơi công sở. Xây dựng đơn vị văn hóa sẽ có tác động mạnh mẽ trong đời sống đội ngũ cán bộ công nhân viên chức và lao động về tư duy làm việc, văn hóa ứng xử, giao tiếp trong công sở tạo nên môi trường lao động lành mạnh, học tập, sản xuất kinh doanh hiệu quả… Xác định vai trò quan trọng của phong trào xây dựng tổ dân phố văn hóa, khu dân cư văn hóa; Phòng Văn hóa và thông tin đã xây dựng Kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường tuyên truyền phong trào xây dựng tổ, khu, phố văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng con người về tư tưởng, đạo đức, lối sống; khai thác, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Phòng Văn hóa và thông tin Thị xã đã phối hợp với Phòng Tư pháp Thị xã xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy ước làng, xã, tổ dân phố trên cơ sở những quy định pháp luật và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng địa phương. Đến nay 100% tổ, khu, phố trên địa bàn Thị xã có quy ước được Ủy ban nhân dân xã, phường phê duyệt. Ủy ban nhân dân các xã, phường xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu tổ chức thực hiện phong trào xây dựng tổ dân phố văn hóa, khu dân cư văn hóa hàng năm và từng giai đoàn cụ thể; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp, triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương và của tỉnh về thực hiện phong trào đến tất cả các xã, phường, thôn, xóm, tổ dân phố để tổ chức thực hiện. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể các cấp và nhân dân về ý nghĩa, vai trò của phong trào xây dựng tổ, khu, phố văn hóa được nâng lên một bước. Các khu, xóm, tổ dân phố đã lựa chọn nội dung
  • 39. tiêu chí để phấn đấu thực hiện. Động viên nhân dân thôn, xóm, tổ dân phố đoàn kết thực hiện tốt phong trào. Kết quả thực hiện xây dựng tổ dân phố văn hóa, khu dân cư văn hóa năm sau cao hơn năm trước. Với vai trò là Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Phòng Văn hóa và thông tin đã chủ động tham mưu, đề xuất với Trưởng Ban Chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân và hộ gia đình có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đảm bảo đúng đối tượng, có chất lượng. Tại Hội nghị tổng kết 15 năm (2000 - 2015) thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và 10 năm (2005 - 2015) thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội, Ủy ban nhân dân thị xã Phú Thọ đã tặng Giấy khen cho 16 tập thể (trong đó 6 cơ quan đơn vị và 10 xã phường) và 10 cá nhân. 2.2.1.2. Văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ Hoạt động văn nghệ quần chúng là dạng hoạt động hấp dẫn, phong phú, đa dạng, không thể thiếu ở cơ sở, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, kể cả mọi lứa tuổi. Hoạt động văn nghệ quần chúng bao gồm cả việc sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, biểu diễn lưu giữ và truyền lại những giá trị văn hóa văn nghệ dân gian truyền thống. Các loại hình văn nghệ quần chúng như: ca, múa, nhạc… được biểu diễn nhằm khắc họa, phản ánh sinh động cuộc sống của nhân dân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của quần chúng, qua đó nâng cao nhận thức, xây dựng thị yếu thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ và là phương thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong điều kiện nền kinh tế của thị xã Phú Thọ ngày càng phát triển, người dân đời sống ổn định, khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, hiện đại, cuộc sống nhân dân hầu hết đều có ti vi, radio với các chương
  • 40. hấp dẫn, mới mẻ cũng không thể thay thế được văn nghệ quần chúng ở cơ sở, vì văn nghệ quần chúng là của quần chúng, được sinh ra và tồn tại trong đời sống hàng ngành của quần chúng, là nhu cầu, là món ăn tinh thần không thể thiếu của quần chúng, được trao truyền từ đời này qua đời khác. Nhận thức được vai trò quan trọng của văn nghệ quần chúng, Phòng Văn hóa và thông tin Thị xã đã chỉ đạo các xã, phường tăng cường công tác quản lý, tổ chức hoạt động văn nghệ quần chúng, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, thành lập các Câu lạc bộ văn nghệ dân gian. Hàng năm Phòng Văn hóa và thông tin tập huấn cho 120 lượt hạt nhân văn nghệ quần chúng về quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng; xây dựng chương trình văn nghệ quần chúng mẫu để học viên tham khảo, vận dụng trong việc xây dựng tổ chức văn nghệ quần chúng tại cơ sở. Học viên ngoài việc tiếp thu những kiến thức cơ bản về quản lý văn nghệ, quần chúng còn được hướng dẫn kỹ năng về âm nhạc, sử dụng nhạc cụ truyền thống, kỹ thuật hát, múa, phương pháp dàn dựng một chương trình nghệ thuật quần chúng, tham gia các hoạt động ngoại khóa tại cơ sở, trang bị thêm những kiến thức để bảo tồn và phát huy các hoạt động dân gian như: Lễ hội lấy lửa cầu may, rước thả thuyền rồng của nhân dân phường Trường Thịnh, Lễ hội bắt lợn ông Cầu của nhân dân xã Hà Thạch, cầu an, cầu phúc, cầu mùa… Hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở đã có chuyển biến tích cực cả bề rộng lẫn chiều sâu: Toàn Thị xã hiện có 465 tổ, đội văn nghệ xã, phường, tổ dân phố, cơ quan, xí nghiệp, trường học, câu lạc bộ hát xoan; hằng năm biểu diễn gần 1.000 buổi văn nghệ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật quần chúng ở cơ sở, đóng góp vàp thành tích chung của Thị xã trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tổ phố văn hóa, khu dân cư văn hóa. Nhiều hạt nhân văn nghệ khi tập huấn trở về thành nòng cốt gây
  • 41. văn nghệ cơ sở, vận động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, không phân biệt lứa tuổi, đơn vị, nghề nghiệp. Phòng Văn hóa và thông tin đã chỉ đạo các xã, phường thành lập các câu lạc bộ nhằm huy động nguồn lực tham gia phong trào văn nghệ quần chúng. Nhiều Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng, Câu lạc bộ Hát xoan, Câu lạc bộ Thơ ca được hình thành. Thực hiện hướng dẫn của Phòng Văn hóa & thông tin Thị xã, Trung tâm Văn hóa, thể thao và du lịch Thị xã đã có kế hoạch giúp đỡ các nghệ nhân dân gian, các đội văn nghệ quần chúng khai thác làn điệu cổ, dựng lại tích, đặt lời mới cho các làn điệu dân gian. Một số tiết mục văn nghệ dân gian được tham gia biểu diễn tại Hội trại Văn hóa - Liên hoan văn nghệ quần chúng, hát Xoan và dân ca Phú Thọ, đạt thành tích Xuất sắc. Cùng với việc khôi phục các sinh hoạt văn nghệ dân gian, những nghệ nhân, những người am hiểu văn hóa truyền thống dân tộc mình đã có ý thức truyền dạy cho thế hệ kế tiếp những sinh hoạt văn nghệ dân gian có giá trị về tinh thần, về nhân sinh, lối sống… mang tính độc đáo, đậm bản sắc dân tộc. Sự năng động nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong Phòng Văn hóa & thông tin cùng với sự phối hợp quản lý của cấp ủy, chính quyền cơ sở đã khơi dậy khả năng sáng tạo của người dân, nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật từ chính quần chúng. Quần chúng vừa trực tiếp sáng tạo, vừa tổ chức các hình thức hoạt động, vừa trực tiếp hưởng thụ thành quả lao động của mình, góp phần hình thành giá trị chuẩn mực chân, thiện, mỹ làm thay đổi hành vi, lối sống của cá nhân, xã hội theo hướng tích cực. Thực tiễn cho thấy nơi nào có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh nơi đó ít có các tệ nạn xã hội; các văn hóa phẩm phản động, đồi trụy không có chỗ len lỏi, người dân tự giác chấp hành luật pháp; số lượng gia đình văn hóa, tổ phố văn hóa tăng, đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
  • 42. thể thao Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng cũng như các hoạt động thi đấu, biểu diễn, thể thao đang ngày càng trở thành nhu cầu của quần chúng, không những là hình thức nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao sức khỏe, mà còn có thể đem lại niềm vui cho mọi người. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, với chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp quan tâm, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia luyện tập thể dục, thể thao. Toàn Thị có khoảng 26% gia đình tập thể thao thường xuyên, 32% dân số tham gia luyện tập thể thao thường xuyên. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường được quan tâm đến từng cấp học, từ tiểu học đến trung học phổ thông; đảm bảo thực hiện tốt chương trình thể dục, thể thao nội khóa trong trường theo quy định đạt 98%; tăng cường hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa đạt 80%; phát triển mạnh các hoạt động thể dục, thể thao của học sinh, đảm bảo mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao. Các hoạt động thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang được đẩy mạnh về quy mô, chất lượng. Phong trào rèn luyện thể lực và tổ chức thi đấu thể dục, thể thao phát triển rộng khắp ở các đơn vị cơ sở, với các môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, tennis, thể thao quốc phòng (vượt vật cản, ba môn quân sự phối hợp, chạy vũ trang, bơi vũ trang). Hàng năm, Phòng Văn hóa và thông tin chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, thể thao và du lịch Thị xã phối hợp với Công an Thị xã, Ban Chỉ huy quân sự Thị xã tổ chức giao hữu, thi đấu thể thao cho từng đối tượng thu hút 90% số đơn vị tham gia. Cơ sở vật chất thể dục, thể thao trong lực lượng vũ
  • 43. được đầu tư: Sân tennis, sân bóng chuyền, cầu lông, chạy vũ trang, hố nhảy, xà đơn, xà kép. Các vận động viên thuộc lực lượng vũ trang của Thị xã khi tham gia các giải thể thao cấp Tỉnh đã giành được thứ hạng cao ở bộ môn: Bóng chuyền, cầu lông và 3 môn quân sự phối hợp. Tuy là đơn vị có nhiều thành tích trong phong trào thể dục, thể thao, nhưng phong trào thể dục, thể thao của Thị xã phát triển chưa bền vững. Thể dục, thể thao của Thị xã chủ yếu dừng lại ở phong trào thể dục, thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tài năng trẻ ở những môn thi đấu thành tích cao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn; vẫn còn khoảng cách về chất lượng phong trào thể dục, thể thao giữa các đơn vị cơ sở; việc tổ chức, hướng dẫn thi đấu các giải thể thao cơ sở còn lúng túng, thiếu kinh phí tổ chức để duy trì phong trào, tổ chức các giải thi đấu ở cơ sở. 2.2.2. Thông tin, tuyên truyền, cổ động Phòng Văn hóa và thông tin thị xã Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch hàng năm chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Văn hóa, thể thao và du lịch Thị xã, Ban Văn hóa các xã, phường tổ chức tuyên truyền thông qua các hình thức tuyên truyền ngành văn hóa, thể thao và du lịch quản lý như: Cổ động trực quan: băng zôn, pa nô, biển cổ động, tờ gấp…; hoạt động của đội thông tin lưu động Thị và cơ sở: tuyên truyền miệng, câu chuyện thông tin, văn nghệ tuyên truyền, triển lãm tranh ảnh…; trưng bày sách báo thư viện; hệ thống phát thanh cơ sở… Nội dung tuyên truyền đã được Phòng Văn hóa và thông tin Thị xã chỉ đạo bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương như: Kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khách 2-9, Kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, Kỷ niệm 50 năm ngày Bác
  • 44. tỉnh Phú Thọ, Kỷ niệm 110 năm thành lập thị xã Phú Thọ, Kỷ niệm 70 năm ngày ra đời tổ chức đảng đầu tiên của thị xã Phú Thọ (1946 - 2016); Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020; tuyên truyền bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021;125 năm ngày thành lập (8/9/1891 - 8/9/2016) và 20 năm ngày tái lập tỉnh Phú Thọ (1/1/1997 - 1/1/2017)... Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, thể thao và du lịch Thị xã tổ chức các Chương trình Liên hoan văn nghệ chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 và thành công bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; Kỷ niệm 70 năm ngày ra đời tổ chức đảng đầu tiên của thị xã Phú Thọ (1946 - 2016)… Phòng Văn hóa và thông tin Thị xã đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thị xã xây dựng, củng cố hệ thống phát thanh và truyền hình Thị xã. Hiện nay địa bàn Thị xã có 01 Đài truyền thanh - truyền hình và 10 Đài xã, phường (trong đó có 9 Đài phát sóng FM và 1 Đài truyền thanh) với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước kịp thời đến với nhân dân. Hình thức tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng được chú trọng, đảm bảo chất lượng, số lượng. Thông tin được cung cấp đến từng thôn, khu dân cư và từng gia đình qua hệ thống loa đài, truyền thanh, truyền hình, báo chí... Toàn Thị có 275 loa công cộng/107 khu dân cư. Thị xã Phú Thọ đã quan tâm, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền: trong 3 năm 2011 - 2013 đã mua mới 01 máy phát điện 5KAV, 02 bộ dựng phi tuyến, 02 máy camera chuyên dụng, 20 cụm loa không dây và một số thiết bị chuyên dụng khác phục vụ cho sự nghiệp Phát thanh - truyền hình, xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả Trang Thông tin điện tử Thị xã Phú Thọ, đồng thời sửa chữa cải tạo trụ sở làm
  • 45. tổng kinh phí đầu tư là 1,5 tỷ đồng. Năm 2016, Đài truyền thanh Thị xã được cấp 560.000.000 đồng để đầu tư mua mới một số trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền trên sóng truyền hình, đồng thời 3 phường Thanh Vinh, Hùng Vương, Phong Châu được lắp đặt đài FM đảm bảo chất lượng, phục vụ kịp thời tuyên truyền tại địa phương. Đài đã tổ chức tiếp và phát sóng đầy đủ các chương trình của TW và của Tỉnh, yêu cầu các xã, phường trực trực và tiếp sóng theo đúng tần số của Thị xã. Bình quân tiếp và phát sóng từ 4 - 4,5h/ngày, trong năm Đài Truyền thanh Thị xã đã tiếp và phát sóng 1.640h. 2.2.3. Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ văn hóa 2.2.3.1. Bưu chính viễn thông và kinh doanh dịch vụ Internet Mạng lưới Bưu chính - viễn thông tiếp tục được đầu tư phát triển đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân trên địa bàn với chất lượng ngày càng được nâng cao, phạm vi phục vụ được mở rộng. Trên địa bàn Thị xã hiện có 04 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel chi nhánh thị xã Phú Thọ, Viễn thông thị xã Phú Thọ, Mobifone, FPT) với 70 trạm phát sóng (BTS), phủ sóng 10/10 xã, phường trong toàn Thị. Phòng Văn hóa và thông tin đã phối hợp tốt với các phòng chuyên môn thuộc Sở Thông tin và Truyền thông điều tra, thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe nhìn trên địa bàn Thị xã. Toàn Thị xã hiện có 24.739 thuê bao Internet, 18 điểm kinh doanh dịch vụ Internet, 100% các cơ quan, đơn vụ đóng trên địa bàn Thị đầu tư và áp dụng công nghệ thông tin trong việc điều hành và xử lý công việc. Những năm gần đây, Thị xã đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất công nghệ thông tin, hạ tầng viễn thông; 10/10 xã, phường; 100% trường học trên địa bàn Thị xã đã được trang bị máy vi tính, nối mạng để hỗ trợ xử lý công việc với tổng số

Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa là gì?

Vậy có thể hiểu: Quản lý nhà nước về văn hóa là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua hiến pháp, pháp luật và cơ chế chính sách nhằm bảo đảm sự phát triển của nền văn hóa dân tộc.nullquản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyệnspnttw.edu.vn › UserFiles › File › Luanvan › 18.xuanluc.pdfnull

Hệ thống thiết chế văn hóa là gì?

Thiết chế văn hóa là thuật ngữ dùng để chỉ các cơ quan, đơn vị hoạt động văn hóa do Nhà nước hoặc cộng đồng xã hội lập ra trong khuôn khổ pháp luật hoặc quy chế của ngành, đoàn thể nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của công chúng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương.nullThiết chế văn hóa là gì? - Thư Viện Pháp Luậtthuvienphapluat.vn › tu-van-phap-luat › thiet-che-van-hoa-la-ginull

Công tác quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước để duy trì, xác lập trật tự xã hội ổn định từ đó phát triển xã hội theo mục tiêu đã đề ra. Quản lý nhà nước là quản lý xã hội dựa trên quyền lực nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ trong xã hội.nullQuản lý nhà nước là gì? 5 nội dung quản lý nhà nước - LuatVietnamluatvietnam.vn › linh-vuc-khac › quan-ly-nha-nuoc-la-gi-883-94555-articlenull

Khái niệm văn hóa là gì?

Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin.nullVăn hóa là gì? Các loại hình văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam là gì?thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luatnull