Cách ghi điểm đánh giá của thông tư 30 năm 2024

Ông Phạm Ngọc Định, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, khẳng định: “Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không chấm điểm” vốn là nội dung cốt yếu của thông tư 30 sẽ vẫn được duy trì.

Nâng mức định lượng

Theo ông Định, trong quá trình dạy học, giáo viên không nhất thiết phải ghi chép, viết nhận xét hằng ngày mà được quyền chủ động hoàn toàn trong việc đánh giá [nhận xét vào vở học sinh hoặc ghi vào sổ ghi chép của giáo viên].

Nhưng giữa và cuối các học kỳ, giáo viên căn cứ vào việc theo dõi, quan sát của mình với từng học sinh, căn cứ vào ý kiến của học sinh, phụ huynh, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học để đánh giá học sinh theo các mức A, B, C.

Mỗi mức A, B, C tương ứng với các tiêu chí cụ thể được bổ sung trong thông tư 30 sửa đổi theo các khía cạnh: năng lực tiếp thu, vận dụng kiến thức, ý thức học tập, rèn luyện.

Điểm khác biệt trong dự thảo thông tư 30 sửa đổi là tăng thêm một bài kiểm tra tiếng Việt, một bài kiểm tra toán vào giữa kỳ đối với học sinh lớp 4 và lớp 5 [trước đây chỉ có bài kiểm tra cuối kỳ đối với các môn học].

Các bài kiểm tra giữa và cuối kỳ này sẽ được cho điểm theo thang điểm 10. Nhưng không cho điểm 0 và điểm thập phân.

Trong dự thảo thông tư sửa đổi, Bộ GD-ĐT cũng quy định cụ thể hơn về đề bài kiểm tra định kỳ theo các mức biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao. So với quy định cũ, dự thảo chú trọng hơn vào việc tạo cơ hội cho học sinh phát huy năng lực, thông qua việc điều chỉnh nội dung đề thi có phần nâng cao, tăng tính phân hóa, khuyến khích học sinh giỏi, sáng tạo.

Đặc biệt, ở dự thảo thông tư sửa đổi quy định những học sinh học đủ môn tiếng Anh 4 tiết/tuần, được khuyến khích áp dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh cuối lớp 5 [bậc 1, theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho VN].

Theo nhóm thực hiện dự thảo, rút kinh nghiệm từ các góp ý và thực tế triển khai, việc kiểm tra định kỳ ở lớp 4, lớp 5 cần tăng cường bài kiểm tra có điểm số nhằm tiếp cận dần với cách đánh giá ở bậc THCS.

Giáo viên sẽ bớt ghi chép máy móc

Phân trần về việc giáo viên kêu quá tải trong các quy định ghi chép sổ sách - vốn là điều bức xúc nhất của giáo viên khi triển khai thông tư 30, ông Phạm Ngọc Định cho biết: “Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá học sinh chỉ gồm có học bạ và bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp”.

Theo ông Định, thay vì nhận xét nhiều mục, nhiều nội dung, giáo viên chỉ ghi kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh vào bảng tổng hợp, theo các mức đạt A, B, C. Bảng tổng hợp đánh giá này chỉ cập nhật vào cuối học kỳ, cuối năm học.

“Ghi chép này không để báo cáo mà để giáo viên nắm tình hình học sinh, đảm bảo tổng hợp đánh giá khách quan, công bằng vào cuối học kỳ, cuối năm và giải trình với cán bộ quản lý, phụ huynh trong các trường hợp cần thiết”, nhóm dự thảo lưu ý về việc điều chỉnh.

Để các nhà trường, giáo viên không thực hiện sai, dự thảo thông tư 30 sửa đổi lưu ý giáo viên “dùng ký hiệu, lời nói, chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng, cách sửa chữa, những yêu cầu cần nhớ thực hiện”.

Giáo viên cũng có thể viết vào vở học sinh nhận xét, tổ chức để học sinh tự nhận xét, phụ huynh tham gia nhận xét, cùng đưa ra giải pháp hỗ trợ học sinh...

Dự thảo lần này đã bỏ hẳn một điều [điều 6] quy định khá cứng nhắc về đánh giá thường xuyên. Trong đó bỏ yêu cầu “giáo viên ghi nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, kết quả học tập, rèn luyện, biện pháp giúp đỡ học sinh”.

Đây là nội dung mà trước đây hầu hết giáo viên đều đã hiểu là “việc bắt buộc” hằng ngày.

Cụ thể hơn việc khen thưởng

Trong buổi trao đổi với báo chí về dự thảo thông tư 30 sửa đổi, đại diện Bộ GD-ĐT cũng nhận định “việc khen thưởng chưa hợp lý” là một trong những điểm yếu nổi trội của việc thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học.

Theo dự thảo, việc khen thưởng học sinh sẽ cụ thể hơn, gồm có khen thưởng cuối năm, khen thưởng đột xuất - do hiệu trưởng quyết định và đề nghị cấp trên khen học sinh có thành tích đặc biệt.

Việc khen thưởng cuối năm có ba mức:

- Khen thưởng đối với học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập rèn luyện [đạt mức A đánh giá thường xuyên, và bài kiểm tra định kỳ đạt 9 trở lên];

- Khen thưởng đối với học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập rèn luyện [có ít nhất 50% các môn đạt A trong đánh giá thường xuyên; các năng lực phẩm chất đạt A, các môn còn lại đạt mức B, bài kiểm tra định kỳ đạt 7 điểm trở lên];

- Khen học sinh có thành tích vượt trội, hoặc tiến bộ vượt bậc ở ít nhất một môn học, một năng lực, phẩm chất.

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học [sau đây gọi tắt là TT30/2014]; Căn cứ công văn 6169/BGDĐT-GDTH ngày 27/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014; Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện như sau:

Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT

1. Đánh giá thường xuyên: Được thực hiện trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh theo nội dung các môn học. Hình thức đánh giá thường xuyên là giáo viên nhận xét bằng “lời nói” hoặc “viết” vào tập/vở học sinh, viết vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục hay phiếu kiểm tra học tập khác. - Đối với nhận xét bằng “lời nói”: Trong tiết dạy học, thông qua hoạt động học tập và mục tiêu bài học, giáo viên quan sát việc học tập của học sinh để đưa ra lời nhận xét và biện pháp hỗ trợ thích hợp cho từng học sinh. Đây là việc làm thường xuyên, hàng ngày nhằm theo dõi, giúp đỡ học sinh học tập tốt. - Đối với nhận xét bằng cách “viết”: + Cách “viết” vào tập/vở học sinh: Bằng khả năng, trách nhiệm và tùy theo tình hình thực tế giáo viên có quyền quyết định nhận xét cho nhiều hay ít học sinh. Nhưng phải đảm bảo mỗi học sinh được giáo viên nhận xét ít nhất một lần/tháng/môn [phân môn]. Riêng những học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo viên cần quan tâm nhận xét nhiều hơn. + Cách “viết” vào Sổ Theo dõi chất lượng giáo dục: Đối với giáo viên chủ nhiệm: Mỗi học sinh đều phải được giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét hàng tháng. Trong yêu cầu ở mục a, lời nhận xét của giáo viên phải là nhận định cụ thể, rõ ràng để thấy được các em có tiến bộ gì? Còn hạn chế gì? Yếu chỗ nào? Cần khắc phục nội dung nào?... Ở mục b và c, nếu học sinh không có năng lực nổi trội hoặc hạn chế trong tháng thì giáo viên không nhất thiết phải ghi nhận xét. Đối với giáo viên bộ môn: Hàng tháng, từng lớp học mình phụ trách không yêu cầu phải nhận xét cho tất cả học sinh. Giáo viên bộ môn linh hoạt, chủ động xác định được đối tượng học sinh nào cần quan tâm thì ghi nhận xét để theo dõi, giúp đỡ [kể cả phản ảnh với giáo viên chủ nhiệm]. Nên ưu tiên đối tượng học sinh chưa hoàn thành môn học, học sinh có xu hướng phát triển năng khiếu môn học… Cách ghi nhận xét theo yêu cầu của các mục a, b, và c tương tự như hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm lớp nêu trên. Lưu ý: Nhận xét khi viết vào tập/vở học sinh khác với nhận xét khi viết vào Sổ Theo dõi chất lượng giáo dục. Nhận xét vào tập/vở là tích hợp giữa ưu điểm, hạn chế và biện pháp hỗ trợ của bài học, môn học. Còn nhận xét vào Sổ cần tổng hợp ưu điểm, hạn chế và biện pháp hỗ trợ theo đơn vị kiến thức - kĩ năng và sự tiến bộ trong một tháng. Nhận xét vào tập/vở để học sinh, phụ huynh quan tâm điều chỉnh, phối hợp với giáo viên, nhà trường. Nhận xét Sổ Theo dõi chất lượng giáo dục để giáo viên lưu ý, để nhà trường theo dõi quá trình tiến bộ của học sinh. Nếu giáo viên bộ môn sử dụng Sổ điện tử để theo dõi đánh giá học sinh thì cần có sự quản lí, tư vấn, hỗ trợ của Hiệu trưởng nhằm đánh giá đúng học sinh theo tinh thần nội dung TT30/2014. Việc khai thác phần mềm Smas V3.0 sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi phiên bản phần mềm hoàn chỉnh và được đưa vào sử dụng [hiện tại phần mềm này chỉ sử dụng cho số liệu thống kê cấp tiểu học]. 2. Đánh giá định kì: Thực hiện theo điều 10 Chương II của TT30/2014. 3. Xét hoàn thành chương trình lớp học, cấp học: Thực hiện theo Điều 14 của TT30/2014, những học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, cấp học sẽ được rèn luyện thêm trong hè những môn học chưa đạt chuẩn kiến thức – kĩ năng và được kiểm tra, đánh giá lại. Thời gian kiểm tra, đánh giá lại phải kết thúc trước khi bắt đầu năm học mới. 4. Bàn giao chất lượng giáo dục học sinh: - Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên sẽ nhận lớp mới cùng coi, chấm bài kiểm tra cuối năm. - Giao, nhận hồ sơ đánh giá học sinh theo khoản 1, Điều 13 của TT30/2014. - Biên bản và danh sách học sinh bàn giao [lần 1, lần 2]. 5. Xét khen thưởng: Học sinh được xét khen thưởng phải đạt các điều kiện tại điểm a, khoản 1, Điều 14 của TT30/2014; công văn 39/BGDĐT ngày 06/01/2015 và có thành tích nổi trội trong các phong trào học tập, giáo dục. Giáo viên lập danh sách đề nghị khen thưởng, số lượng khen thưởng do hiệu trưởng quyết định. 6. Đối với học sinh chuyển trường trong tỉnh: Ngoài hồ sơ theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học, nhà trường photocoppy, đóng dấu giáp lai bảng nhận xét theo dõi hàng tháng của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn kèm theo. 7. Lí lịch học sinh trong Sổ Theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên bộ môn có thể in, dán vào trang danh sách học sinh. Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai tinh thần công văn này đến các trường học để có nhận thức và thực hiện đúng về TT30/2014. Phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng nhà trường tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên trong việc đánh giá học sinh tiểu học. Có khó khăn, vướng mắc, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo [Phòng Giáo dục tiểu học] để trao đổi, hướng dẫn./.

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn

căn cứ, thông tư, giáo dục, đào tạo, ban hành, quy định, đánh giá, học sinh, tiểu học, sau đây, công văn, thực hiện, hướng dẫn

Chủ Đề