Cách dỗ trẻ sơ sinh tự ngủ

Trẻ sơ sinh không biết cách tự đưa mình vào giấc ngủ. Rất nhiều trẻ cũng không thể ngủ lại nếu bị đánh thức trong đêm.

Và bạn đang mệt mỏi vì không dỗ con ngủ được đúng không.

Cùng xem 10 cách ru con ngủ dễ dàng dưới đây để dỗ trẻ ngủ nhanh chóng nhé.

Ngoài ra hãy tìm hiểu cơ chế ngủ của trẻ để có cách dỗ bé ngủ chuẩn nhất nhé.

Bài viết này nói về
  1. 1. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ cực đơn giản và hiệu quả
    • 1.1. Dạy bé phân biệt ngày và đêm
    • 1.2. Quấn chũn/ ủ kén cho bé
    • 1.3. Chơi với bé vào ban ngày
    • 1.4. Ôm ấp, vỗ về, dỗ dành
    • 1.5. Cho bé ngậm ti giả
    • 1.6. Đặt bé xuống giường trước khi bé ngủ
    • 1.7. Mặc quần áo thoải mái cho bé
    • 1.8. Cách dỗ bé sơ sinh ngủ Massage
    • 1.9. Tạo thói quen trước khi đi ngủ
    • 1.10. Nếu trẻ khóc, hãy đợi một vài phút
  2. 2. Mẹo nhỏ giúp bé ít thức giữa các giấc ngủ
  3. 3. Một giấc ngủ của trẻ sơ sinh gồm những giai đoạn nào?

1. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ cực đơn giản và hiệu quả

1.1. Dạy bé phân biệt ngày và đêm

Có thể mất một vài tuần để não của bé nhận biết được sự khác biệt giữa ban đêm và ban ngày. Mặc dù bạn không thể giúp bé biết nhanh hơn nhưng bạn có thể khiến quá trình này dễ dàng hơn bằng cách:

  • Hoạt động, ánh sáng nhiều vào ban ngày
  • Yên tĩnh, thật tối vào ban đêm

Buổi tối bạn cũng không nên chơi và nói chuyện với bé. Điều này sẽ nhắc nhở bé rằng ban đêm là để ngủ. Bất cứ khi nào có thể, hãy đặt bé ngủ trong nôi, cũi để con bạn biết rằng đó là nơi dành cho giấc ngủ.

Cách dỗ em bé ngủ thật ngon giấc

1.2. Quấn chũn/ ủ kén cho bé

Quấn trẻ bằng chũn hoặc túi ngủ cũng có thể giúp xoa dịu trẻ đang khóc.

Sử dụng khăn, chũn để quấn bé với tay bé thẳng xuống như trong bụng mẹ sẽ giúp trẻ thoải mái hơn.

Theo The Baby Whisperer, chuyên gia Harvey Karp. xem video dưới đây để biết phương pháp này nhé.

1.3. Chơi với bé vào ban ngày

Ban ngày chơi đùa với bé vừa phải, giúp bé tỉnh lâu hơn, buổi tối bé sẽ dễ ngủ hơn.

Tuy nhiên.

Đừng cố gắng giữ trẻ thức quá nhiều nhé.

Trẻ sơ sinh mệt mỏi thường khó ngủ vào ban đêm hơn những trẻ ngủ đủ giấc vào ban ngày đấy.

Vì vậy ban ngày hãy để cho bé ngủ vừa đủ, không quá nhiều, không quá ít nhé.

Để biết như thế nào là đủ hãy xem bảng thời gian ngủ của trẻ tại đây.

1.4. Ôm ấp, vỗ về, dỗ dành

Nếu trẻ sơ sinh quấy khóc, bạn có thể bế bé, ôm ấp và hát ru tới khi bé nín.

Đối với những tháng đầu đời của bé, việc làm hư chắc chắn không phải là vấn đề. Đừng sợ mình dỗ bé nhiều sẽ làm bé hư trong giai đoạn này nhé.

An ủi và trấn an bé khi bé sợ hãi sẽ khiến bé an tâm hơn, từ đó ngủ tốt hơn.

Ôm ấp và vỗ về là một cách dỗ em bé ngủ đơn giản

1.5. Cho bé ngậm ti giả

Nhưng nếu bé không thích ti giả, đừng ép bé ngậm. Nếu núm vú giả bị rơi ra trong khi ngủ, bạn không cần phải canh để cho bé ngậm lại.

Lưu ý: Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, đừng cho bé ngậm ti giả cho tới khi bé bú mẹ thành thạo.

Cho bé ngậm núm vú giả khiến trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn

1.6. Đặt bé xuống giường trước khi bé ngủ

Đừng để con bạn ngủ quên trong vòng tay của bạn. Điều này có thể trở thành một thói quen ngủ khó bỏ.

Lúc đó bé sẽ mong đợi được ở trong vòng tay của bạn để đi vào giấc ngủ. Và khi bé thức dậy giữa đêm, bé có thể không tự ngủ lại được.

Hãy nhận biết dấu hiệu bé buồn ngủ và đặt bé xuống khi bé còn thức nhé.

1.7. Mặc quần áo thoải mái cho bé

Quần áo mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông, tránh chọn những quần áo thô, cứng, gây ngứa cho bé.

1.8. Cách dỗ bé sơ sinh ngủ Massage

Massage cho trẻ sơ sinh có thể giúp bé thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ.

Bạn đã bao giờ đi massage chưa? Ánh sáng nhẹ, tiếng nhạc bay bổng, đi sâu vào thư giãn và thoát khỏi căng thẳng hàng ngày.

Đối với trẻ cũng vậy nhé. Thử massage cho bé yêu nhẹ nhàng khi chuẩn bị ngủ cũng là một giải pháp chăm sóc hiệu quả đấy. [1]

Massage làm giảm căng thẳng, thư giãn dễ ngủ hơn đúng không nào

1.9. Tạo thói quen trước khi đi ngủ

Chẳng hạn như tắm, đọc sách, massage, nghe nhạc Hãy chọn những thói quen đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với bạn [Để đảm bảo bạn có thể duy trì hằng ngày được].

Sau một thời gian bé sẽ quen với việc làm điều này trước khi ngủ. Bạn sẽ dễ dỗ bé ngủ hơn.

1.10. Nếu trẻ khóc, hãy đợi một vài phút

Thường thì bé sẽ thức dậy khoảng 3 -5 lần mỗi đêm. Nếu bé thức dậy và khóc giữa đêm, tốt nhất hãy đợi xem bé có ngủ lại được không.

Nếu không hãy an ủi và trấn an bé bằng cách vỗ về và xoa dịu khi bé còn nằm trong cũi. Đừng vội bế bé lên nhé. Nếu bé ngủ lại được thì tốt.

Nếu mãi bé vẫn không ngủ lại và quấy khóc thì bạn hãy bế bé lên nhé.

2. Mẹo nhỏ giúp bé ít thức giữa các giấc ngủ

Sau cuộc chiến đi ngủ thì lại tới cuộc chiến giữ bé ngủ liền mạch. Dưới đây là một vài lưu ý nhỏ sau khi bé ngủ mẹ có thể tham khảo.

  • Cho bé bú, ăn no trước khi ngủ
  • Tránh gây tiếng ồn lớn khi bé ngủ
  • Sử dụng tã bỉm tốt, thấm nhiều để ít phải thay tã khi bé ngủ
  • Khi bé thức không cần bế bé lên vội
  • Nhiệt độ phòng mát mẻ

3. Một giấc ngủ của trẻ sơ sinh gồm những giai đoạn nào?

Trẻ sơ sinh, giống như người lớn, có nhiều giai đoạn và độ sâu khác nhau của giấc ngủ. Tùy từng giai đoạn mà bé có thể cử động hoặc nằm im.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh bắt đầu hình thành trong những tháng cuối của thai kỳ? Có hai kiểu ngủ:

  • REM [chuyển động mắt nhanh].
    • Đây là một giấc ngủ nông khi trẻ mơ và mắt chuyển động nhanh qua lại.
    • Mặc dù trẻ sơ sinh dành khoảng 16 giờ mỗi ngày để ngủ, nhưng khoảng một nửa trong số này là trong giấc ngủ REM.
    • Trẻ lớn hơn và người lớn ngủ ít giờ hơn và dành ít thời gian hơn cho giấc ngủ REM.
  • Ngủ Non-REM [ngủ sâu, mắt không chuyển động]. Non-REM có 4 giai đoạn:
    • Giai đoạn 1: buồn ngủ, mắt sụp mí, có thể mở hoặc đóng, ngủ gật
    • Giai đoạn 2: ngủ nhẹ, em bé cử động và có thể giật mình theo âm thanh
    • Giai đoạn 3: ngủ sâu, bé yên lặng và không cử động
    • Giai đoạn 4: ngủ rất sâu, bé yên lặng và không cử động

Một em bé bước vào giai đoạn 1 khi bắt đầu chu kỳ ngủ, sau đó chuyển sang giai đoạn 2 => 3 =>4, rồi quay lại 3 => Giai đoạn REM.

Các chu kỳ này có thể xảy ra vài lần trong khi ngủ.

Việc bé hay bị thức giấc giữa đêm, một phần là vì khi chuyển từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ nhẹ bé bị thức, và khó ngủ trở lại [trong vài tháng tuổi đầu tiên].

Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển và sức khỏe của trẻ phải không ạ.

Với bài viết 10 cách dỗ bé ngủ mong bố mẹ có thể giúp bé có giấc ngủ ngon hơn, đảm bảo sức khỏe hơn. Hãy chia sẻ thông tin cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ với bạn bè người thân ngay nhé.

Video liên quan

Chủ Đề