Cách chế biến thức an thô cho vật nuôi

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

nêu 4 phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

Chephamsinhhoc.net giới thiệu cách chế biến thức ăn gia súc từ thô xanh là dựa trên nguyên lý tạo môi trường yếm khí cho thức ăn ủ chua lên men nhẹ giữ được phẩm chất thơm, ngon miệng, dễ tiêu. ủ xanh các loại cỏ thường có độ pH = 4,2 - 4,4 nhằm dự trữ cỏ, thân lá ngô, v.v... ở vụ thu hoạch rộ để dành cho mùa thiếu thức ăn xanh cho trâu bò ở vụ đông xuân.

Cách chế biến thức ăn thô xanh cho gia súc, gia cầm:

Ủ rơm t­ới urê

Là bổ sung đạm phi protein vào thức ăn thô. Hố ủ tương tự ủ thức ăn xanh, hoặc ủ trong bao nilông hoặc rơm đánh đống phủ bao nilông.

Mỗi tấn rơm cho 40kg urê hòa vào 800 - 1000 lít nước t­ới lên từng lớp rơm khi xếp vào ủ dày 20 - 30 cm, tính ra 4% urê. Dùng bình rôzoa t­ới cho đều.

Nếu rơm còn t­ơi thì vẫn giữ tỷ lệ urê 4% nhưng hòa ít nước hơn. Tư­ới xong trộn đều, dẫm chặt kể cả các góc hố. Phủ kín để không khí không lọt vào hố và khí amoniac trong hố không bay ra.

Ủ tốt rơm mềm, vàng gần như­ màu rơm tự nhiên, thơm nhẹ, không mốc xanh đen. Sau khi ủ 1 tuần - 10 ngày cho gia súc ăn được, lúc đầu trộn với cỏ ngon ăn dần cho quen, chú ý cho uống đủ nước.

Bã mía, ngọn mía ủ với urê

Phương pháp ủ nh­ với các phụ phẩm nông nghiệp khác, có tỷ lệ urê 6% trên nguyên liệu hòa vào nước 1:1, sau 3 tuần ủ là sử dụng được.

Thức ăn ủ xanh [ủ chua]:

Là dựa trên nguyên lý tạo môi trường yếm khí cho thức ăn ủ chua lên men nhẹ giữ được phẩm chất thơm, ngon miệng, dễ tiêu. ủ xanh các loại cỏ thường có độ pH = 4,2-4,4 nhằm dự trữ cỏ, thân lá ngô, v.v... ở vụ thu hoạch rộ để dành cho mùa thiếu thức ăn xanh cho trâu bò ở vụ đông xuân.

Nguyên liệu ủ xanh là cỏ trồng, thân lá ngô gieo dày khi có bắp ngậm sữa, cắt ngắn ủ riêng từng loại hoặc ủ chung, có dây lạc, lá keo dậu trộn khoảng 15 - 20% thì tốt. Cỏ, thân lá ngô, lạc nên phơi héo để có độ ẩm 70 - 80%, bổ sung 2 - 4% rỉ mật đường tùy loại cỏ nhiều hay ít đường như­ cỏ voi đường nhiều thì chỉ trộn thêm 2%, cỏ xả ít đường thì 4%. Khi gặp trời m­a ẩm không phơi được cỏ thì dùng rơm khô, bã mía khô băm ngắn trộn vào để hút bớt ẩm nhưng rỉ đường vẫn cần bổ sung. Nên bổ sung ít muối đề phòng chua quá, nếu cỏ ủ chua thì trộn thêm bột sò hay vôi chết trước khi cho gia súc ăn.

a] Hố ủ thức ăn xanh

Hố có mái che, nền đất nơi cao, lót ni lông hoặc lát gạch xi măng nửa nổi nửa chìm. Nếu cho 1 bò ăn đủ mùa đông cần 1 tấn thì hố ủ dài 1,6 m, rộng 1,2 m, sâu 1 m, từ đây tính cho số lượng gia súc nuôi. Xung quanh hố ủ có rãnh thoát nước.

b] Phương pháp ủ

ở đáy hố rơm dày 10 - 12 cm, cỏ, thân lá ngô... cắt ngắn 10 - 15 cm, lần l­ợt từng lớp dày 20 - 30 cm đầm nện chặt cả ở 4 góc, khi đầy hố đầm kỹ [nếu ở trang trại hố to có thể dùng máy kéo lăn đi lăn lại], phủ lớp rơm 10 - 20 cm, có thể dùng ni lông dày phủ, ngoài cùng trát đất chắc nhất là đất sét cho kín hố.

c] Quá trình chuyển hóa

Khi ủ xanh hoạt động hiếu khí chỉ xảy ra rất ngắn vào lúc mới ủ, sau đó quá trình hoạt động yếm khí khi có đủ độ ẩm. Lúc này vi khuẩn yếm khí bắt đầu hoạt động và phát triển nhanh. Các vi khuẩn lên men đường chuyển hóa thành acid lactic, acid acetic, rượu và CO2; protein được thủy phân thành peptid, amino acid, amin. Cỏ ủ có độ chua nhất định, vi khuẩn chết, enzym ng­ng hoạt động, chất lượng cỏ ủ ổn định.

Sau 3 tuần ủ, cho gia súc ăn cỏ ủ và cho ăn liên tục cho đến hết hố, tránh hỏng. Lấy cỏ từ trên xuống, mở nắp hố chỉ là một chỗ hẹp, lấy nhanh, đậy ngay không cho không khí vào nhiều làm biến màu cỏ ủ thâm lại và có thể bị hỏng.

Cỏ ủ tốt có mùi thơm acid dễ chịu, không đắng, không chua gắt, màu đồng đều thường là vàng xanh d­a cải, không có hiện tượng mốc.

Kiềm hóa rơm bằng nước vôi

Dùng nước vôi 1% [tức 1 kg vôi sống hoặc 3 kg vôi tôi hòa vào 100 lít nước] 600 lít t­ới lên 100 kg rơm rạ khô hoặc nước vôi đựng trong bể cho rơm vào, đảo trộn đều 2 - 3 lần hàng ngày, liên tục trong 3 ngày. Vớt rơm lên giá phơi để kề bên bể cho ráo nước vôi rồi dội nước rửa sạch nước vôi. Rơm cho ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần. Tỷ lệ tiêu hóa của rơm ủ nước vôi tăng 6 - 7% [rơm thường 52 - 53%, rơm ủ 59 - 60%].

Nên trộn thêm urê và rỉ mật: 3 kg rơm + 0,5 kg rỉ mật + 20 kg urê rơm ủ sẽ bớt nồng, gia súc thích ăn hơn.

Ủ rơm khô với vỏ dứa

Vỏ dứa ủ dịch dinh dưỡng nhiều chảy ra cho ủ với rơm khô sẽ hút nước dứa chảy ra làm tăng dinh dưỡng cho rơm và làm rơm mềm ra. Khi ủ cứ mỗi lớp rơm cho 1 lớp vỏ dứa, rồi phủ kín bằng bao ni lông, sau 1 lần cho gia súc ăn.

ở các vùng trồng dứa nhiều, nơi gần x­ởng sản xuất chế biến hoa quả dứa, số lượng phụ phẩm khá lớn cần tận dụng chế biến làm thức ăn gia súc chất lượng tốt, giá thành rẻ.

Ủ rơm khô với bã bia, bã rượu

Cứ 1,2 - 2 kg bã bia, bã rượu ủ 1 tấn rơm. Rãi từng lớp rơm 20 - 35 cm t­ới bã bia rồi nện chặt, phủ nilông kín. Nhớ là phải nén thật chặt và thật kín, phải trộn ủ trong 1 ngày phải xong, sau 10 ngày cho gia súc ăn được.

Cây lá họ đậu, lá sắn ủ chua

Lá sắn, cây lá họ đậu thường phơi khô giả bột nhưng chỉ làm được trong mùa nắng. ủ chua ít tốn công, dễ làm, dễ bảo quản, gia súc thích ăn hơn.

ủ chua lá sắn giảm lượng chất độc acid cyanhydric [HCN] chỉ còn 32 - 34 mg/kg chất khô [viện chăn nuôi] so với tiêu chuẩn quốc tế là không được quá 57 mg HCN.

Lá sắn, lá cây họ đậu 100 kg, cám gạo hoặc bột khoai sắn 5 kg, muối ăn 0,5% trộn đều cho vào hố ủ hoặc tốt hơn là ủ ở túi nilông nh­ trên. 2 - 3 ngày đầu ủ là quá trình lên men, acid lactic, acid acetic tăng, được gia súc hấp thu dễ dàng, là nguồn cung cấp năng lượng, 1 gr acid lactic cho 3,6 Kcalo [1 gr đường mía cho 3,7 Kcalo]. Thức ăn ủ chua này có thể dự trữ lâu đến 5 - 6 tháng cho bổ sung dần vào khẩu phần nuôi lợn.

Thực tế chăn nuôi tập cho lợn con, lợn choai ăn thức ăn ủ chua dần cho đến trên 1 kg/ngày, lợn to trên 2 kg/ngày.

Kiềm hóa thân lá ngô

Ngô có bắp vừa chín tới thu ngay, bỏ rễ, chặt ngắn 5 - 10 cm, xếp lớp 20 - 30cm rồi t­ới nước vôi 10%, đảo cho thấm đều, tính ra 1 lít nước vôi t­ới 6 kg thân cây ngô, phủ kín tạo môi trường yếm khí. ủ 2 - 3 tuần là dùng được, nhưng mỗi lần lấy cho gia súc ăn phải sạch vôi, có thể bảo quản 2 - 3 tháng.

Hoặc có thể t­ới urê 5 - 7 kg cho 1 tấn thân lá ngô cắt ngắn. Ủ 2 - 3 tuần là cho gia súc ăn được.

Hoặc có thể ủ thân ngô với rỉ mật đường và urê theo tỷ lệ 10% và 2,6% tương ứng. ủ ở nhiệt độ 28 - 30oC trong 1 tháng thì cho gia súc ăn 15 - 18 kg/con/ngày, chú ý cho uống đủ nước.

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Bạn đã biết hết các phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi hay chưa? Nếu chưa cùng nhau tìm hiểu chi tiết các cách chế biến thức ăn chăn nuôi thông dụng nhất qua bài viết dưới đây.

Bật mí những phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi thông dụng nhất hiện nay

Làm nhỏ thức ăn

Một số loại thức ăn thô xanh như chuối, rau, bèo, khoai… thường được cho vào máy xắt chuối, máy băm nghiền để cắt thành những mẩu nhỏ hoặc băm thành vụn nhỏ và cho vật nuôi ăn trực tiếp hoặc phối trộn với các loại thức ăn khác. Phương pháp chế biến này sẽ giúp vật nuôi dễ nuốt, dễ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Đối với thức ăn dạng hạt, cách làm nhỏ thức ăn hữu hiệu nhất đó chính là nghiền thành cám hoặc thành dạng bột. Vật nuôi còn bé có thể cho ăn trực tiếp. Khi vật nuôi lớn hơn có thể phối trộn thêm các thành phần dinh dưỡng khác để cho ăn.

Hấp nấu [dùng nhiệt để chế biến thức ăn]

Phương pháp chế biên thức ăn cho vật nuôi này thường được sử dụng với mục đích chính là loại bỏ các chất độc hại và khó tiêu có trong nguyên liệu. Nhiệt độ sẽ làm đứt gãy những hợp chất mạch dài thành mạch ngắn để tăng cường khả năng hấp thu, hạn chế vật nuôi bị đầy bụng. Nhờ đó mà con vật ăn với lượng thức ăn ít hơn mà vẫn chuyển hóa được lượng dưỡng chất đủ để sinh trưởng và phát triển.

Lên men

Một số loại thức ăn thô xanh và thức ăn giàu tinh bột được chế biến bằng cách lên men [hay còn có tên gọi khác là ủ chua]. Trong quá trình lên men, các vi sinh vật có lợi sẽ chuyển hóa lượng đường có trong nguyên liệu, ngăn ngừa chúng phân hủy. Từ đó kéo dài thời gian bảo quản và cải thiện khả năng hấp thu cho vật nuôi.

Phương pháp chế biến thức ăn này thường được áp dụng tại những khu vực có nguồn thức ăn khan hiếm theo mùa hoặc để bảo quản thức ăn kiếm được từ tự nhiên quá nhiều.

Thức ăn hỗn hợp

Đây là kiểu chế biến thức ăn phổ biến nhất hiện nay trong chăn nuôi. Phương pháp là sự phối trộn đa dạng các loại thức ăn khác nhau với mục đích cung cấp đầy đủ và đa dạng các dưỡng chất thiết yếu theo nhu cầu phát triển của từng đối tượng vật nuôi.

Thức ăn hỗn hợp thường được chế biến bằng cách nghiền nhỏ nguyên liệu thô, nguyên liệu đã qua xử lý như: thức ăn giàu tinh bột, thức ăn giàu đạm, thức ăn giàu chất béo, phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp… Sau đó trộn đều theo tỉ lệ và công thức riêng, cho vào máy ép cám viên để tạo hình. Cuối cùng là có thể cho vật nuôi ăn ngay sau khi chế biến hoặc phơi khô để kéo dài thời gian sử dụng.

Dù bà con sử dụng bất kì phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau: đa dạng cách chế biến và nguyên liệu để tránh con vật chán ăn; cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và đặc tính của từng loài vật nuôi; đảm bảo an toàn và vệ sinh khi chế biến thức ăn; đảm bảo thức ăn không bị ôi thiu.

Video liên quan

Chủ Đề