Cách cho bé bú bình được nhiều

Hướng dẫn mẹ cách cho bé bú bình hiệu quả nhất

Rất nhiều bà mẹ băn khoăn về việc tập cách cho con bú bình như thế nào cho hiệu quả khi trẻ đã quen với việc bú sữa mẹ.

Bác sỹ dinh dưỡng CK1. Vũ Thị Thành cho biết:

“Khi trẻ đã quen bú sữa mẹ và bắt đầu chuyển sang bú bình ta phải tập cho bé làm quen dần với loại sữa mới và tập cho bé làm quen dần với cách bú mới không phải là bầu vú mẹ”.

Các mẹ trẻ thường gặp không ít khó khăn khi chuyển sang giai đoạn cho bé bú bình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến cáccác bước chi tiết cho bé bú bình các mẹ nhất định phải ghi nhớ. Cùng tìm hiểu các bước để thực hiện nhé!

1Lựa chọn bình và các phụ kiện đi kèm phù hợp

Trước tiên, bạn cần phải chọn muabình sữa và núm vú, cũng như dụng cụ tiệt trùng phù hợp. Hiện tại trên thị trường hiện nay, các loại bình và núm vú khá đa dạng về mẫu mã và thiết kế và chưa có một quy chuẩn nào xác định loại bình nào sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý chọn mua các loại bình sữa có cấu trúc dễ vệ sinh,dễ rửa và tiệt trùng là một trong những tiêu chí cần cân nhắc.

2Chuẩn bị cho trẻ bú

Tiệt trùng các dụng cụ

Các mẹ cần đảm bảo tiệt trùng sạch sẽ bình sữa và núm vú bình. Trong trường hợp bạnsử dụng sữa mẹ vắt ra, hãy lưu ý cần phải tiệt trùng cả dụng cụ vắt sữa hay máy vắt sữavà kiểm tra sữa không bị hỏng trước khi cho trẻ bú.

Cùng với đó, hãy rửa tay thật sạch trước khi pha sữa công thức cho bé.

Kiểm tra dòng chảy của núm ti

Kiểm tra dòng chảy của núm ti trên bình sữa nhằm xác định sữa có chảy ra đều đặn hay không, nhờ đó bé có thể dễ dàng hút ra từ núm ti hay không. Để thực hiện,mẹ hãy dốc ngược bình sữa ở nhiệt độ phòng.

Lúc này, sữa nên nhỏ giọt đều đặn. Nếu mẹ lắc mạnh bình sữa mới thấy sữa chảy ra, có thể dòng sữa chảy quá chậm và đang bị tắc lại, khi đó bé sẽ cảm thấy hút khó khi bú.

Nên chọn núm ti phù hợp với độ tuổi của bé, có 3 kích thước ứng với từng độ tuổi:

  • Size S cho bé 0 – 6 tháng tuổi.
  • Size M cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi.
  • Size L cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên.

Đặc biệt, các mẹ cũng cần lưu ý rằng, thiết kế núm ti là hình vết cắt hình chữ thập sẽ giúp bé bú tốt hơn. Nguyên lý hoạt động của thiết kế núm ti này là sữa chỉ chảy khi có lực mút của bé

Kiểm tra nhiệt độ của sữa [nhằm tránh để trẻ bị bỏng]

Cuối cùng, các mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ sữa đã phù hợp để cho bé bú hay chưa, để xác định, nhỏ vài giọt ra cổ tay, nhiệt độ âm ấm là phù hợp. Tránh trường hợp nhiệt độ sữa quá nóng sẽgây bỏngcho bé và dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc.

3Tư thế cho bé bú bình đúng cách

Một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người đó chính là để cho trẻ bú khi nằm nghiêng hoặc ngửa. Đây là tư thế có thể khiến trẻ dễ bị sặc sữa khi nuốt và quá nhiều hơi.

Thay vào đó, hãy bảo tư thế ngồi của bạn thật thoải mái và bế trẻ trong lòng theo tư thế dốc, để đầu trẻ luôn cao hơn so với phần cơ thể còn lại.

Giữ đầu trẻ để trẻ có thể thở và mút sữa thoải mái. Quệt nhè nhẹ núm bình lên môi trẻ để trẻ tự giác há miệng và tự mút núm vú. Không nên nhét trực tiếp núm bình vào mồm bé khi bé chưa sẵn sàng.

Không nên cho bú khi bé quấy khóc hoặc ngừng ngay nếu bé đang quấy khóc và vặn vẹo quá nhiều vì như thế bé có thể nuốt cả hơi trong khi bú gây trào ngược dạ dày.

4Luôn giữ cho núm vú đầy sữa trong khi trẻ bú bình

Để giữ cho núm vú luônđầy sữa, bạn cần luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa, nếu không con bạn có thể sẽ nuốt phải hơi, khiến trẻ rất dễ bị nôn, trớ.

Không nên để bình sữa nằm ngang, sẽ khiến núm vú không được đổ đầy sữa khiến trẻ bú phải hơi trong bình. Nếu núm vú bị bẹp trong khi con bú, hãy nhẹ nhàng chọc một ngón tay sạch vào góc miệng của bé để bé có thể bú tiếp được.

5Vỗ ợ hơi cho trẻ

Vỗ ợ hơi là việc làm cần thực và bạn nên đôi khi thực hiện trong lúc bé bú. Đặc biệt, nếu bé khó chịu hay quấy khóc, hãy dừng cho trẻ bú và vỗ ợ hơi cho con trước khi tiếp tục cho con ăn.

Khi bé nhả núm vú ra và biểu hiện đã bú no, hãy bế trẻ thẳng lưng, ngực áp vào một bên ngực của bố hoặc mẹ, mặt tựa vào hõm vai bố hoặc mẹ và nhẹ nhàng vỗ lưng để trẻ ợ hơi.

Có thể con sẽ trớ ra một ít sữa, nếu con trớ ra quá nhiều hoặc nôn thành vòi rồng, hãy vệ sinh mũi và miệng cho trẻ thật sạch sẽ sau khi trẻ nôn xong.

Sau khi vỗ ợ hơi cho bé xong,bế con thẳng lưng thêm một lúc nữa rồi mới đặt con xuống, đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao khoảng 15 phút trước khi cho bỏ gối ra và để con nằm các tư thế khác.

Các mẹ cũng cần lưu ý khôngbắt trẻ tiếp tục bú sau khi nôn, trớ xong trừ khi con có biểu hiện muốn bú thêm.

6Bỏ đi những phần sữa thừa

Hãybỏ đi những phần sữa thừa trong bình dù là sữa mẹ hay sữa công thức sau khi con đã bú xong. Sữa thừa dù đã được bảo quản kỹ thì cũng đã bị nhiễm khuẩn và không tốt cho sức khỏe của bé

7Cho trẻ bú theo nhu cầu

Mỗi trẻ có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng khác nhau nên khả năng tiếp nhận sữa mẹ sẽ không giống nhau. Các mẹ vì vậy đừng ép trẻ bú khi trẻ không muốn, không ép trẻ bú thêm khi trẻ biểu hiện đã no.

Em bé cần khoảng 150ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể cho đến khi bé được 3 tháng tuổi. Một số bé có thể cần tới 200ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, đặc biệt là trẻ sinh non.

Khi bé 3 - 6 tháng tuổi, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Vì vậy, bé 5 tháng tuổi, nặng 7 kg có thể cần 840 ml sữa công thức mỗi ngày.

Khi bé được 6 - 12 tháng tuổi, bé cần khoảng 90 – 100 ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Khoảng 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn dặm, bên cạnh uống sữa.

8Đừng để con lại một mình

Các mẹ tuyệt đối không để trẻ tự bú sữa một mình mà cần phải luôn chú ý đến các biểu hiện của trẻ, phòng khi trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa còn xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, khi bé bú xong, các mẹ vẫn cần xem con có biểu hiện lạ hay không.

Tham khảo một số bình sữa đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Trên đây là bài viết hướng dẫn đến bạncác bước chi tiết cho bé bú bình các mẹ nhất định phải ghi nhớ. Mong rằng với những thông tin trên, bạn sẽ giú bé có những trải nghiệm uống sữ dễ chịu và vui vẻ hơ n cùng con nhé!

10 mẹo luyện cho bé bú bình "một phát ăn ngay"

Trẻ sơ sinh không chịu ti bình, nhất là khi mẹ đã đến giai đoạn phải đi làm khiến nhiều chị em “đau đầu”.

Khi nhỏ, sữa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh. Khi lớn, đây lại là nguồn thực phẩm bổ sung dồi dào các chất dinh dưỡng. Trẻ không uống sữa sẽ ..”thiệt đủ đường”. Nhiều trẻ lại chỉ thích sữa mẹ, đến khi người mẹ cai sữa, con cũng bỏ luôn ăn sữa, không chịu ti bình khiến nhiều bà mẹ vô cùng “đau đầu”.

Các bà mẹ có con không chịu ti bình nhưng lại sắp đến giai đoạn phải đi làm có thể tham khảo các mẹo nhỏ sau:

1. Dành trọn vẹn một ngày chỉ cho con ăn bằng bình sữa, không nhồi nhét hay chiều mà cho con bú mẹ, ít nhất là 2-3 tiếng trước giờ ăn. Sau đó, khi con đã đói và thèm ăn, mẹ mới cho bé ăn sữa. Tuy là lúc đầu bé sẽ không chịu, nhưng đói quá thì bé cũng phải bú. Có thể, mẹ sẽ phải hút sữa để tránh căng tức ngực khi sữa về mà con chưa đói ăn.

2. Có thể để bà hoặc người quen trong nhà cho con ăn sữa bình khi đói bởi nếu mẹ bế, bé có thể nhận ra hơi mẹ mà đòi ti, không chịu ngậm bình.

3. Hãy thử các loại bình và núm vú khác nhau. Núm vú mềm, gần giống với ti mẹ luôn được ưa thích.

4. Khi con phải cai sữa mẹ và chuyển sang sữa công thức, nên chọn sữa có hương vị giống sữa mẹ nhất. Sữa mẹ được trẻ tiếp nhận từ ban đầu và sẽ ghi nhớ hương vị này.

5. Sử dụng một cây kim vô trùng chọc một lỗ lớn trên đầu núm ti bình sữa để đảm bảo lượng sữa chảy lớn hơn khi ti mẹ. Khi con khóc, cho bé ngậm bình sữa này sẽ rất hiệu quả bởi vì nó có thể làm cho bé cảm thấy sữa có thể chảy ra rất trơn tru.

Trẻ sơ sinh không chịu ti bình, nhất là khi mẹ đã đến giai đoạn phải đi làm khiến nhiều chị em “đau đầu”. [ảnh minh hoạ]

6. Chai sữa nên làm ấm. Nhiều em bé bú sữa mẹ thích sữa nóng hơn so với nhiệt độ bình thường. Tất nhiên, không phải là làm nóng đến mức khiến con bỏng.

7. Nhiều mẹ khi tập cho con bú bình cứ hay cho sữa bột vào tập luôn như vậy sẽ rất khó tập. Vì trong cùng một lúc con phải đối phó với cả 2 sự thay đổi đột ngột đó là ti mẹ và sữa mẹ. Chỉ nên thay đổi từng cái một thôi. Bé ngửi mùi sữa mẹ trong bình sữa cũng sẽ dễ chấp nhận hơn và kích thích bé chịu mút thử hơn.

8. Sử dụng môi trường xung quanh như các đồ chơi âm thanh hoặc tivi, nhạc cụ để đánh lạc hướng sự chú ý của bé. Trước khi nhận ra núm bình sữa đang ở trong miệng của mình, bé đã bắt đầu để hút một cách vô thức.

9. Một số bé chịu bú bình nếu được ở trong môi trường quen thuộc khi bú mẹ. Tức là trái ngược với gợi ý trên, một số bé chỉ chịu mút bình khi nằm trong vòng tay thân thuộc của mẹ. Có những bé chịu bú bình khi được bế thẳng lên một chút, nghiêng bình sữa khiến bé dễ hút.

10. 2 tuần “huấn luyện” bé bú bình trước khi mẹ đi làm là đủ để bé chấp nhận kỹ năng mới này. Tuy nhiên, nên vắt sữa mẹ bỏ vào bình sữa để bé vừa học bú bình, vừa không lãng phí nguồn sữa mẹ.

[Theo Khám phá]

1. Tập trẻ bú bình khi trẻ đang đói

Khi bé đòi bú, hãy khoan cho bé bú, thay vào đó, hãy đợi thêm một khoảng thời gian để bé thực sự đói. Lúc này, hãy thử đưa bình sữa vào miệng bé. Nhiều bé sẽ dễ dàng chịu ngậm bình sữa khi đang đói.

2. Tập cho bé bú bình khi bé đã no

Với một vài bé, việc cho bú bình khi bé đang đói sẽ khiến bé thấy “thù địch” với “bầu sữa mẹ mạo danh”. Nếu bé nhà bạn thuộc trường hợp này, đừng tập cho bé bú bình khi bé đang đói. Thay vào đó, hãy đưa bình cho bé bú giữa các cữ bú mẹ. Bé có thể sẽ chịu thử và sẵn sàng hơn cho bữa ăn nhẹ này.

3. Cách tập cho bé bú bình: Giả vờ thờ ơ với bé

Bé quấy khóc, khó chịu khi tập bú bình có thể khiến mẹ “xót’. Tuy nhiên, bạn đừng mất bình tĩnh và có những hành động như thể mọi chuyện đang trở nên nghiêm trọng. Thay vào đó, hãy giả vờ thờ ơ và cư xử bình thường cũng là cách cho bé bú bình.

Hướng dẫn mẹ cách cho bé bú bình "một phát ăn ngay"

Khi bé được 4-5 tháng các mẹ cũng bắt đầu phải quay lại với công việc. Vì vậy, các mẹ ra sức tập luyện cho con bú bình. Ngay việc cho con quen với núm vú giả đã là chuyện khó, có ai thích đồ rởm đâu. Nhưng vẫn có những “tuyệt chiêu” giúp chị em dạy con biết cách bú bình, đồng thời, con cũng quen với việc tự cầm bình bú luôn.

1. 7 bước cho bé bú bình đúng cách để bé bú ngoan, tránh đầy hơi

Bước 1: Chuẩn bị bình sữa và các dụng cụ đi kèm

Trước tiên, mẹ vệ sinh bình sữa bằng nước rửa bình chuyên dụng và dụng cụ vệ sinh bình sữa để bình sạch bẩn, sạch khuẩn, bảo vệ tốt nhất hệ tiêu hóa của bé. Mẹ ưu tiên sử dụng nước rửa bình có thành phần tự nhiên từ dầu dừa, dầu cọ, ngô,… để an toàn, lành tính nhất cho bé nhé!

Nếu mẹ chưa biết cách chọn bình sữa, núm ti thế nào để tốt nhất cho con, mẹ tham khảo bài này nhé: Mách mẹ cách chọn bình sữa tốt, an toàn nhất cho bé yêu!

Bước 2: Tiệt trùng bình sữa đúng cách

Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé thường chưa hoàn thiện hoặc chưa đủ mạnh để chống lại các vi khuẩn gây hại từ môi trường xung quanh. Do đó, việc khử trùng dụng cụ đúng cách sẽ loại bỏ được các vi khuẩn gây hại, giảm nguy cơ bé bị bị các vấn đề về đường tiêu hóa. Mẹ lựa chọn các cách khử trùng như: Luộc bằng nước sôi, sử dụng máy tiệt trùng, quay lò vi sóng,…

Tiệt trùng bình sữa cho con

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu ở bước 1, mẹ sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy để vệ sinh bình sữa cho con, mẹ có thể bỏ qua bước này nhé. Bởi Mamamy đã nghiên cứu và cho vào sản phẩm của mình Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride Solution – thành phần làm sạch an toàn và lành tính đến mức ngâm và rửa sạch được rau quả để tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy hoàn toàn các cặn sữa, vi khuẩn bám trong bình.

Bước 3: Pha sữa đúng cách cho bé

Mỗi loại sữa sẽ có một cách pha, liều lượng sử dụng khác nhau. Mẹ pha đúng theo hướng dẫn sử dụng cũng như tỷ lệ pha để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho bé mẹ nhé!

Mẹ cần pha sữa đúng cách để bé hấp thu các dưỡng chất tối đa

Để pha sữa được đúng cách, mẹ thực hiện theo các bước sau:

  • Rót lượng nước đun sôi để nguội vào bình vừa đủ theo hướng dẫn.
  • Sử dụng đúng loại thìa múc sữa bột đã được để kèm theo trong hộp sữa bột, cho số lượng thìa sữa bột theo công thức vào bình sữa của bé.
  • Đóng chặt nắp bình, xoay bình sao cho lượng bột không bám lên núm vú, sau đó lắc nhẹ bình để hòa tan đều hỗn hợp.

Nếu chưa sử dụng ngay, mẹ cất bình sữa vào trong cùng ngăn mát tủ lạnh, không nên để ở ngăn cánh cửa tủ. Ngoài ra, các bác sĩ khuyên rằng mẹ chỉ nên pha sữa khi có nhu cầu sử dụng luôn chứ không pha sẵn từ trước rồi cất đi vì sữa để lâu ngoài môi trường dễ bị vi khuẩn lên men, làm giảm chất lượng sữa.

Đặc biệt, mẹ lưu ý nên vứt bỏ mọi hỗn hợp pha chế đã trữ trong tủ lạnh quá 24h để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu.

Bước 4: Chọn tư thế bú phù hợp với bé

Bé bú bình khi đang nằm nghiêng hoặc nằm ngửa sẽ rất dễ làm bé bị sặc sữa, nuốt nhiều hơi trong quá trình bú hơn, từ đó dẫn đến tình trạng đầy bụng ở bé. Vậy nên, tốt nhất mẹ nên lựa chọn các tư thế sau để bé bú sữa:

1 – Để bé một bên: Mẹ vòng cánh tay phải ra sau để ôm trọn bé, đầu bé sẽ tựa vào phía trên hoặc chỗ giữa cánh tay, bàn tay trái mẹ giữ phần mông của bé. Tay còn lại mẹ cầm bình sữa để cho bé bú. Mẹ bế bé hơi nghiêng một chút, tránh cho bé nằm thẳng làm sữa chảy vào tai khi bú, dẫn đến viêm tai giữa mẹ nhé.

Bế bé một bên là một trong những tư thế cho bé bú bình tốt nhất.

2 – Để bé ngồi tựa vào lòng: Mẹ ôm bé từ phía sau để bé ngồi tựa vào lòng mẹ. Phần đầu bé tựa vào ngực mẹ sẽ giúp bé ngồi thẳng, hoặc mẹ có thể cho bé ngồi lệch sang một bên bằng cách cho đầu bé tựa vào cánh tay mẹ. Tư thế này sẽ giúp bé giảm tình trạng nôn trớ, trào ngược dạ dày khi bú sữa.

Tư thế cho bé tựa vào lòng đặc biệt hạn chế bé hay nôn trớ khi bú

3 – Bé ngồi tựa lên đùi: Mẹ ngồi trên mặt sàn hoặc trên ghế, trên giường rồi co hai chân lên. Cho bé ngồi trên bụng và hướng mặt về phía mẹ, lưng bé nằm tựa lên đùi mẹ. Tư thế này vừa giúp mẹ có thể cho bé bú bình, vừa tương tác với bé tốt hơn đó mẹ. Bé sẽ cảm thấy an tâm và vui vẻ hơn khi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ đó.

Tư thế này đặc biệt tốt cho việc tương tác với bé vì bố mẹ và bé luôn nhìn thấy nhau khi cho bé ăn sữa.

Bước 5: Luôn giữ cho núm ti đầy sữa khi bé bú bình

Việc giữ cho núm ti đầy sữa vô cùng quan trọng. Nếu mẹ không giữ sữa đầy núm, bé có thể sẽ nuốt phải hơi trong quá trình bú, khiến bé dễ bị nôn, trớ. Như vậy, chỉ cần không để bình sữa nằm ngang, bé sẽ không gặp tình trạng trên đâu ạ.

Núm ti đầy sữa sẽ giúp bé tránh bị đầy hơi, nôn trớ

Bước 6: Vỗ ợ hơi cho con

Trong quá trình bé bú dễ nuốt phải không khí làm bụng đầy hơi. Vỗ ợ hơi sau khi bú sẽ giúp tống hết khí thừa ra ngoài, giúp bé thấy dễ chịu, giảm tình trạng đầy hơi, nôn trớ. Mẹ bế bé thẳng lưng, áp ngực vào một bên ngực mẹ, mặt bé kê lên vai rồi vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi.

Bước 7: Cho bé bú theo nhu cầu, không ép bé ăn thêm

Mỗi bé sẽ có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng và khả năng hấp thu lượng sữa khác nhau theo từng tháng tuổi và trọng lượng cơ thể. Do đó khi bé có biểu hiện đã no: bé nhè núm ti ra, ngậm núm ti nhưng không bú,… mẹ không ép bé ăn thêm. Bé yêu rất thông minh, bé sẽ biết cơ thể mình cần bao nhiêu là đủ luôn đó mẹ.

Nếu bé không muốn bú hoặc có biểu hiện đã no thì mẹ không nên ép bé ăn thêm

Mẹ tham khảo hướng dẫn dưới đây để chuẩn bị đủ sữa cho bé :

  • Với bé dưới 3 tháng tuổi: mỗi ngày bé cần 150 – 200ml sữa/ kg trọng lượng cơ thể.
  • Với bé từ 3 – 6 tháng tuổi: mỗi ngày bé cần 120ml sữa/ kg trọng lượng cơ thể.
  • Với bé từ 6 -12 tháng tuổi: mỗi ngày bé cần 90 – 100ml sữa/ kg trọng lượng cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề