Các ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Người dân được hướng dẫn thực tế tại buổi tập huấn mở rộng mô hình nuôi gà J-Dabaco trên đệm lót sinh học.

Thực tiễn cho thấy, việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp giúp tạo ra nguyên liệu, sản phẩm có giá trị gia tăng cao; giúp cải tiến, tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh, giải phóng sức lao động, rút ngắn thời gian làm việc, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp có tính ứng dụng cao đã phát huy hiệu quả, góp phần đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Với mục đích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học, thay đổi phương thức chăn nuôi, từ thả rông, tận dụng, chuyển sang hình thức chăn nuôi có chuồng trại, có đầu tư, chăm sóc, quản lý và kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh môi trường. Dự án KHCN cấp tỉnh đã tổ chức tập huấn mở rộng mô hình nuôi gà J-Dabaco trên đệm lót sinh học cho 30 hộ gia đình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ. Thông qua hoạt động thiết thực bằng việc “cầm tay chỉ việc”, mô hình không những giúp bà con nông dân tiếp cận quy trình công nghệ sử dụng đệm lót sinh học, dễ dàng tiếp thu các kiến thức chăm sóc và phòng bệnh theo hướng an toàn sinh học, mà còn giúp nâng cao năng lực, kỹ năng thực tế cho cán bộ địa phương.

Ngoài mô hình trên, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều mô hình tiến bộ kỹ thuật tốt đã được ứng dụng, mở rộng trong thực tế sản xuất như mô hình kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, cánh đồng một giống, ủ và xử lý phân trâu bò, kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt trên nền đệm lót sinh học, kỹ thuật nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính, cá tầm trong lồng bè... Việc thử nghiệm một số giống cây mới có giá trị kinh tế cao để tăng thu nhập cho người dân và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được triển khai như: Sản xuất theo hệ thống thủy canh hồi lưu [rau, dưa lưới], nhân giống và nuôi trồng nấm đông trùng hạ, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trên cây ăn quả có múi tại huyện Mường Ảng, nuôi trồng tảo xoắn Spirulina... Bên cạnh đó, nhiều người dân chủ động nắm các kỹ thuật mới, sáng tạo trong sản xuất và tích cực tuyên truyền hỗ trợ, phổ biến chuyển giao công nghệ cho cộng đồng.

Cùng với đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác tuyên truyền, phổ biến, ứng dụng KHCN đến người sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã luôn được quan tâm thực hiện bằng nhiều phương thức, như: Tổ chức 557 lớp đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn; thực hiện 217 mô hình trình diễn về tiến bộ KHCN trong nông nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng [truyền hình, báo, đài, pano, áp phích], phát hành 1.802 tờ rơi, cuốn sổ tay, phóng sự, lịch canh tác; tham gia các hội trợ, triển lãm các sản phẩm nông nghiệp và tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm một số mô hình, sản xuất nông nghiệp điển hình tại một số tỉnh [Sơn La, Hòa Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang] cho đội ngũ cán bộ khuyến nông.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít khó khăn như: Trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp nên khả năng tiếp thu, ứng dụng KHKT vào tổ chức sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết nên yếu tố rủi ro lớn; thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh, không ổn định dẫn đến tâm lý hạn chế đầu tư lớn khó khăn trong tuyên truyền ứng dụng KHCN vào sản xuất; nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN còn ít nên việc ưu tiên, bố trí kinh phí cho các đề tài/dự án nghiên cứu, ứng dụng KHKT vào nông nghiệp còn hạn chế; một số kết quả nghiên cứu KHKT có khả năng ứng dụng nhưng chưa được nhân rộng.

Bà Chu Thị Thanh Xuân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Nhận thức rõ những khó khăn, trong thời gian tới, công tác phổ biến, ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp xác định rõ hướng đi, cách làm phù hợp với điều kiện của tỉnh; trong đó, tiếp tục xác định quan điểm, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp then chốt và là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như thực hiện hiệu quả kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã tạo động lực mạnh mẽ và thu được kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp của Thủ đô Hà Nội.

Đoàn giám sát thực tế tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

Ngày 10/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc [MTTQ] Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ [KH&CN] Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 [khóa XI] về phát triển khoa học, công nghệ và Luật KHCN tại Viện Nghiên cứu Rau quả, Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội.

Báo cáo với Đoàn công tác, PGS.TS Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết, Viện luôn quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học. 

Kết quả hoạt động khoa học công nghệ của Viện luôn gắn với các địa phương, doanh nghiệp trên cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả các hoạt động KHCN đã có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng, góp phần vào sự phát triển ngành nông nghiệp của đất nước.

Cụ thể, về nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia, giai đoạn 2016-2020, Viện được giao thực hiện 3 nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia. Trong đó, một nhiệm vụ kết thúc năm 2016, một nhiệm vụ kết thúc năm 2019 và một nhiệm vụ kết thúc năm 2020.

Viện được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT] giao thực hiện 9 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ. Trong đó, có một đề tài trọng điểm cấp Bộ, 6 đề tài KHCN cấp Bộ, hai dự án thuộc Chương trình giống và hai đề tài tiềm năng cấp Bộ.

Đáng chú ý, hàng năm, Viện hợp tác mật thiết với một số Sở chuyên ngành và cơ quan chuyên môn của thành phố như: Triển khai các nhiệm vụ KHCN của Sở KHCN Hà Nội; chuyển giao giống và tiến bộ kỹ thuật cho Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội trên tất cả các lĩnh vực nghiên cứu của Viện về rau, hoa, quả, bảo quản chế biến.

Đoàn giám sát thực tế các mô hình sản xuất tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Điển hình là đề tài “Nghiên cứu tạo giống cà chua ưu thế lai kháng bệnh sương mai [Phytophthora infestans] năng suất cao, chất lượng tốt". Đề tài đã xây dựng mô hình giống cà chua kháng bệnh sương mai triển vọng tại Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nội, tổng quy mô 3 ha. Mô hình khảo nghiệm sản xuất giống cà chua kháng bệnh sương mai vụ xuân hè và thu đông tại Hà Nội, Sơn La, Nam Định, Hải Dương, Lâm Đồng, tổng quy mô 6.000 m2.

Nông nghiệp phát triển bền vững

Tại Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội, báo cáo với Đoàn công tác, Đại diện Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội cho biết, Đảng ủy Công ty đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với các nội dung trọng tâm, ứng dụng khoa học công nghệ trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ chính trị, phù hợp tình hình cụ thể của đơn vị.

Với tinh thần khẩn trương đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Công ty đã thành lập Hội đồng khoa học kỹ thuật với lực lượng lòng cốt là phòng kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất đẩy mạnh ứng dụng KHCN, đạt được nhiều thành tựu về nghiên cứu phát triển, tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng, khai thác công nghệ. Các kết quả nghiên cứu KHCN được ứng dụng hiệu quả vào lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Đoàn giám sát thực tế mô hình tại Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội.

Kết quả nổi bật, nhiều công trình chăn nuôi trọng điểm được đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần đưa trình độ KHCN ngành chăn nuôi tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực. 

Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Công ty đã hoàn thành mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 27/4/2021, Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội đã được công nhận là doanh nghiệp KHCN đầu tiên của thành phố [trong lĩnh vực nông nghiệp].

Báo cáo của Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội cho thấy, giai đoạn 2012-2021, đơn vị đã chủ trì, phối hợp thực hiện 9 đề tài, dự án khoa học với tổng kinh phí gần 6 tỷ đồng.

Từ năm 2013 đến nay, hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu sinh sản, sinh học của công ty được trang bị đầy đủ và hiện đại so với khu vực. Công ty đầu tư hai phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu và sản xuất tinh, phôi giống bằng thiết bị đánh giá chất lượng tinh sử dụng phầm mềm Androvision hiện đại.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội đang làm chủ công nghệ, sản xuất thành công nhóm sản phẩm trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp điều kiện tại Việt Nam; sản xuất nhóm sản phẩm phục vụ chăn nuôi chuyên ngành khác như các loại con giống, thức ăn chăn nuôi...

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBMT Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn đề nghị, Viện Nghiên cứu Rau quả quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư thiết bị, định hướng phát triển khoa học trong thời gian tới. Viện chú trọng nghiên cứu toàn diện, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống xã hội và phù hợp với địa bàn Thủ đô. 

Cùng với đó, Viện cần phát huy thế mạnh trong nghiên cứu cây, con giống để tạo ra sản phẩm có giá trị khoa học thực tiễn phục vụ nhu cầu phát triển Thủ đô.

Đối với Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội, ông Nguyễn Anh Tuấn đề nghị, Công ty tiếp tục phát huy vai trò là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp để phát triển toàn diện ở lĩnh vực giống vật nuôi, đưa vào sản xuất góp phần phát triển nông nghiệp Thủ đô theo Chương trình 07 của Thành ủy Hà Nội. 

Ngoài ra, Công ty cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu để phát triển đa dạng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, tăng cường hoạt động chuyển giao KHCN cao cho cá nhân, đơn vị để gia tăng giá trị sản xuất, nâng cao đời sống của người dân, góp phần xây dựng, phát triển Thủ đô.

Video liên quan

Chủ Đề