Cách kết hợp giữa a/d mfi, rsi

Giới thiệu về chỉ số tích lũy phân phối A/D Line

25.05.2020, 08:37 12 phút đọc

Sau khi chỉ số cân bằng khối lượng OBV ra đời, Marc Chaikin đã công bố đường tích lũy/phân phối Accumlation/Distribution Line [A/D Line] như một trong những phương pháp phân tích dựa vào tổng khối lượng tích lũy qua các phiên vô cùng hiệu quả.

Một chỉ báo Volume cực kỳ đơn giản và hiệu quả: chỉ báo Accumulation/Distribution [A/D Line] hay còn được gọi là Tích Luỹ/Phân phối. Trong loạt bài viết này, tôi xin trình bày cụ thể về công cụ chỉ báo vô cùng hiệu quả này đến các trader!

  • Chỉ báo Accumulation/Distribution là gì?
  • Điều gì khiến A/D Line đặc biệt?
  • Cách tính toán chỉ báo Accumulation/Distribution
  • Ý nghĩa cụ thể của A/D Line
  • Sử dụng công cụ chỉ báo A/D thế nào?

Chỉ báo Accumulation/Distribution là gì?

Chỉ báo kỹ thuật Accumulation/Distribution được tính bằng sự thay đổi của giá và khối lượng. Khi đó khối lượng đóng vai trò như một hệ số đo lường thay đổi giá hệ số này [hay khối lượng] càng lớn, chỉ báo càng cho thấy mức độ ảnh hưởng càng lớn của biến động giá trong giai đoạn đó.

Trong bài viết, chúng tôi sử dụng tên viết tắt A/D Line để tránh lặp lại lan man dài dòng nhé!

Ví dụ minh hoạ đường Tích luỹ/phân phối A/D Line cổ phiếu Apple [Ảnh: tradingview]

Định nghĩa:

Tích luỹ [Accumulation]: khối lượng giao dịch được coi là tích luỹ khi giá đóng cửa hiện hành cao hơn giá đóng cửa của ngày hôm trước. Như vậy được gọi là Ngày tích luỹ.

Phân phối [Distribution]: khối lượng giao dịch được xem là phân phối khi giá đóng cửa hiện hành thấp hơn giá đóng cửa ngày hôm trước. Nhiều nhà đầu tư gọi đây là Ngày phân phối.

Xem thêm: Volume trong forex là gì?

Chỉ số này là dạng tương tự của một chỉ số khác được biết đến rộng rãi hơn Khối Lượng Cân Bằng [On Balance Volume OBV]. Những chỉ số này được sử dụng để kiểm tra và xác nhận mức giá khi điều chỉnh khối lượng giao dịch. Cả hai chỉ báo này đều được dùng để xác định biến động giá thông qua việc đo lường khối lượng giao dịch trên thị trường.

Điều khác biệt giữa OBV và A/D line chính là OBV chỉ thuần túy dựa khối lượng, A/D Line đưa thêm vào một hệ số điều chỉnh căn cứ theo giá đóng cửa qua mỗi phiên nhằm phản ánh chính xác hơn trạng thái của thị trường bằng sự kết hợp tính toán giữa giá và khối lượng.

Càng đi sâu hơn phía dưới, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn cho các bạn về những luận điểm này.

Điều gì khiến A/D Line đặc biệt?

Sự thay đổi của mức giá và khối lượng được phản ánh bởi chỉ số kỹ thuật A/D Line. Đo lường chỉ số khi mức giá thay đổi ta được khối lượng, mức giá tăng sẽ được phản ánh bằng sự tăng lên của chỉ số.

Khi A/D bắt đầu tăng thì có nghĩa là bạn có thể bắt đầu mua hay tích lũy giao dịch, vì khối lượng giao dịch có liên quan đến sự dịch chuyển giá lên. Việc bán hoặc phân phối giao dịch có thể bắt đầu ở thời điểm chỉ số này bắt đầu giảm, bởi vì khối lượng giao dịch có liên quan chặt chẽ đến sự dịch chuyển giá xuống.

Có thể dự đoán về sự điều chỉnh mức giá sắp xảy ra trong trường hợp có sự phân kỳ giữa chỉ số A/D và môt chứng khoán. Thông thường, khi có sự phân kỳ thì mức giá sẽ thay đổi để phù hợp với chỉ số.

Ví dụ: nếu chỉ số tăng, giá tiền tệ, hàng hoá, chứng khoán sẽ giảm nhẹ, do vậy, có khả năng sẽ có sự điều chỉnh giá.

Vì thế, khi là một ngày tích luỹ thì khối lượng giao dịch được cộng thêm vào đường A/D Line. Tương tự như vậy, khi là một ngày phân phối khối lượng giao dịch trong ngày bị trừ đi giá trị đường A/D.

Xem thêm: Chỉ số OBV và cách hiểu chi tiết!

Cách tính toán chỉ báo Accumulation/Distribution

A/D Line được sử dụng chính để đo lường phân kỳ của sự vận động giá và sự vận động của khối lượng giao dịch.

Chỉ báo A/D Line là công cụ rất hiệu quả để xác nhận hướng di chuyển của đường giá và chỉ ra những cảnh báo về khả năng đảo chiều của đường giá.

Một phần của khối lượng giao dịch hàng ngày sẽ được cộng vào hay trừ đi trong giá trị tích luỹ hiện tại của chỉ số A/D Line. Giá đóng cửa càng tiến gần đến mức cao nhất trong ngày, phần được cộng thêm sẽ càng lớn.

Tương tự phần bị trừ đi cũng càng lớn nếu giá đóng cửa càng tiến gần đến giá thấp nhất trong ngày. Nếu giá đóng cửa nằm đúng chính giữa giá cao nhất và thấp nhất của ngày, trị số chỉ báo sẽ không thay đổi.

Công thức:

A/D = SUM[[[CLOSE MINIMUM] [MAXIMUM CLOSE]]*VOLUME/[MAXIMUM MINIMUM], N]

Trong đó:

CLOSE giá đóng cửa;
LOW giá thấp nhất của cột;
HIGH giá cao nhất của cột;
N số chu kỳ được dùng;
SUM [, N] tổng N chu kỳ;
VOLUME khối lượng giao dịch.

Ý nghĩa cụ thể của A/D Line

OBV là giá trị tích lũy khối lượng giao dịch thành công đã có sự điều chỉnh về tỷ lệ tăng giá trải các phiên. Về ý nghĩa A/D Line cũng giống như OBV nhưng không giống OBV chỉ dựa thuần túy vào khối lượng giao dịch thành công để xét đoán tâm lý, hành vi Nhà đầu tư và trạng thái của thị trường.

Do có sự tham gia của giá và khối lượng, nên A/D Line có thể coi một dạng phân tích phản ánh dòng chảy tiền tệ vào và ra khỏi thị trường đối với loại cổ phiếu đang xem xét nên A/D Line cho nhiều tín hiệu và sự xác nhận hơn OBV.

Nếu giá tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch nhỏ hoặc giá giảm nhẹ nhưng khối lượng giao dịch lớn thì đồ thị A/D Line tăng chậm. Nếu giá giảm mạnh nhưng khối lượng giao dịch lớn hoặc giá tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch nhỏ thì đồ thị A/D Line giảm chậm.

Chỉ khi khối lượng giao dịch lớn với giá tăng mạnh thì đồ thị A/D Line mới tăng mạnh và chỉ khi cả giá và khối lượng giao dịch lớn với giá giảm mạnh thì đồ thị A/D Line mới giảm mạnh.

Các ví dụ mẫu về A/D Line trên thực tế

Như vậy căn cứ vào sức tăng của A/D Line và việc hình thành phân kỳ âm hoặc dương của A/D Line để kết luận và khẳng định tính chắc chắn của xu thế tăng hoặc giảm giá hiện tại.

Khi một phân kỳ âm xuất hiện, điều này nghĩa là đã có sự xen kẽ một số phiên bán tháo với khối lượng lớn với giá giảm mạnh, các phiên tăng tiếp theo có khối lượng nhỏ hoặc giá tăng không mạnh nên không thiết lập được đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ.

Các hiện tượng này cảnh báo về sự suy giảm sức tăng của giá nếu giá đang ở xu thế tăng hoặc củng cố cho sức mạnh sụt giảm nếu giá đang trên xu thế giảm.

Khi một phân kỳ dương xuất hiện, điều này nghĩa là đã có sự xen kẽ một số phiên thu gom với khối lượng lớn với giá tăng mạnh, các phiên tăng tiếp theo có khối lượng nhỏ hoặc giá giảm không mạnh nên không thiết lập được đáy mới thấp hơn đáy cũ.

Các hiện tượng này cảnh báo về sự suy giảm sức giảm của giá nếu giá đang ở xu thế giảm hoặc củng cố cho sức mạnh tăng nếu giá đang trên xu thế tăng.

Xem thêm: Đường xu hướng với Higher High Lower Low

SỬ DỤNG CÔNG CỤ CHỈ BÁO A/D THẾ NÀO ?

Giống OBV, đường A/D cũng có tác dụng lần theo dấu vết của dòng tiền lớn. Tuy nhiên, 2 đường này có sự khác nhau về tính cách và cách sử dụng. Trong một bài viết khác, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách phối hợp các chỉ số khối lượng thành hệ thống giao dịch hiệu quả, trong đó có OBV và A/D Line.

A/D Line là công cụ phát hiện trang thái tích lũy phân phối trong thị trường, điều đó có nghĩa rằng nó có thể lần ra được dấu vết của dòng tiền, họ làm gì, dìm giá, đẩy giá, gom hàng, tất cả được A/D ghi lại hết.

Như vậy chúng ta sẽ sử dụng A/D như là một chỉ báo hỗ trợ, tìm ra dấu vết và đi theo. Dĩ nhiên như OBV chúng ta khi sử dụng phải kết hợp thêm công cụ khác chứ không nên mù quáng tin vào nó 100% .

CÔNG CỤ CHỈ BÁO A/D LỢI HẠI !!

Cái hay của A/D là tín hiệu phân kỳ với giá. Cho nên chúng ta sẽ tập trung vào sức mạnh này.

Khi đường A/D đi theo và bám sát giá thì rất bình thường. Điều đó có nghĩa là giá đồng thuận với dòng tiền ra vào, không có sự bất thường đằng sau hành động giá cũng như không có dấu hiệu dìm hàng tích lũy, xả hàng hay phân phối gì hết.

A/D Line đồng thuận với giá

Tuy nhiên, giai đoạn bất thường xày ra khi giá và A/D lệch pha. Cụ thể là khi giá và A/D không đồng thuận với nhau.

A/D Line phân kỳ với giá

XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG ĐẢO CHIỀU VỚI A/D LINE

Tôi vừa chia sẻ một trường hợp tiếp diễn xu hướng, bây giờ tôi sẽ nói về trường hợp khi nào xu hướng đảo chiều, chúng ta vẫn sẽ sử dụng A/D làm việc này.

A/D sẽ đi trước giá, khi nó bắt đầu giảm, nhưng giá vẫn còn tăng hoặc đi sideway, đó là dấu hiệu của phân phối đỉnh hay nói cách khác hơn là chuẩn bi rớt giá.

Đường tích lũy/phân phối được sử dụng để xác định xu hướng hoặc sự xuất hiện các dấu hiệu suy yếu.

Xác định xu hướng:

  • Xu hướng tăng được xác nhận bởi chỉ số tăng;
  • Xu hướng giảm được xác nhận bởi chỉ số giảm.

Sự xuất các dấu hiệu phân kỳ:

  • Dấu hiệu suy yếu của xu hướng tăng khi việc tăng giá đến mức tối đa mới không được xác nhận sự chuyển biến của chỉ báo, khả năng đảo chiều dưới;
  • Dấu hiệu suy yếu của xu hướng giảm khi việc giảm giá đến mức mới thấp nhất không được xác nhận sự chuyển biến của chỉ báo, khả năng đảo chiều lên.

Ví dụ về A/D Line trên thi trường Forex [EURUSD 1D]

Sự Tích lũy/ Phân phối này dựa trên chỉ số khối lượng giao dịch của chỉ báo được tạo ra để thể hiện dòng tiền đầu vào tích lũy và đầu ra, bằng việc so sánh giá đóng cửa tương ứng mức tối đa và thấp nhất.

Áp dụng chỉ báo Accumulation/Distribution vào trading

Ví dụ về A/D Line trên thi trường Forex [EURUSD H1]

Khi trị số của chỉ báo này tăng lên tức là tích luỹ [mua vào] tăng, cùng với mức tăng của khối lượng giao dịch là một trend đang hướng lên. Ngược lại khi chỉ báo giảm, sự phân phối [bán ra] nhiều hơn dẫn đến trend hướng xuống.

Phân kỳgiữa chỉ báo Accumulation/Distribution và giá chứng khoán cho thấy sắp tới sẽ có biến động giá. Như một quy tắc, tại thời điểmPhân kỳgiá sẽ chuyển động trùng hướng với trend của chỉ báo. Vì vậy nếu chỉ báo đang tăng mà giá chứng khoán đang giảm, anh em có thể kỳ vọng đảo chiều xảy ra.

Xem thêm: 7 chỉ báo Phân tích kỹ thuật hiệu quả

Tóm tắt

Cũng giống như OBV, A/D Line sử dụng phân kỳ âm và phân kỳ dương làm tín hiệu cảnh báo về sự thay đổi xu thế của giá cả hoặc xác nhận và củng cố tính chắc chắn của xu thế này.

Nếu phân kỳ âm xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế tăng thì phân kỳ âm cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế giá tăng hiện tại.

Nếu phân kỳ âm xuất hiện trong khi giá đang giảm thì phân kỳ âm khẳng định tính chắc chắn của sự giảm giá.

Nếu phân kỳ dương xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế giảm thì phân kỳ dương cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế giá giảm hiện tại.

Nếu phân kỳ dương xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế tăng thì phân kỳ dương khẳng định tính chắc chắn của sự tăng giá.

Lời kết

A/D còn có một thế mạnh khác là nó có thể kết hợp vời MFI, RSI, để hoàn thiện một hệ thống tốt. Ngoài ra, A/D và OBV còn là cặp đôi mâu thuẫn một cách hữu dụng khi sử dụng. Nếu anh em quan tâm tôi sẽ viết về những chủ đề này. Phân tích kỹ thuật là bao la rộng lớn, tôi và anh em học mấy cũng không hết đâu.

Tóm lại A/D cũng là một công cụ uy lực nhưng nó không phải là chén thánh,cũng có lúc nó sai, cái quan trọng là phải biết phối hợp nó với khối lượng và những indicator khác để tăng tính xác thực của nó.

Xem thêm: Stochastic với ADX Chiến lược trend-friend hay nhất!

Tổng hợp bởi Vnrebates.net

Theo Investopedia, Admiralmarkets

Bạn đang giao dịch Forex và có muốn "nhận thêm" tới 10USD/lot
Nhận ngay

Video liên quan

Chủ Đề