Cách chữa mẹo nấc cụt

PHỐ HOÀI [THEO LIFEHACK]   -   Thứ hai, 29/11/2021 08:00 [GMT+7]

Nấc cụt là hiện tượng sinh lý phổ biến và thường tự biến mất trong vòng vài phút, nhưng đôi khi tình trạng này có thể gây khó chịu, cản trở việc ăn uống và giao tiếp. Tham khảo những cách phổ biến và hiệu quả nhất để thoát khỏi cơn nấc cụt qua bài viết sau.

Uống nước

Uống từng ngụm nước nhỏ liên tục và nín thở trong lúc uống nước hoặc cúi gập người 90 độ, sau đó uống 1 ngụm nước rồi nuốt ngay để đẩy lùi cơn nấc cụt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tay bịt 2 lỗ tai lại rồi uống nước bằng ống hút. Việc đặt ngón tay vào tai sẽ ép lên các dây thần kinh thực vật và việc uống nước qua ống hút đều đặn sẽ giúp thư giãn cơ hoành, từ đó cải thiện tình trạng nấc cụt.

Dùng đá lạnh

Từ từ nhấm nháp 1 ly nước đá hoặc ngậm 1 viên đá lạnh có thể giúp kích thích dây thần kinh phế vị và làm giảm sự co thắt của cơ hoành, giúp cơn nấc cụt biến mất nhanh hơn.

Ngậm bơ đậu phộng

Một trong những cách làm mất hiện tượng nấc cụt là ngậm bơ đậu phộng. Hãy lấy 1 ít bơ đậu phộng đặt lên lưỡi và để yên trong 5 đến 10 giây cho đến khi bơ đậu phộng tan ra, sau đó nuốt xuống. Ngoài ra, bạn có thể thay bơ đậu phộng bằng mật ong hoặc đường, mẹo chữa nấc cụt này thích hợp áp dụng cho trẻ em. Nếu không thích đồ ngọt, bạn có thể nhỏ 1 giọt giấm lên lưỡi hoặc ngậm 1 lát chanh có thêm một chút muối.

Nín thở

Hít vào một hơi thật sâu đẩy căng bụng lên và giữ trong khoảng 10 đến 20 giây, sau đó thở ra từ từ ép sát bụng xuống, lặp lại ba hoặc bốn lần. Sự tích tụ của carbon dioxide trong phổi sẽ giúp thư giãn cơ hoành và đánh bại những cơn nấc cụt.

Ấn vào lòng bàn tay

Dùng ngón tay cái ấn mạnh lên lòng bàn tay còn lại và cố gắng dùng sức ấn thật mạnh. Cách làm này sẽ làm phân tâm và tác động lên hệ thần kinh, giúp ngăn chặn tình trạng nấc cụt hiệu quả.

Nén ngực

Nhẹ nhàng nén ngực bằng cách nghiêng người hoặc gập người về phía trước và tạo áp lực lên cơ hoành để cải thiện tình trạng nấc cụt. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện nén ngực bằng cách ngồi ôm đầu gối vào ngực trong vài phút.

Tết là khoảng thời gian mà mọi người thường hay sử dụng nhiều các sản phẩm đồ uống có cồn, có gas hoặc các thực phẩm cay nóng. Điều này là nguyên nhân gây ra triệu chứng nấc. Hãy cùng Điện máy XANH tham khảo các mẹo sau để thoát khỏi cơn nấc khó chịu nhé!

1 Chữa bệnh nấc bằng phương pháp liên quan đến thở.

Hãy ngửa cổ ra phía sau và nín thở, đếm nhẩm từ một đến mười. Sau đó, thở mạnh ra và uống một chén nước.

Bạn có thể dùng cách khác là để một cái túi giấy lên mũi và miệng rồi hít vào và thở ra liên tục nhiều lần. Hoặc đơn giản hơn chính là há to miệng và hít thở thật sâu sao cho khí đầy cả lồng ngực, rồi giữ trong vòng 15 giây.

Cả ba phương pháp này đều giúp tăng lượng khí cacbon dioxide đi qua phổi, từ đó làm giãn cơ hoành và hết nấc cụt.

2 Kéo lưỡi hoặc che lỗ tai đều giúp chữa nấc cụt.

Bạn có thể dùng ngón trỏ và ngón cái cầm lấy lưỡi để kéo ra, duy trì điều này khoảng 15 giây rồi thả ra.

Nhưng hãy nhớ đi đến nơi vắng người để thực hiện mẹo chữa nấc này. Còn nếu xung quanh có nhiều người, hãy bịt chặt hai tai trong vòng 3 phút. Bạn sẽ hết nấc ngay lập tức đấy!

Kéo lưỡi hoặc che lỗ tai đều giúp chữa nấc cụt.

3Chữa nấc bằng cách uống nước.

Hãy uống thật chậm một ly nước, tốt hơn hết là theo từng ngụm nhỏ. Sau đấy, bạn sẽ thấy cơn nấc biến mất. Nếu bên cạnh không có nước, hãy nuốt nước bọt nhé. Đây cũng chính là cách mà dân gian ta thường dùng khi xưa: nữ thì 9 ngụm còn nam thì 7 ngụm đấy.

4 Sử dụng đường hoặc đá để chữa nấc.

Sử dụng đường hoặc đá để chữa nấc.

Đường là một thực phẩm không thể thiếu trong gia đình. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng sử dụng đường để thay đổi hoạt động xung thần kinh của não, dừng sự nấc cụt.

Phương pháp này vô cùng đơn giản, bạn chỉ việc nuốt đường khô. Tuy nhiên, người lớn nên dùng 2 thìa và trẻ em thì chỉ cần 1 thìa cà phê.

Các bạn cũng có thể nuốt một cục đá nhỏ hoặc áp đá lên da mặt trong trường hợp không có đường ngay bên cạnh.

5Dùng gừng hoặc tiêu cay để kích thích làm giảm cơn nấc.

Ngửi một ít hạt tiêu cay để kích thích hắt xì hoặc ngậm khoảng 3 lát gừng sẽ giúp bạn chấm dứt cơn nấc cụt trong ngày Tết đấy. Bạn cũng có thể sử dụng mứt gừng cay để thay thế gừng tươi.

Dùng gừng hoặc tiêu cay để kích thích làm giảm cơn nấc.

6Chữa nấc cho người khác.

Nếu muốn chữa nấc cho bạn bè hoặc người thân của mình, hãy hù họ thật mạnh để họ quên đi cơn nấc. Bên cạnh đó, việc tạo một cuộc tranh luận nhỏ cũng sẽ giúp cho người đó chấm dứt cơn nấc phiền phức của mình.

Chữa nấc cho người khác bằng cách tranh luận.

7Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ sơ sinh, để chữa nấc, chúng ta hãy xoa nhẹ phần trái tai hoặc môi của bé trong vòng 2 phút. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cù bé để gây cười hoặc cho bé uống từng muỗng nước nhỏ. Tuy nhiên, có một số mẹ dùng núm vú giả, hoặc lay bé để chấm dứt cơn nấc, điều đó là không nên nhé!

Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh.

Một số bình giữ nhiệt được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Nấc tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó lại gây ra khá nhiều phiền phức cho mọi người. Vì vậy, hãy phòng tránh nấc bằng cách hạn chế ăn quá no, giảm lượng thực phẩm cay nóng và thức uống chứa cồn hoặc gas nhé. Nếu bạn bị nấc nhiều lần trong một ngày, hãy đến bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác hơn nhé.

Nấc cụt là một hiện tượng co thắt cơ hoành đột ngột, không tự chủ. Khi cơ này co thắt, dây thanh âm đóng lại, tạo ra tiếng nấc cụt. Thường không có lý do rõ ràng khiến bạn bị nấc cụt, nhưng một số điều nhất định có thể gây ra chứng nấc cụt, chẳng hạn như: ăn quá nhanh, ăn hoặc uống quá nhiều [đặc biệt là thức ăn cay và đồ uống có ga hoặc rượu], hít thở khói độc, thay đổi nhiệt độ đột ngột, sợ hãi hoặc phấn khích, căng thẳng,…

Hầu hết các trường hợp nấc cụt đều tự khỏi trong thời gian ngắn và hiếm khi phải cấp cứu y tế. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc nếu tình trạng này tái lại thường xuyên, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và ngủ của bạn. Ngoài ra, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu nấc cụt đi kèm với đau bụng, sốt, khó thở, nôn mửa, hoặc ho ra máu.

Các biện pháp chữa nấc cụt tại nhà

Nên:

- Hít thở vào một túi giấy kín

- Kéo đầu gối của bạn lên trước ngực và nghiêng người về phía trước

- Uống nước đá lạnh hoặc ngậm một viên đá lạnh

- Nuốt từ từ một ít đường cát

- Lè lưỡi hết cỡ

- Ngậm một lát chanh thêm một chút muối hoặc nếm giấm

- Nín thở trong một thời gian ngắn

- Xoa bóp lòng bàn tay [sử dụng ngón tay cái của một tay để ấn vào lòng bàn tay còn lại]

- Đánh lạc hướng bản thân bằng một thứ gì đó hấp dẫn

Không nên:

- Uống đồ uống có cồn, có ga hoặc nóng

- Nhai kẹo cao su hoặc hút thuốc - những thứ này có thể khiến bạn nuốt phải không khí

- Ăn đồ ăn cay

- Ăn và uống quá nhiều và ăn quá nhanh

- Ăn hoặc uống một thứ gì đó quá lạnh ngay sau khi ăn một thứ gì đó nóng./.

Nấc cụt là triệu chứng thông thường hay xảy ra do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc thở.

Khi cơ hoành bị co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh.Chưa đến một giây sau - chính xác là 35 miligiây - khoảng trống giữa 2 dây thanh âm của bạn đột ngột đóng lại, và từ đó phát âm ra tiếng "nấc cụt".

Tiến sĩ Anton Emmanuel, chuyên gia tư vấn dạ dày, ruột tại Bệnh viện trường ĐH London [Anh] cho biết: "Dù không nguy hiểm nhưng nấc cụt cũng thừa sức gây khó chịu, mệt mỏi và bất tiện cho khổ chủ".

Sách kỷ lục thế giới Guinness đã ghi nhận choCharles Osborne [1892-1991] ở Anthon - khi bị nấc liên tục suốt 68 năm, từ năm 1922 đến 1990.

Nín thở để chữa nấc cụt có lẽ là phương pháp phổ biến mà ai cũng biết. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng có tác dụng bởi đôi khi sau đó, bạn lại bị nấc lại. Vậy còn những cách nào nữa để hô biến cơn nấc cụt này không?

1. Bịt tai 20 - 30 giây

Bạn dùng 2 đầu ngón tay bịt chặt 2 lỗ tai trong vòng20 - 30 giây. Điều này sẽ gửi tín hiệu "thư giãn" thông qua dây thần kinh lên não, kích thích dây thần kinh phế vị, giúp đẩy lùi cơn nấc cụt.

2. Uống nước

Nếu bị nấc, bạn hãy tìm uống 1 ly nước. Tuy nhiên không phải bạn ngửa cổ dốc tu ực cái là xong đâu, mà bạn nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ liên tục đồng thời nín thở trong khi uống.

Nín thở trong lúc uống nước làm cho lượng carbon dioxide trong máu tăng lên, giúp đẩy lùi cơn nấc cụt.

3. Thở vào 1 túi giấy

Hãy đặt một túi giấy nhỏ gần miệng và bịt chặt xung quanh. Sau đó, bạn hít sâu vào rồi thở ra vào trong túi giấy.

Cách thở vào túi giấy này được thực hiện dăm - 7 lần sẽ làm tăng lượng carbon dioxide trong máu, buộc cơ hoành tiếp xúc sâu hơn để có thêm oxy, giúp cơn nấc cụt biến mất.

4. Nuốt trọn 1 thìa đường/ bơ đậu phộng

Boldsky bật mí, đường là một phương thuốc tự nhiên hiệu quả để chữa nấc cụt. Bạn nên cho 1 muỗng cà phê đường vào miệng rồi ngậm và nuốt dần.

Đường trong miệng có tác dụng giúp ổn định các xung động thần kinh, qua đó cơ hoành được ổn định, không còn co thắt liên tục do các xung kích thích, từ đó bạn không còn bị nấc nữa.

5. Lè lưỡi hết cỡ

Nghe có phần kì cục nhưng việc bạn đưa lưỡi ra ngoài có tác dụng lớn trong việc đánh bay nấc cụt.

Đó là bởi việc đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ sẽ tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị, làm giảm sự co thắt của cơ hoành, giúp nhanh chóng hết nấc.

6. Hít vào thật sâu, thật đầy rồi thở ra từ từ

Để sử dụng phương pháp này, bạn cần hít thật nhiều không khí, càng nhiều càng tốt. Đây được gọi là phương pháp "hít vào cực đại" [supra-supramaximal inspiration].

Cụ thể, bạn hãy hít một hơi thật sâu, sau đó giữ trong 10 giây. Tiếp tục hít vào và giữ trong 5 giây mà không thở hơi cũ ra. Lần thứ ba, tiếp tục hít vào thêm nữa và giữ trong 5 giây mà không thở ra luồng hơi cũ. Lúc này, bạn sẽ từ từ thở ra trong khoảng 30 giây.

Việc bạn bị nấc cụt là do cơ hoành co lại, trong khi đây - lúc bạn thở sâu và giữ lâu sẽ làm căng cơ hoành và ngăn không cho nó co lại nữa. Khi cơ hoành ngừng hoạt động, nấc cụt cũng tự nhiên biến mất.

Nguồn: Boldsky, B.S

Video liên quan

Chủ Đề