Cách đo độ pH của da

Chắc hẳn những tín đồ mê làm đẹp đã không ít lần nhìn thấy trên những bao bì sản phẩm như sữa rửa mặt hoặc toner đa chức năng phổ biến hiện nay thường xuất hiện dòng chữ: “Cân bằng độ pH cho làn da hay balance your skin’s p.H level”. Vậy thực chất cân bằng độ pH cho da là gi? Việc này có thực sự quan trọng trong việc chăm sóc da hay không? Hãy cùng Emmié tìm hiểu nhé!

Độ pH của da là gì?

Các bạn còn nhớ những kiến thức cơ bản của môn hoá học khi nói về độ pH chứ?  Độ pH là một thang đo được dùng để xác định tính acid [acidic] hay tính kiềm [alkaline] của một sản phẩm hay một môi trường bất kỳ. Trong đó, pH là ký hiệu viết tắt của cụm từ Potential of Hydrogen và thang đo này có chỉ số dao động từ 0-14. Cụ thể hơn, khi độ pH càng thấp [1- 7] thể hiện cho tính axít và ngược lại độ pH cao [7-14] sẽ thể hiện cho tính kiềm, nếu độ pH dừng lại ở mức 7 thì thể hiện trung tính.

Làn da của chúng ta được bảo vệ bởi một lớp màng acid mỏng, lớp màng acid này được tạo bởi các amino acid và lactic acid. Chúng có nhiệm vụ giữ các chất béo và độ ẩm cần thiết cho da. Lớp phủ acid này duy trì một độ pH lý tưởng ở mức 5.5, đây là một môi trường có tính acid nhẹ.

Tại mức pH này chúng cho phép làn da của ta có thể duy trì một hàng rào bảo vệ da tốt, cùng với lượng dầu nhờn và các tác nhân dưỡng ẩm tự nhiên, chúng tạo nên một “lá chắn” vững chắc để bảo vệ da có tên gọi là acid mantle – màng phủ acid. Lớp màng này có trách nhiệm ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của các loại vi khuẩn, cũng như bảo vệ da trước những tác nhân gây hại đến từ môi trường.

Vì sao cân bằng pH lại quan trọng cho da?

Không điều gì là tuyệt đối chính xác và đối với độ pH cũng vậy. Khi độ pH quá cao hoặc quá thấp chúng sẽ phá vỡ “hệ thống sinh thái tự nhiên” trên da, từ đó rất dễ dàng khiến da bị viêm nhiễm và kích ứng. Bởi lúc này, lượng dầu cũng như lượng vi khuẩn tốt tự nhiên trên da vô tình đã bị loại bỏ khiến cho sức đề kháng của da bị suy yếu, da trở nên nhạy cảm hơn với môi trường bên ngoài. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cả team da dầu và da khô đều có nguy cơ bùng phát mụn bất cứ lúc nào nếu độ pH trên da không được cân bằng.

Khi lớp phủ acid bị mất cân bằng, các vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và phát triển trên da. Không chỉ dừng lại ở đó, việc mất cân bằng pH sẽ khiến cấu trúc của lớp tế bào chết ngoài cùng cùng bị phá huỷ, khiến da trở nên kém đàn hồi, có xu hướng nhạy cảm hơn, dễ bị viêm nhiễm và hậu quả là những nốt mụn sẽ “thi nhau trỗi dậy”.

Những dấu hiệu nào cho thấy da bạn mất cân bằng pH?

Một số dấu hiệu nhận biết da bạn đang gặp vấn đề về cân bằng độ pH, đó là khi: da bạn dễ bị ửng đỏ, da quá khô, thường xuyên châm chích, da bong tróc hoặc da đổ quá nhiều dầu. Bạn có thấy những dấu hiệu này quen không?  Đây đều là những dấu hiệu của một làn da nhạy cảm, có màng bảo vệ da mỏng và bị tổn thương. Về mặt cơ bản thì đây đều là những phản ứng lại của làn da trước những tác nhân gây kích thích nào đó, như vi khuẩn, khói bụi hoặc hơi nóng,v.v..

Thông thường những sản phẩm có tính kiềm quá cao sẽ khiến da trở nên khô và bong tróc hơn, độ ẩm trên da giảm dẫn đến những hiện tượng như eczema và làm cho làn da lộ rõ dấu hiệu lão hoá, như: xuất hiện những nếp nhăn trên da. Bởi lúc này tính kiếm sẽ ức chế khả năng chống lại ma trận metalloproteinases [MMP’s] – là một loại enzyme có khả năng phá huỷ cấu trúc collagen, gây ra nếp nhăn và khiến da chảy xệ. Trong khi da có độ pH quá thấp, tức tính acid cao [khoảng dưới 4.5] sẽ khiến da thường xuyên bị viêm và ửng đỏ và bùng phát mụn trứng cá.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến mất cân bằng độ pH

Độ pH của da có thể bị tác động bởi rất nhiều những thứ chúng ta thường xuyên tiếp xúc. Chúng có thể là những sản phẩm skincare chúng ta đang sử dụng, như: sử dụng sữa rửa mặt loại có chứa chất tẩy rửa cao hoặc chứa quá nhiều tính kiềm là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự thay đổi độ pH của làn da. Ngoài ra, độ pH của da bị mất cân bằng còn do một số nguyên nhân, như:

  • Tần suất chúng ta rửa mặt hằng ngày quá thường xuyên và nhiều lần
  • Sự ô nhiễm, bụi bẩn
  • Sự thay đổi về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm
  • Tiếp xúc với các loại hoá chất khắc nghiệt
  • Và kể cả những thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày, như đồ ăn nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ,v.v..

Làm thế nào để cân bằng lại độ pH cho da?

Chăm sóc da đúng cách

Các bác sĩ và các chuyên gia da liễu đều cùng đưa ra một quan điểm chung khi nhắc đến độ cân bằng pH của da đó là việc chăm sóc da đúng cách. Các chuyên gia cũng đề cập đến một trong những bước chăm sóc khiến da mất đi độ cân bằng pH nhất chính là bước làm sạch. Nếu bạn có thói quen hoặc sở thích rửa mặt bằng nước nóng hãy dừng ngay lại và thay bằng nước ấm, vì nước nóng sẽ loại bỏ và phá huỷ lớp màng bảo vệ da. Hãy kiểm tra sữa rửa mặt mà bạn đang dùng đảm bảo chúng dịu nhẹ, có độ pH phù hợp thay vì có chứa những chất tẩy rửa cao.

Chọn các sản phẩm có độ pH phù hợp

Đây là một trong những cách giúp bảo vệ độ pH luôn trong trạng thái cân bằng và không làm ảnh hưởng đến lớp màng acid bảo vệ da. Ưu tiên lựa chọn và sử dụng các sản phẩm có độ pH dao động trong khoảng từ 4-6. Nếu bạn chọn các sản phẩm có độ pH quá cao từ mức 7 trở lên chúng sẽ mang thuộc tính kiềm nhiều hơn, vì vậy chúng dễ làm da bạn trở nên căng, khô ráp và mất đi độ ẩm tự nhiên. Mặc dù những sản phẩm có độ pH cao sẽ mang lại cho bạn cảm giác sạch sâu, không còn nhờn rít, nhưng xét về lâu dài da bạn thường sẽ có dấu hiệu mỏng, yếu và rất dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể duy trì độ cân bằng pH tự nhiên bằng cách kiểm tra những hoạt chất thành phần có trong các sản phẩm skincare hằng ngày. Những hoạt chất bao gồm các vitamins hoặc các chất chống oxy hoá tự nhiên sẽ giúp thúc đẩy quá trình đổi mới tế bào và giúp da duy trì độ pH cân bằng sau bước làm sạch, sẽ là những checklist hàng đầu giúp bạn lựa chọn sản phẩm.

Dưới đây là một thành phần điển hình có trong mặt nạ Emmié Happy Skin sẽ giúp làn da bạn cân bằng được độ pH phù hợp. Nhờ sự hỗ trợ từ mặt nạ được làm từ lyocell nên các thành phần có trong sản phẩm dễ dàng thẩm thấu, kích thích quá trình tái tạo, phục hồi làn da có dấu hiệu hư tổn và quan trọng là bảo vệ được độ cân bằng pH của da.

  • Watermelon Fruit extract: Đây là thành phần chiết xuất từ dưa hấu non, thành phần này không chỉ có khả năng cung lượng nước dồi dào cho da mà chúng còn giúp cải thiện tone da xỉn màu. Ngoài ra, đây còn là thành phần chứa một hàm lượng lớn chất chống oxi hoá, như: vitamin C, vitamin A và lycopene tự nhiên có trong dưa hấu sẽ kích thích tăng sinh lượng collagen trong cơ thể và ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do.

Chúc các bạn luôn có một là da luôn khoẻ đẹp và rạng ngời nhé!

Độ pH lý tưởng nhất cho da là 5,5. Nếu làn da bị mất cân bằng thì rất dễ bị thương tổn như khô ráp, ngứa, nứt nẻ, nổi mụn hoặc mắc bệnh ngoài da.

Đơn vị pH được dùng để đo độ Acid hay Alkaline hay neutral của một hợp chất. Độ pH này có thể thay đổi từ 0 đến 14. Độ pH của da càng thấp thì càng chứa nhiều Acid, pH càng cao càng chứa nhiều Alkaline.

  • Độ pH = 7 được gọi là trung tính [Acidic = Alkaline]
  • pH < 7 là acidic
  • pH > 7 là Alkaline

Có một con số kì diệu có thể đem đến làn da hoàn hảo. “Làn da cân bằng là khi độ pH được bảo toàn ở mức lý tưởng 5,5,” tiến sĩ Nussbaum nói. “Tại độ pH tương đối axit này, làn da được giữ ẩm, bảo vệ chúng ta khỏi các gốc tự do, không khí ô nhiễm và các chất kích ứng từ môi trường”.

Nhìn chung, làn da có dấu hiệu nổi loạn, rất có thể chúng xuất phát từ các vấn đề liên quan đến độ pH. Tiến sĩ Nussbaum nói rằng những vấn đề về da như chàm, mẩn đỏ, khô ráp, mụn, đổ nhiều dầu, vảy nến, cùng các dấu hiệu lão hoá sớm, đều cho thấy độ pH làn da của bạn bị mất cân bằng. Có nghĩa là lớp sừng bảo vệ làn da bạn bị tổn thương, làn da bị phơi trần ra trước các tác động của môi trường khiến tình trạng khô ráp hoặc tắc nghẽn lỗ chân lông trở nên trầm trọng hơn.

Nếu làn da bạn mất cân bằng, tiến sĩ Nussbaum cho biết, đó là do bạn tác động quá thô bạo đến nó. Khả năng cao là bạn đã chà xát da quá mạnh tay khi rửa mặt, dùng nước quá nóng hay dùng sữa rửa mặt quá nhiều xà phòng. Khăn rửa mặt cũng có thể gây ra các vết trầy xước và kích ứng khi sử dụng để vệ sinh da mặt nhạy cảm. Kể cả khi bạn không dùng khăn để rửa mặt, thì động tác lau khô mặt quá mạnh cũng gây ra hậu quả tương tự. Rửa mặt với nước nóng [tức là nóng hơn nước ấm] có thể làm mất đi lớp màng bảo vệ da bạn, trong khi tắm lâu hơn 5 phút cũng có thể làm suy giảm độ ẩm của làn da. Cuối cùng, nếu sữa rửa mặt của bạn là loại chứa xà phòng, có tính kiềm và sử dụng chất hoạt động bề mặt, bạn đang làm mất đi lớp màng axit bảo vệ da, khiến cho độ pH của da tăng lên.

Khi chúng ta hiệu chỉnh độ pH của da, chúng ta cần phải đưa lớp màng bảo vệ da trở lại với trạng thái cân bằng tốt nhất, ở đó nó có thể hấp thụ một cách hiệu quả lượng ẩm mà làn da cần, đẩy lùi những tác nhân gây hại cho làn da, và nhờ thế mà giảm thiểu tối đa những tình trạng nêu trên. Bước đầu tiên để làn da lấy lại độ cân bằng là tránh xa các hoá chất mạnh và chuyển sang các sản phẩm cân bằng, với tác dụng phục hồi làn da. Có rất nhiều sữa rửa mặt có độ pH thấp để bạn lựa chọn. Quay về với các bước dưỡng da cơ bản [với sữa rửa mặt và lotion cân bằng] trong vòng một vài tuần có thể làm dịu các vấn đề về da, và chuẩn bị cho những bước đặc trị tiếp theo.

Bạn sẽ cảm thấy làn da trở nên giàu độ ẩm và căng mướt khoẻ mạnh, mà đó chính là điều mà tất cả chúng ta đều mong các sản phẩm dưỡng da mang lại. Một khi độ pH cân bằng được phục hồi, các sản phẩm bạn sử dụng cũng sẽ đem đến hiệu quả tốt hơn. Nếu làn da bạn không thực sự cân bằng độ pH, những thành phần công hiệu ấy sẽ không có cơ hội thẩm thấu xuyên lớp da bên ngoài, và thậm chí có thể gây ra kích ứng do lớp màng bảo vệ da đã bị phá huỷ. Bạn nên thoa kem dưỡng ẩm lên một làn da với độ pH vừa đúng để chúng có thể thực sự hiệu quả.

  • Hãy sử dụng những loại sữa rửa mặt có độ pH trung tính. Sau đó thấm nước hoa hồng khắp bề mặt da để giữ độ pH cân bằng.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên sử dụng những loại mỹ phẩm cung cấp độ ẩm cho da. Đủ độ ẩm, da sẽ luôn mềm mại và mịn màng.
  • Chế độ ăn ảnh hưởng không nhỏ đến độ pH của da. Nếu thấy da dư axít [pH dưới 7], hãy tăng thêm khẩu phần rau và trái cây. Ngược lại, với loại da kiềm hóa, nên bổ sung thêm chất đạm.
  • Bạn có thể tự kiểm tra độ pH của da bằng giấy quỳ tím. Nếu quỳ chuyển màu vàng có nghĩa là độ pH thấp, chuyển sang màu xanh da bạn đang bị kiềm hòa.

Tu khoa:

  • cách đo độ ph của da
  • độ ph bình thường của da tay
  • cách đo độ ph trong mỹ phẩm
  • độ ph bình thường của da tay là bao nhiêu
  • độ ph bao nhiêu là tốt cho da

Video liên quan

Chủ Đề