Cách đuổi kiến cánh đi

Thời điểm tháng 3 - tháng 5 âm lịch, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, nắng nhiều hoặc những cơn mưa rào thay đổi thất thường, là điều kiện cho các loài côn trùng như kiến cánh, mối cánh sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Chúng thường tìm những nơi có nhiều ánh sáng đèn điện để bay tới, thậm chí kiến cánh còn xuất hiện ở trong hoặc xung quanh bếp bới vì chúng hay đi theo bất kì loại thức ăn nào có thể tìm thấy.

Cần diệt sạch côn trùng như kiến cánh, mối cánh triệt để để không ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình.

Nếu không phát hiện sớm và diệt trừ kiến cánh, mối cánh ra khỏi nhà, chúng có thể gặp được điều kiện dễ dàng như: chân tường, nẹp cửa, khuôn cửa, hộc gỗ, mạch phòng lún,…làm tổ, sinh sản trong nhà và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của gia đình bạn.

Cách phát hiện kiến cánh, mối cánh và xác định tổ của chúng

Đầu tiên khi gặp hiện tượng mối cánh trong nhà cần xác định rõ nguồn mối bay từ ngoài vào hay là từ trong nhà mình đang ở bay ra, căn cứ vào các hiện tượng sau: Nếu kiểm tra trong nhà hiện đang có biểu hiện mối phá hoại các đồ vật, đắp đất tại một số điểm mà thấy xuất hiện mối cánh dù rất ít hoặc nhiều kiến cánh xuất hiện trong bếp, gần những nơi có đồ ăn thì chắc chắn là chúng có nguồn gốc trong nhà.

Tháng 3-5 là thời điểm kiến cánh, mối cánh sinh sôi và phát triển.

Nếu hiện trạng trong nhà không có mối mà thấy mối cánh, kiến cánh xuất hiện số lượng ít, vài con hoặc vài chục con thì đó là do từ ngoài bay vào. Khi gặp hiện tượng này, hãy áp dụng ngay một số cách đơn giản những có thể giúp bạn phòng tránh và diệt kiến cánh, mối cánh rất hiệu quả.

Tắt đèn điện để hạn chế mối, kiến cánh vào nhà

Kiến cánh và mối cánh thường “tấn công” nhà nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 2 giờ chiều đến 11 giờ đêm khi nhà bật nhiều đèn điện. Bởi vậy nếu thấy chúng xuất hiện thì phải tắt hết đèn chiếu sáng để ngăn cản sự thu hút mối cánh, kiến cánh từ phía bên ngoài vào, mở cửa và sử dụng quạt để đuổi chúng ra.

Thấy mối cánh, kiến cánh bay ra, cần tắt đèn, tắt quạt điện, mở rộng cửa cho chúng bay ra, hoặc treo một ngọn đèn phía trên chậu nước để thu hút mối chao vào đèn rơi xuống nước, chết.

Sau đó thắp một chiếc đèn chụp hoặc cây nến để ở dưới một chậu nước lớn có pha hoá chất hoặc xà phòng để khi mối, kiến thấy nhiệt độ và ánh sáng sẽ bay lượn vào bị nhiệt của ánh đèn làm bỏng buộc chúng rơi xuống nước và chết. Bạn có thể sử dụng một cái gương thay vì chậu nước.

Đóng các cửa trong nhà

Nếu trời mưa hoặc có gió vào thời điểm ban ngày, bạn phải nhanh chóng đóng hết cửa nhà để hạn chế số lượng mối, kiến xâm nhập vào nhà. Nếu không may để cho những loại côn trùng này xâm nhập vào trong nhà hay dùng chiếc vợt “tự chế” để vợt chúng. Bạn có thể làm vợt dễ dàng và đơn giản chỉ bằng một đoạn dây thép và vải màn tuyn.

Mẹo diệt tận gốc mối cánh, kiến cánh trong nhà

Sử dụng bình xịt côn trùng để diệt kiến cánh, mối cánh bất cứ khi nào bạn thấy chúng xuất hiện. Bạn cũng có thể tự chế dung dịch diệt côn trùng gồm 1 phần xà phòng lỏng và hai phần nước vào bình xịt, sau đó thêm vài giọt tinh dầu bạc hà để diệt côn trùng mà không cần sử dụng hóa chất.

Tự chế dung dịch diệt kiến bằng tinh dầu bạc hà, xà phòng và nước.

Mối, kiến cánh bay vào nhà thấy chúng rụng cánh rơi trên nền nhà thì tìm cách thu gom lại để diệt bằng cách cho vào nước. Dùng đèn pin soi, tìm kỹ các con mối rụng cánh chui rúc trong các góc tối, ẩm thấp của công trình để diệt. Đồng thời kiểm tra những nơi nghi có mối cánh bay vào cư trú như các vị trí dễ bị ẩm ướt, góc khuất ít sử dụng, các khe tường, cột, hốc... kho chứa thức ăn yêu thích của mối, kiến.

Ngoài ra, bạn sử dụng một chiếc túi nilon hoặc vải màn tuyn không sử dụng, bịt kín lỗ nơi mối cánh có thể bay ra từ tổ. Khi mối cố gắng bay ra chúng sẽ bị ngăn lại rồi rụng cánh và chết đi. Sử dụng cách này thì hạn chế được việc mối không bay ở trong nhà. Nếu có điều kiện, hãy đầu tư cho gia đình mình chiếc đèn bắt côn trùng.

Sử dụng đèn bắt côn trùng khi cần thiết.

Nên áp dụng biện pháp phòng chống trước mùa mối, kiến bay sinh sản hàng năm như phun thuốc diệt côn trùng định kỳ trước mùa chúng sinh sản.

Theo Ngọc Quỳnh

WikiHow/Khám phá

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Thời tiết chuyển sang mùa mưa là điều kiện lý tưởng cho các loài côn trùng sinh sôi phát triển trong đó có loài kiến cánh. Nếu không đuổi kiến cánh đi chúng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều sức khỏe và sinh hoạt của mọi người. Dưới đây Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ bạn cách đuổi kiến cánh, mối cánh hiệu quả nhất chỉ bằng những bước đơn giản. 

I. Vì sao nên đuổi kiến cánh, mối cánh ra khỏi nhà?

1. Kiến cánh là loài gì? Chúng hoạt động như thế nào?

Kiến cánh [alates] là sự đánh dấu trưởng thành giới tính của kiến sinh sản vì kiến không phải là loài có cánh. Vào thời điểm này, tổ kiến đã sẵn sàng mở rộng phạm vi, cấu trúc lại hệ thống hang, tổ kiến. Kiến đực và kiến cái sẽ bay thành đàn lớn phân thành các nhóm số lượng lớn tới các khu vực khác để hoạt động, làm tổ và sinh sản.

Sự khác nhau giữa kiến cánh và mối cánh

Việc này giúp cho đàn kiến tiếp tục duy trì tổ lớn, mở rộng và tránh sự phá hoại, tiếp cận của kẻ thù, thiên địch. Đây còn gọi là hiện tượng vũ hóa của loài kiến.

2. Mối cánh là gì? Mối cánh xuất hiện khi nào?

Vào mùa mưa, cụ thể tháng 3 đến tháng 8 hằng năm là thời điểm sinh sản, tách đàn của tổ mới.

Lúc thích hợp, khi đã trưởng thành, mối sinh sản đực và cái sẽ mọc cánh để rời khỏi tổ và tìm nơi mới để xây tổ mới. Mối cánh sẽ bay thành từng đàn lớn. Việc này giúp chúng dễ dàng hơn trong việc tìm nơi ở mới.

Kiến cánh thường lớn hơn mối cánh khá nhiều

Đặc biệt là những nơi ấm áp, ẩm thấp và có sẵn nguồn thức ăn. Ví dụ như đèn điện, sàn gỗ, tủ gỗ, hốc cửa… trong nhà bạn.

3. Phân biệt mối cánh và kiến cánh đơn giản trong tự nhiên

Kiến cánh và mối cánh có sự khác biệt rõ rệt khi quan sát ở cự ly gần. Chi tiết:

Cách phân biệt nhanh nhất giữa kiến cánh và mối cánh

Đặc điểm phân biệtMối cánhKiến cánh
RâuThẳngGấp khúc, cong 90 độ
Độ dài CánhBằng nhau, cân đốiCánh dài, cánh ngắn
Hình dáng EoEo nhỏ
Không rõ ràng
Eo dầy
Rõ ràng

4. Tác hại, sự nguy hiểm của mối cánh và kiến cánh

Quan niệm xưa cho rằng, kiến cánh và mối cánh bay vào nhà là nhà bạn sẽ được quý nhân phù trợ hay gặp may mắn. Nhưng tài lộc chưa thấy đâu, đồ đạc và người ở trong ngôi nhà đã gặp phải những phiền toái không đáng có.

  • Gây mất vệ sinh: xác kiến cánh, mối cánh nhiều khi sẽ đầy sàn nhà bạn.
  • Phá hoại thức ăn, đồ uống trong nhà
  • Gây nguy hại đến công trình xây dựng, nền đất có thể sụt lún.
  • Làm hỏng đồ đạc, nội thất, đặc biệt là đồ gỗ.
  • Ảnh hưởng một phần đến sức khỏe con người vì tạo ra môi trường ẩm thấp, chứa nhiều vi khuẩn.

Do đó, mỗi khi mùa mưa tới chúng ta bắt buộc phải tìm những cách đuổi kiến cánh và mối cánh ra khỏi nhà. 

II. Cách diệt và đuổi kiến cánh, mối cánh ra khỏi nhà đơn giản mà hiệu quả

Để có được cách diệt, đuổi kiến cánh đi hiệu quả nhất đầu tiên bạn cần phải làm rõ được nguyên nhân và nguồn gốc khiến cho kiến cánh bay vào nhà mình.

Từ đó tìm ra được giải pháp xử lý hiệu quả nhất. Nếu không phát hiện sớm và diệt trừ kiến cánh chúng sẽ sinh sản làm ổ, ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt. 

1. Cách phát hiện và xác định tổ kiến cánh, mối cánh gần nhà bạn

Bước đầu tiên trong cách đuổi kiến cánh ra khỏi phòng là bạn sẽ xác định nguyên nhân xuất hiện kiến cánh, mối cánh trong nhà. Có thể là từ ngoài bay vào hoặc từ chính trong nhà mình bay ra. 

  • Trường hợp nếu thấy trong nhà có biểu hiện đắp đất tại một số điểm hoặc nhiều kiến cánh rơi ở trong bếp, thì chứng tỏ kiến cánh đã làm tổ.
  • Còn nếu trong nhà không thấy có mối kiến cánh nào, kiến cánh xuất hiện ít thì đó là do từ ngoài bay vào. 

2. 3 cách diệt kiến cánh, mối cánh an toàn và nhanh nhất

2.1. Tắt đèn điện

Khi thấy trời mưa gió vào ban ngày bạn nên nhanh chóng đóng cửa lại. Việc làm này sẽ giúp kiến cánh hạn chế bay vào nhà.

Nếu trời tối bạn thấy kiến cánh bay trong nhà quá nhiều thì cách xua đuổi kiến cánh tốt nhất là tắt hết đèn chiếu sáng để ngăn cản sự thu hút của kiến cánh từ bên ngoài. Sau đó bạn có thể mở quạt số lớn để đuổi chúng ra. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể đuổi kiến cánh bằng cách sử dụng một chiếc đèn học chụp trên một chậu nước có pha dung dịch xà phòng hoặc hóa chất. Kiến cánh thấy bóng đèn sẽ bay vào và bị nhiệt của đèn làm bỏng cánh và rơi xuống nước. 

2.2. Dùng bình xịt côn trùng

Để đuổi kiến cánh nhanh nhất bạn có thể  sử dụng bình xịt côn trùng. Loại bình xịt này có thể mua tại các cửa hàng, tuy nhiên nếu trong nhà có trẻ nhỏ chúng ta nên hạn chế sử dụng. Bởi thành phần bình xịt có nhiều hóa chất độc, sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bạn chỉ nên dùng lúc nào trong nhà không có người, đợi khoảng thời gian nhất định khi hơi xịt bay hết mùi thì mới nên vào nhà. 

2.3. Sử dụng túi nilon hoặc vải màn

Trường hợp đóng kín hết cửa rồi mà vẫn thấy kiến cánh bay vào nhà thì bạn nên kiểm tra xem trong nhà còn lỗ trống hay thông thoáng nào không. Sau khi xác định được lỗ hở bạn sẽ trùm túi nilon hoặc vải màn ở lỗ trống để chúng bị gãy cánh và chết đi. 

III. 5 mẹo phòng chống kiến cánh, mối cánh bay vào nhà trong mùa mưa

Bên cạnh việc chia sẻ tới bạn đọc những cách đuổi kiến cánh tối ưu nhất, Nhà Đất Mới cũng cung cấp thêm tới bạn đọc những mẹo xử trí phòng kiến cánh, mối cánh vào nhà.

  • Để phòng tránh kiến cánh bay vào nhà, vào mùa mưa bạn nên hạn chế mở cửa, nhất là những nhà nào gần bụi cây cối, vườn tược. 
  • Hạn chế đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng. 
  • Vệ sinh cá nhân, đồ dùng cá nhân sạch sẽ
  • Tuyệt đối không được dùng tay để bắt hoặc giết kiến cánh, mối cánh
  • Khi thấy ngứa rát vùng da bạn có thể rửa vùng da tổn thương đó bằng xà phòng hoặc nước muối. 

Trên đây là những cách đuổi kiến cánh hiệu quả, Nhà Đất Mới hy vọng nội dung chia sẻ ở trên sẽ mang tới nhiều thông tin bổ ích cho bạn, giúp bạn có được biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho người thân và gia đình. 

Đặng Tâm – Ban Biên Tập Nhà Đất Mới

Video liên quan

Chủ Đề