Cách hạch toán khi chuyển nhượng chi phí trả trước năm 2024

Hạch toán thanh lý tài sản cố định là cách doanh nghiệp nghi nhận các tài sản cũ không còn phù hợp cần thay thế. Vậy hạch toán thanh lý tài sản cố định như thế nào? Có quy định gì không? Xem ngay bài viết sau để biết chi tiết.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về cách hạch toán thanh lý tài sản cố định, bạn có thể tìm hiểu về những thông tin tổng quan về tài sản cố định tại bài viết xem thêm

Xem thêm: [Cập nhật] Tài sản cố định là gì? Phân loại các loại tài sản cố định

Cách hạch toán khi chuyển nhượng chi phí trả trước năm 2024

Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

1.1 Khi nào cần thanh lý tài sản cố định?

Các trường hợp doanh nghiệp phát sinh nhu cầu thanh lý tài sản cố định như sau:

  • Tài sản đã hư hỏng và không thể sử dụng được nữa.
  • Tài sản lạc hậu và không còn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể doanh nghiệp.

Đồng thời, Khoản 1 Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.

Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.

Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.

Lưu ý: Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.

1.2 Thủ tục thanh lý tài sản cố định

Khi có quyết định thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp cần:

  • Lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định.
  • Hội đồng có trách nhiệm đảm bảo việc thanh lý tài sản cố định theo đúng quy trình và lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định” theo đúng mẫu quy định.
  • Biên bản này được lập thành 2 bản và giao cho:
    • Phòng Kế toán để ghi sổ và lưu hồ sơ
    • Đơn vị sử dụng, quản lý tài sản cố định.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được pháp luật quy định như thế nào?– Thanh Sơn (Hải Phòng).

1. Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô

Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Điều 53 Thông tư 05/2019/TT-BTC như sau:

1.1. Định nghĩa chi phí

Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa.

1.2. Ghi nhận chi phí khi chưa đến kỳ hạn thanh toán

Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.

Cách hạch toán khi chuyển nhượng chi phí trả trước năm 2024
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực

Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

1.3. Các khoản chi phí không được ghi giảm chi phí kế toán

Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

1.4. Ý nghĩa của loại tài khoản về các khoản chi phí

Loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí của tổ chức tài chính vi mô và bao gồm:

- Chi hoạt động tín dụng.

- Chi hoạt động dịch vụ.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Chi phí hoạt động khác.

- Chi phí quản lý.

- Chi phí dự phòng.

- Chi phí khác.

Cuối kỳ kế toán, số dư các tài khoản chi phí được lập chứng từ kết chuyển toàn bộ sang Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh” và không còn số dư.

1.5. Giá trị hạch toán trên tài khoản về các khoản chi phí khi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị hạch toán trên tài khoản này là toàn bộ phần chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm (nếu có- trong trường hợp tập thể, cá nhân có liên quan làm mất mát, hư hỏng tài sản hoặc tài sản được mua bảo hiểm).

Tất cả các khoản thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được hạch toán vào tài khoản doanh thu khác.

1.6. Các tài khoản hạch toán các khoản chi phí

Các khoản chi phí được hạch toán trên các tài khoản:

- Tài khoản 801 - Chi phí hoạt động tín dụng.

- Tài khoản 811 - Chi phí hoạt động dịch vụ.

- Tài khoản 831 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Tài khoản 841 - Chi hoạt động khác.

- Tài khoản 851 - Chi phí quản lý.

- Tài khoản 881 - Chi phí dự phòng.

- Tài khoản 891 - Chi phí khác.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 và khoản 4 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13) như sau:

- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 và khoản 3 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13), trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.

- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.

- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.

- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định.

- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

- Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật.

- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật.

- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu.

- Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.