Cách đóng dấu ủy nhiệm chi

Ủy nhiệm chi do khách hàng lập, ký và điền thông tin theo mẫu ủy nhiệm chi mà ngân hàng quy định, làm căn cứ để ngân hàng trích tiền từ tài khoản khách hàng trả cho người thụ hưởng. Để hiểu hơn ủy nhiệm chi là gì và cách viết ủy nhiệm chi như thế nào. Mời các bạn đọc qua bài viết bên dưới.

Table of Contents

  • Ủy nhiệm chi là gì?
  • Cách viết ủy nhiệm chi
    • a. Phần kế toán doanh nghiệp ghi
    • b. Phần dành cho ngân hàng ghi
  • Ủy nhiệm chi dùng để làm gì?
  • Ủy nhiệm chi có mấy liên?
  • Khi nào Ủy nhiệm chi được xem là chứng từ hợp lệ?
  • Uỷ nhiệm chi có mấy liên? Nội dung có trên ủy nhiệm chi
    • Một ủy nhiệm chi hợp để bao gồm các yếu tố sau:
  • Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi
  • Ưu điểm và nhược điểm của thanh toán ủy nhiệm chi là gì?
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm

Ủy nhiệm chi là gì?

Ủy nhiệm chi còn có tên gọi khác là lệnh chi hoặc UNC là phương thức thanh toán mà người trả tiền sẽ thành lập lệnh thanh toán theo mẫu mà ngân hàng cung cấp. Sau đó, người trả tiền sẽ gửi lại ngân hàng tại nơi mở tài khoản để yêu cầu trích một số tiền trong tài khoản thanh toán của mình bằng với số tiền ghi trên ủy nhiệm chi để trả cho người thụ hưởng.

Một cách đơn giản hơn thì UNC là một loại chứng từ giao dịch mà phía người trả tiền sẽ lập với mục đích ủy quyền cho ngân hàng thanh toán số tiền cho nhà cung cấp.

Một điều cần lưu ý là UNC phải do khách hàng lập, ký và ngân hàng chỉ căn cứ vào đó để thực hiện lệnh trích tiền để chuyển cho người hưởng thụ. Ngoài lý do này thì việc ngân hàng tự động trích tiền từ tài khoản thanh toán của khách hàng là không được phép nếu không có văn bản thỏa thuận trước đó.

Cách viết ủy nhiệm chi

a. Phần kế toán doanh nghiệp ghi

  • Ngày, tháng, năm: ghi rõ ngày tháng giao dịch
  • Đơn vị trả tiền: Tên đơn vị là công ty cần chuyển tiền cho nhà cung cấp
  • Số tài khoản: Số tài khoản công ty chuyển tiền
  • Tại ngân hàng: ghi tên ngân hàng thực hiện giao dịch nơi công ty có tài khoản
  • Đơn vị thụ hưởng: Tên công ty được nhận tiền thanh toán
  • CMT/ Hộ chiếu Ngày cấp Nơi cấp Điện thoại: Bỏ trống
  • Số tài khoản: Kiểm tra thông tin tài khoản và số tài khoản của công ty cần chuyển tiền
  • Tại ngân hàng: Đối tác sẽ cung cấp tên ngân hàng, nơi mà doanh nghiệp đối tác có tài khoản
  • Số tiền bằng số: Ghi đúng số tiền Việt Nam đồng vào ô này. Ví dụ như: 2.000.000đ
  • Số tiền bằng chữ: ghi đúng số tiền đã ghi ở trên thành chữ. Viết hoa chữ cái đầu tiên và kết thúc bằng ký tự ./. Ví dụ như: Hai triệu đồng./.
  • Nội dung: Ghi rõ nội dung thanh toán

Ví dụ: Thanh toán tiền mua hàng

  • Đơn vị trả tiền

Chủ tài khoản: giám đốc ký và đóng dấu tròn tại đây. Đóng 2/3 chữ ký vào trong phần dấu, 1/3 đóng ngoài dấu

Đóng thêm dấu chức danh của giám đốc ở dưới.

b. Phần dành cho ngân hàng ghi

  • Số bút toán: Ghi số thứ tự bút toán
  • Loại tiền: VNĐ
  • Tài khoản ghi nợ
  • Tài khoản ghi có
  • Kế toán ký và đóng dấu.

Ủy nhiệm chi dùng để làm gì?

Ủy nhiệm chi có thể sử dụng để thanh toán, chuyển tiền giữa hai tài khoản trong hoặc cùng hệ thống.

Nếu sử dụng UNC để thanh toán thì khi thực hiện lệnh chi, số tiền của lệnh này sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng.

Nếu dùng UNC để chuyển tiền thì số tiền sẽ được chuyển vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng nếu cùng hệ thống ngân hàng. Trong trường hợp khác tài khoản ngân hàng thì sẽ trả cho người thụ hưởng qua tài khoản Chuyển tiền phải trả.

Có thể bạn quan tâm:Chứng khoánlà gì? Hướng dẫn cách chơi chứng khoán 2020

Ủy nhiệm chi có mấy liên?

Thông thường UNC sẽ có 2 liên, bao gồm:

Liên 1: Ngân hàng giữ lại

Liên 2: Sau khi ngân hàng xác nhận sẽ đóng dấu và trả lại cho khách hàng để kế toán doanh nghiệp căn cứ làm hạch toán.

Khi nào Ủy nhiệm chi được xem là chứng từ hợp lệ?

Để xem xét trường hợp Ủy nhiệm chi được xem là hợp pháp hay không thì cần căn cứ vào:

Khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/NĐ-CP ngày 26/12/2013 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a] Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi:

Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật, khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.

Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

b] Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật

c] Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp thanh toán theo hợp đồng mà thời điểm thanh toán khác với thời điểm ghi nhận chi phí theo quy định và các khoản chi không phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.

Khoản 2 của Điều 13 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán:

Lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi bao gồm các yếu tố sau:

Chữ lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số sê ri;

Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người trả tiền;

Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền;

Họ tên, địa chỉ số hiệu tài khoản người thụ hưởng;

Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng;

Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số;

Nơi, ngày tháng năm lập lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi;

Chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền;

Các yếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định không trái pháp luật.

Xem thêm: Hướng dẫn ứng xử trong cuộc sống mới nhất 2020

Uỷ nhiệm chi có mấy liên? Nội dung có trên ủy nhiệm chi

Thông thường ủy nhiệm chi sẽ có hai liên, bao gồm: Một liên cho ngân hàng thương mại giữ lại, lên thứ hai sau khi ngân hàng xác nhận sẽ đóng dấu và trả lại cho khách hàng để kế toán doanh nghiệp căn cứ làm hạch toán.

Một ủy nhiệm chi hợp để bao gồm các yếu tố sau:

  • Có chữ lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số seri
  • Họ tên, địa chỉ và số hiệu tài khoản người trả tiền
  • Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền
  • Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người thụ hưởng
  • Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng
  • Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số
  • Nơi, ngày tháng năm lập ủy nhiệm chiChữ ký của chủ tài khoản hoặc chữ ký của người được chủ tài khoản ủy quyền
  • Có yếu tố khác có liên quan do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, theo đúng pháp luật.

Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi

Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi tiết bao gồm 3 bước:

  • Người trả tiền làm thủ tục ủy nhiệm chi qua ngân hàng khi có nhu cầu chi trả, ủy nhiệm chi phải ghi đầy đủ thông tin, theo đúng mẫu mà pháp luật quy định, mới được coi là hợp lệ.
  • Ngân hàng phục vụ phải trả tiền sẽ làm thủ tục trích tiền trên tài khoản người chi trả khi nhận được ủy nhiệm chi và tiến hành chuyển tiền thanh toán với ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
  • Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sẽ làm thủ tục thanh toán đối với người thụ hưởng. Lúc này giao dịch ủy nhiệm chi đã hoàn tất.

Trong hình thức thanh toán ủy nhiệm chi, bên trả tiền phải ghi đầy đủ và chính xác các yếu tố khớp đúng với nội dung giữa các liên tục nhiệm chi và ký tên đóng dấu. Khi nhận được ủy nhiệm chi, trong một ngày làm việc,ngân hàng phục vụ người trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản khách hàng không đủ tiền, hoặc lệnh chi không hợp lệ.

Ưu điểm và nhược điểm của thanh toán ủy nhiệm chi là gì?

Ưu điểm

  • Phương thức thanh toán ủy nhiệm chi thường được diễn ra khá nhanh chóng và đơn giản. Bởi người thụ hưởng không còn phụ thuộc quá nhiều vào thời gian chi trả của người trả tiền.
  • Bên trả tiền có thể ủy thác hoàn toàn cho ngân hàng giao dịch thanh toán trực tiếp với người thụ hưởng.
  • Quá trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi diễn ra tuyệt đối an toàn và ít có sơ sót xảy ra.

Nhược điểm

  • Trong trường hợp tài khoản người trả tiền không có đủ số dư thì sẽ dễ gây ra chậm trễ thanh toán trong quá trình thanh toán cho bên thụ hưởng. Lúc này ngân hàng có thể sẽ từ chối thực hiện thanh toán và sẽ thực hiện thanh toán lại khi bên trả tiền bổ sung tiền vào tài khoản.
  • Người trả tiền phải trả một khoản phí cho bên ngân hàng thương mại thực hiện ủy nhiệm chi.

Xem thêm:Trái phiếu là gì? Tất tần tật về trái phiếu 2020

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ tindung.com.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Hữu Đệ Tổng hợp và Edit

Tags: cách viếtủy nhiệm chimẫuủy nhiệm chiủy nhiệm chiagribankủy nhiệm chikhác ngân hàngủy nhiệm chi làchứng từgìủy nhiệm chivietcombankủy nhiệmthulà gìủy nhiệmthulà gìwikipedia

Video liên quan

Chủ Đề