Cách làm bánh lá răng bừa thanh hóa năm 2024

Tại xã Hoằng Giang, có một gia đình đã làm bánh lá răng bừa từ rất lâu với hương vị thơm ngon, đặc trưng nên được nhiều người biết đến đó chính là hộ bà Nguyễn Thị Chăm. Người dân quen gọi là “Bánh lá răng bừa Bà Chăm”, lâu dần, cái tên ấy đã thành thương hiệu của sản phẩm. Cái tên vừa toát lên sự chân chất, giản dị mà thắm tình thôn quê của loại bánh đặc sản này. Là đặc sản của người dân quê, bánh có dáng thon dài khá giống với răng của chiếc bừa – một dụng cụ quen thuộc của nhà nông. Bên cạnh việc hình dáng giống thì bánh lá răng bừa cũng biểu tượng cho thành quả lao động một năm của người nông dân. Đối với những người con xa quê, mỗi dịp được về thăm nhà chỉ mong các bà, các mẹ, các chị làm cho một đĩa bánh răng bừa ăn để thỏa mãn nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ mùi vị quê hương. Ăn từng chiếc bánh chính là lúc mỗi người con xa quê nhớ lại hương vị quê hương, hương vị của tuổi thơ, hương vị của những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ nuôi chúng ta khôn lớn nên người.

Cách làm bánh lá răng bừa thanh hóa năm 2024

Bánh lá răng bừa Bà Chăm được làm từ bột gạo tẻ, gói bằng lá dong hay lá chuối và được luộc chín. Tuy nguyên liệu làm bánh rất dễ tìm ở các vùng quê nhưng qua bàn tay người mẹ, người chị của cơ sở sản xuất bánh lá răng bừa Bà Chăm chọn lọc, chế biến đã tạo nên nét đặc trưng của bánh răng bừa nổi tiếng thu hút thực khách thưởng thức. Điểm tạo ra sự khác biệt và ấn tượng của món bánh lá răng bừa Bà Chăm là bột làm bánh dùng gạo tẻ là loại lúa được trồng trên đồng đất xã Hoằng Giang.

Cách làm bánh lá răng bừa thanh hóa năm 2024

Công thức làm bánh nghe qua có vẻ đơn giản nhưng bí quyết để cho ra đời những chiếc bánh thơm ngon đòi hỏi người làm bánh phải rất cẩn thận, tỉ mỉ. Để làm nên chiếc bánh lá răng bừa, người dân nơi đây đã chắt chiu từ những hạt gạo thơm ngon nhất. Gạo để làm ra chiếc bánh lá răng bừa phải là loại gạo tẻ, dẻo và thơm ngon. Chọn gạo tẻ đều hạt, bóng, thơm, ngâm trong nước lạnh khoảng 3 - 4 giờ rồi đem xay thành bột nước, bằng chiếc cối xay bột quay tay thủ công cho bột dẻo và nhỏ mịn hơn. Tiếp đến, khâu ráo bột là khâu rất quan trọng trong làm bánh lá răng bừa, bởi nó đòi hỏi người làm phải biết pha lượng nước trong bột và lượng muối vừa phải. Sau khi pha nước xong được bắc lên bếp để lửa cháy nhỏ và người làm phải luôn quấy đều, để bột không bị vón cục, cứ như vậy đến khi bột đủ độ dẻo (không được khô quá hay quá nhão). Lá để gói bánh răng bừa thường là lá chuối tươi ở vườn nhà (lá chuối ngự hoặc lá chuối hột) hoặc lá dong, không quá non cũng không quá già, không rách nát. Lá cắt xong, rửa sạch, rọc hết xương sống, hơ qua lửa nhằm tăng độ dẻo cho lá, cắt từng tấm lá đủ để quấn một cái bánh, rồi lau sạch. Nhân bánh gồm có thịt lợn nạc vai băm nhỏ trộn với hành khô, mộc nhĩ và nêm các gia vị như hạt tiêu, muối trắng vừa phải, sau đó đem xào chín cho nhân vừa đậm đà, thơm ngon.

Cách làm bánh lá răng bừa thanh hóa năm 2024

Cách làm bánh không khó nhưng đòi hỏi kiên trì, khéo léo. Ngoài bí quyết gia truyền của cơ sở thì khâu ráo bột được coi là khâu quan trọng, đòi hỏi người lại cơ sở kinh doanh Nguyễn Thị Chăm phải biết pha cân đối lượng nước, bột và muối để có được chiếc bánh ngon, dẻo, mang hương vị đặc trưng riêng của bánh lá răng bừa Bà Chăm.

Sau khi đã hoàn tất các công đoạn chuẩn bị sẽ là khâu gói bánh. Cho một lượng bột vừa đủ cái bánh vào lá chuối và cho nhân bánh vào giữa, rải dọc theo chiều lá chuối và cuốn lại, đồng thời người làm phải xoay bánh nhẹ tay để cho bánh tròn đều, nhân được cuộn vào trong, sau đó gấp hai đầu bánh lại. Khi đã gói xong, xếp những chiếc bánh lá răng bừa ngay ngắn vào nồi, đổ nước đun sôi vào luộc chín. Sau khoảng 30 phút, khi mùi thơm của lá chuối hòa cùng bột gạo và nhân bánh tỏa ra ngào ngạt, lúc ấy là bánh đã chín. Gắp từng chiếc bánh căng tròn nhỏ xinh bày ra đĩa, nhẹ tay bóc mở lớp lá bên ngoài, chấm với một chút nước mắm cốt rồi đưa lên miệng cắn thử một miếng, còn gì tuyệt vời bằng!. Người thưởng thức sẽ nhanh chóng cảm nhận ngay được cả sự tinh túy trong từng hạt gạo, sự cần cù, sáng tạo và cả tấm lòng chân thành của người dân nơi đây trong từng chiếc bánh dân dã nhưng đậm đà tình quê.

Cách làm bánh lá răng bừa thanh hóa năm 2024

Bên cạnh đó, do khách hàng ngày càng chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên hầu hết nguyên liệu trong quá trình làm bánh là nguyên liệu tự nhiên, quá trình chọn, nhập nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Người lao động cũng rất chú trọng đến việc giữ vệ sinh trong quá trình làm bánh.

Cách làm bánh lá răng bừa thanh hóa năm 2024

Thử một lần ghé đến cơ sở sản xuất bánh lá răng bừa Bà Chăm xã Hoằng Giang để biết thêm quá trình chế biến loại bánh này, sẽ giúp chúng ra nhận biết hết giá trị từng hạt gạo của người dân nơi đây. Và, mới đây, sản phẩm bánh lá răng bừa Bà Chăm của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Chăm xã Hoằng Giang đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đây cũng là điều kiện để bánh lá Bà Chăm vươn xa trên thị trường, đưa sản vật của địa phương Hoằng Giang đến với nhiều người tiêu dùng.