Cách dẫn dắt vào bài giảng Tiếng Anh

Trong các cuộc họp, hội thảo, gặp mặt khách hàng, giới thiệu sản phẩm,… kỹ năng thuyết trình là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Đặc biệt, khi thuyết trình bằng tiếng Anh, chúng ta cần làm cho bài thuyết trình có bố cục rõ ràng, dẫn dắt hợp lý.

Tiếng Anh Cho Người Đi Làm Chuyên Sâu

aroma giới thiệu một số cấu trúc hỗ trợ bạn khi thuyết trình bằng tiếng Anh. Chúc các bạn thành công.

Trước khi bắt đầu, bạn có bao giờ nghĩ rằng vốn tiếng Anh “chuyên ngành” của bạn đủ mạnh? Xem nội dung chương trình nâng cao tiếng Anh chuyên ngành tại đây nhé.

Một học viên đang học tại AROMA đã bị mất cơ hội tăng thêm thu nhập 1500 đô/tháng chỉ vì không thể hiện được tốt tiếng Anh trong một buổi họp với CEO nước ngoài. Bạn có muốn đọc câu chuyện của anh ấy không? Nếu có, click vào xem câu chuyện “tôi đã mất cơ hội tăng thu nhập 1500 đô/tháng như thế nào?“

I. INTRODUCING YOURSELF – TỰ GIỚI THIỆU

Good morning, ladies and gentlemens. [Chào buổi sáng quí ông/bà]

Good afternoon, everybody [Chào buổi chiều mọi người.]

I’m … , from [Class]/[Group]. [Tôi là…, đến từ…]

Let me introduce myself; my name is …, member of group 1 [Để tôi tự giới thiệu, tên tôi là …, là thành viên của nhóm 1.]

%CODE9%

II. INTRODUCING THE TOPIC – GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Today I am here to present to you about [topic]….[Tôi ở đây hôm nay để trình bày với các bạn về…]

I would like to present to you [topic]….[Tôi muốn trình bày với các bạn về …]

As you all know, today I am going to talk to you about [topic]….[Như các bạn đều biết, hôm nay tôi sẽ trao đổi với các bạn về…]

I am delighted to be here today to tell you about…[Tôi rất vui được có mặt ở đây hôm nay để kể cho các bạn về…]

%CODE9%

III. INTRODUCING THE STRUCTURE– GIỚI THIỆU CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH

My presentation is divided into x parts.[Bài thuyết trình của tôi được chia ra thành x phần.]

I’ll start with / Firstly I will talk about… / I’ll begin with[Tôi sẽ bắt đầu với/ Đầu tiên tôi sẽ nói về/ Tôi sẽ mở đầu với]

then I will look at …[Sau đó tôi sẽ chuyển đến phần]

Next,… [tiếp theo ]

and finally…[cuối cùng]

IV. BEGINNING THE PRESENTATION – BẮT ĐẦU BÀI THUYẾT TRÌNH

I’ll start with some general information about … [Tôi sẽ bắt đầu với một vài thông tin chung về…]

I’d just like to give you some background information about… [Tôi muốn cung cấp cho bạn vài thông tin sơ lượt về…]

As you are all aware / As you all know…[Như các bạn đều biết…]

V. ORDERING – SẮP XẾP CÁC PHẦN

Firstly…secondly…thirdly…lastly… [Đầu tiên…thứ hai … thứ ba…cuối cùng…]

First of all…then…next…after that…finally… [Đầu tiên hết … sau đó…tiếp theo…sau đó…cuối cùng ]

To start with…later…to finish up… [Bắt đầu với … sau đó…và để kết thúc…]

VI. FINISHING ONE PART… - KẾT THÚC MỘT PHẦN

Well, I’ve told you about… [Vâng, tôi vừa trình bày với các bạn về phần …]

That’s all I have to say about… [Đó là tất cả những gì tôi phải nói về phần …]

We’ve looked at… [Chúng ta vừa xem qua phần …]

VII. STARTING ANOTHER PART – BẮT ĐẦU MỘT PHẦN KHÁC.

Now we’ll move on to… [Giờ chúng ta sẽ tiếp tục đến với phần…]

Let me turn now to… [Để thôi chuyển tới phần…]

Next… [Tiếp theo…]

Let’s look now at…[Chúng ta cùng nhìn vào phần…]

Bạn có biết? Tại AROMA, rất nhiều người đã làm bài test miễn phí để biết thực trạng của họ đang ở mức độ thế nào. Bạn có muốn test thử không? Click vào link sau để làm bài test tiếng Anh miễn phí nhé

I’d like to conclude by… [Tôi muốn kết luật lại bằng cách …]

Now, just to summarize, let’s quickly look at the main points again. [Bây giờ, để tóm tắt lại, chúng ta cùng nhìn nhanh lại các ý chính một lần nữa.]

That brings us to the end of my presentation. [Đó là phần kết thúc của bài thuyết trình của tôi.]

IX. THANKING YOUR AUDIENCE. – CẢM ƠN THÍNH GIẢ

Thank you for listening / for your attention. [Cảm ơn bạn đã lắng nghe/ tập trung]

Thank you all for listening, it was a pleasure being here today. [Cảm ơn tất cả các bạn vì đã lắng nghe, thật là một vinh hạnh được ở đây hôm nay.]

Well that’s it from me. Thanks very much. [Vâng, phần của tôi đến đây là hết. Cảm ơn rất nhiều.]

Many thanks for your attention. [Cảm ơn rất nhiều vì sự tập trung của bạn.]

May I thank you all for being such an attentive audience. [Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã rất tập trung.]

Một số cách giới thiệu vào bài mới hay nhất dành cho giáo viên Tiểu học

1. Kể một câu chuyện ngắn có liên quan đến bài học

Cách dẫn dắt vào bài mới bằng một câu chuyện ngắn có liên quan đến bài học là cách khá phổ biến, được nhiều giáo viên áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình. Cách thức này vừa thu hút học sinh vừa khiến cho bài giảng trở nên sinh động hơn. Tuy nhiên, các thầy cô giáo cũng cần lựa chọn các mẩu chuyện ngắn gọn, bám sát nội dung bài học, từ đó khéo léo dẫn dắt vào bài mới sao cho tự nhiên nhất.
Ví dụ: Để dẫn dắt vào bài tập đọc Chuyện cổ tích về loài người [Xuân Quỳnh] trang 9, SGK Tiếng Việt 4, tập 2, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện về Adam và Eva [Trích trong Chuyện Kinh Thánh của Pearl Buck] để kể cho học sinh nghe:

"Từ rất xa xưa rồi, Thiên Chúa tạo dựng ra trời và đất nhưng ở đây hoàn toàn tối tăm, yên tĩnh, không có bất kì sự sống nào. Một ngày kia, Chúa bỗng truyền sự sống vào những khoảng không đó.

Ngày đầu tiên: Chúa nói "Hãy có ánh sáng", thế là rạng đông đầu tiên của thời gian mang ánh sáng vào vũ trụ. Ngài tách ánh sáng ra khỏi tối tăm và gọi ánh sáng là Ngày, tối tăm là Đêm.

Ngày thứ hai: Chúa nói "Hãy có bầu trời như cái vòm trên vũ trụ", và thế là xuất hiện Trời, các đám mây ở trên cao, còn nước ở dưới.
Ngày thứ ba, Chúa nói: "Hãy cho nước dưới vòm trời tụ lại một nơi, để chỗ khô ráo lộ ra", thế là núi, thung lũng, đồng bằng, khoảng nước sâu, rộng lớn liền hiện ra. Chúa gọi chỗ khô ráo là Đất, chỗ nước trũng sâu, rộng mênh mông là Biển. Chỗ đất khô ráo sinh sôi ra biết bao nhiêu cây cỏ, hoa lá, mỗi loại lại sinh ra hạt giống và hoa, quả của riêng mình.

Ngày thứ tư: Chúa tạo ra mặt trời cai quản ban ngày, mặt trăng và các ngôi sao ngự trị trên bầu trời vào ban đêmNgày thứ năm: Chúa tạo ra sinh vật biết bay lượn trên trời, các giống chim muông và các loại sinh vật dưới nước.

Ngày thứ sáu: Chúa tạo ra súc vật, các con thú, các loài bò sát...

Đến ngày tiếp theo, Chúa bỗng muốn tạo ra người mang hình ảnh của Chúa để cai trị hết các loài sinh vật và đất đai, người đó được tạo hình bằng bụi lấy từ đất, được Chúa hà hơi sự sống thành một thực thể sống động. Người đầu tiên trên Trái Đất chính là Adam. Một thời gian sau, Chúa thấy người đàn ông này sống một mình thật cô đơn, buồn tẻ nên đã lấy một chiếc xương sườn của Adam, thổi linh hồn vào chiếc xương đó và tạo ra một người phụ nữ, gọi là Eva. Hai người lấy nhau và sinh con cái. Đó chính là nguồn cội của loài người chúng ta."
=> Sau đó, giáo viên bắt đầu dẫn vào bài: Các con thấy câu chuyện cô vừa kể có hay không nào? Nhưng đó là góc nhìn của lịch sử, vậy với cái nhìn đơn giản, ngây thơ, hồn nhiên đi kèm với trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ, nguồn gốc của loài người sẽ được giải thích ra sao? Hôm nay, cô và các con sẽ đi tìm hiểu bài tập đọc "Chuyện cổ tích về loài người" của nữ sĩ Xuân Quỳnh để cùng khám phá nhé!

2. Bắt đầu bài học bằng một trò chơi khởi độngTổ chức một trò chơi khởi động trước khi vào bài học cũng là một cách giới thiệu vào bài mới khá hữu hiệu, tạo không khí học tập hứng khởi cho các em học sinh. Giáo viên có thể tham khảo một số trò chơi phổ biến như sau:- Trò chơi ô cửa bí mật: Thông qua việc trả lời đúng mỗi câu hỏi, các em sẽ mở được từng ô cửa nhỏ và cuối cùng tìm ra một ô cửa lớn nhất có chứa một hình ảnh liên quan đến bài học hoặc một từ khóa là tên của bài học mà các em sắp tìm hiểu.

- Trò chơi giải ô chữ: Giáo viên thiết kế các câu hỏi, các ô chữ hàng ngang, hàng dọc, ô chữ chứa từ khóa... cho hợp lí để học sinh có thể giải được một cách nhanh chóng, chính xác.

3. Tạo tình huống khi vào bàiGiả dụ: Khi dạy các em bài Phép chia hết và phép chia có dư lớp 3, giáo viên có thể làm như sau: Gọi 3 em học sinh có sự tiến bộ gần đây nhất trong môn Toán lên bảng, sau đó nhờ một em trong số đó chia đều 10 chiếc kẹo [giáo viên đã chuẩn bị sẵn] cho cả 3, chắc chắn mỗi em sẽ được 3 chiếc, còn dư 1 chiếc.

=> Giáo viên dẫn vào bài: Như vậy có thể thấy với 10 chiếc kẹo đem chia đều cho 3 người, mỗi người đều có 3 chiếc, nhưng lại dư 1 chiếc. Điều đó có nghĩa 9 chia hết cho 3, còn 10 khi chia cho 3 sẽ có dư. Hai phép chia này được gọi lần lượt là phép chia hết và phép chia có dư, vậy để tìm hiểu về hai phép chia cơ bản này, cô trò chúng ta sẽ đi vào bài học cụ thể ngày hôm nay: Phép chia hết và phép chia có dư.

4. Minh họa bằng tranh ảnh, video
Đối với cách giới thiệu vào bài mới bằng việc đưa ra những hình ảnh minh họa hay đoạn video ngắn, đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bị kĩ càng về nội dung có liên quan mật thiết với bài học, về hình thức cần dễ nhìn, màu sắc tươi sáng, không phản cảm.... Cách vào bài như vậy sẽ thu hút sự chú ý và khiến trẻ hứng thú hơn rất nhiều so với cách giới thiệu bài thông thường. Các môn học áp dụng hiệu quả cách giới thiệu bài mới bằng tranh ảnh, video minh họa có thể kể đến như: Đạo đức, Khoa học, Địa lí, Lịch sử, phân môn Tập đọc trong môn Tiếng Việt [Tiểu học], phân môn Văn bản trong môn Ngữ văn [THCS và THPT],...

5. Liên hệ với bài cũ và dẫn vào bài mới
Ở cách này, giáo viên có thể hỏi học sinh về những kiến thức các em đã học ở tiết trước thông qua một số bài tập trắc nghiệm nhanh hoặc một số câu hỏi có tính liên hệ thực tế hay có liên quan nào đó đến bài mới. Điều này vừa giúp các con ôn tập, củng cố lại bài học cũ, vừa gợi mở để tạo hứng thú, sự tò mò cho các con muốn tìm hiểu bài mới.

Như vậy, trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số cách giới thiệu vào bài mới hay nhất dành cho giáo viên Tiểu học để các thầy cô tham khảo. Hi vọng những điều chia sẻ trên đây sẽ hữu ích nhằm giúp gợi mở cho thầy cô có những cách dẫn dắt vào bài mới ấn tượng, góp phần vào sự thành công của bài giảng hơn.

Ngoài bài viết Các cách giới thiệu vào bài mới hay nhất dành cho giáo viên tiểu học trên đây, các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác như: Cách rèn trẻ vào nề nếp hay nhất dành cho giáo viên mầm non, Câu đố thơ tạo hứng thú dành cho học sinh tiểu học nhất, Cách sửa tật xấu của học sinh tiểu học dành cho giáo viên,... để trau dồi thêm cho mình những kiến thức và kĩ năng bổ ích. 


Nếu bạn đang cạn kiệt ý tưởng, không biết dẫn dắt vào bài dạy mới của mình như thế nào cho ấn tượng để thu hút học trò, vậy bạn có thể tham khảo những hướng dẫn Các cách giới thiệu vào bài mới hay nhất dành cho giáo viên tiểu học đã được chúng tôi tổng hợp dưới đây để bổ sung thêm cho mình những cách giới thiệu ấn tượng nhé!

Hướng dẫn nhận xét các năng lực học sinh tiểu học Top ứng dụng soạn Văn hay nhất Học hình học không gian 3D thú vị hơn với Cabri 3D Cách sửa tật xấu của học sinh tiểu học dành cho giáo viên Những bài thơ về cô giáo tiểu học hay nhất Cách làm nhãn vở học sinh, giáo viên trên Word

Video liên quan

Chủ Đề