Cách luộc cua biển bao lâu

Hấp, luộc cua bao nhiêu phút là chín? tưởng chừng là câu hỏi dễ dàng mà ai cũng biết. Nhưng thực ra, để cho cua vừa chín, thơm ngon hơn thì mọi người cách biết cách hấp và hấp trong thời gian bao lâu, và chắc rằng điều này ít ai biết đến. Sau đây baonhieu.net sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi cũng như hướng dẫn cách hấp, luộc cua ngon. Mời bạn cùng xem!

Ăn cua hấp có tác dụng gì?

Cua được biết đến là thực phẩm cực kỳ có giá trị cao, đặc biệt là mang đến hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vậy, thành phần dinh dưỡng trong thịt cua còn rất phong phú và còn cao hơn so với thịt lợn, một số thịt động vật và cá. Các chất dinh dưỡng thiết yếu được tìm thất trong thịt cua như canxi, sắt, photpho, các loại vitamin, protein, Mg và axit béo omega 3… Không chỉ có giá trị cao trong thực phẩm mà y học, cua cũng mang đến nhiều tác dụng tốt.

Theo đông y, thịt cua có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ích xương tủy, thông kinh lạc… dùng rất tốt với người hư nhược, trẻ em còi, người lớn gầy khó lên cân, gân xương yếu, sinh lý yếu, các chứng đau tê liên quan khí huyết, huyết ứ. Ngoài ra, thịt cua chứa nhiều canxi do đó cực kỳ tốt đối với bà bầu, trẻ em, nhằm hỗ trợ canxi, giúp phát triển xương chắc khỏe và tăng chiều cao. Do đó, cua trở thành món ăn được nhiều người yêu thích, nhưng cua biển, cua đồng đều có mùi hơi hôi, tanh, nếu không biết cách chế biến sẽ rất khó ăn và hương vị cũng không ngon, vì vậy mọi người nên chú ý vào cách hấp, luộc cua nhé.

Hấp, luộc cua bao nhiêu phút là chín?

Tưởng chừng luộc, hấp là cách nấu đơn giản và nhanh nhất, nhưng đối với món cua hấp, cua luộc nếu mọi người không để ý sẽ khiến cho món ăn không còn ngon. Hơn hết, nếu hấp, luộc trong thời gian quá lâu sẽ khiến chân, càng cua rụng ra ngoài hết, nó không còn thẩm mỹ nữa. Cua, ghẹ, tôm là thực phẩm khá là dễ chín, do đó bạn chỉ cần hấp, luộc khoảng chừng 15-20 phút là chín. Thịt cua vừa chín tới, không sống cũng không quá mềm, giúp thịt săn chắc và ngọt vị hơn. Dưới đây là cách hướng dẫn hấp, luộc cua thơm ngon các chị em nên tham khảo:

Chuẩn bị nguyên liệu gồm có:

  • Cua thịt còn sống: 2 – 3 con [tuỳ số lượng người ăn, cua biển hay cua sông đều được]
  • Gia vị cần hấp: gừng, sả, bia, ớt [nếu thích ăn cay]
  • Gia vị thưởng thức cua: muối, tiêu, chanh, tương ớt
  • Dụng cụ: dao nhọn, nồi luộc

Cách luộc cua không rụng càng, thơm ngon

Bước 1: sơ chế cua

Đây là khâu khó khăn với chị em, bởi nếu sơ chế không cẩn thận sẽ khiến càng cua kẹp vào tay sẽ rất đau. Trước khi luộc cua cần phải làm cho cua chết đi và cách giúp cua chết là cắt tiết cua. Cách này không chỉ giúp cua chết mà sẽ giúp càng, chân cua không bị rụng ra khi luộc.

Để cắt tiết cua, bạn chỉ cần dùng đầu mũi dao nhọn đâm nhẹ vào phần đầu tam giác của phần yếm cua rồi giữ nguyên trong vòng 1 phút thì cua sẽ chết. Sau khi cua chết, bạn cần mang cua đi rửa sạch bùn đất bám ở chân, phần mai, yếm, khe càng. Có thể rửa qua nước muối để cua giảm bớt mùi tanh nhé.

Bước 2: Tiến hành luộc cua

Cho cua vào nồi luộc, đổ nước ngập cua sau đó cho thêm 2 cây sả, vài lát gừng đập dập để ở trên. Sau đó cho lên bếp và bật lửa nấu.

Luộc cua trong khoảng 5 – 7 phút tính từ lúc nước sôi. Lúc này, cua sẽ vừa chín, vỏ cua sẽ chuyển sang màu đỏ tự nhiên. Không nên luộc cua lâu quá vì cua sẽ dễ bị chín bở, chân càng dễ bị rụng ra ngoài. Để cua thêm ngọt đậm đà hơn, bạn có thể bỏ tí bột nêm hoặc bột ngọt vào đó nhé, nhưng chỉ nên bỏ vừa phải thôi.

Sau khi cua được chín, tốt nhất bạn nên thưởng thức lúc còn nóng mới ngon. Bởi nếu cua nguội đi sẽ không còn thơm ngon mà rất dễ có mùi tanh. Chấm kèm với muối tiêu chanh hoặc nước tương đều được nhé.

Cách hấp cua với bia thơm ngon

Bước 1: chuẩn bị chảo hấp

Đập dập vài lát gừng, 3 nhánh sả, 1 quả ớt và cho vào đáy nồi sau đó cho 1-2 lon bia vào [ tùy số lượng cua cần hấp mà đổ cho phù hợp]. Sau đó đặt cua lên xửng hấp và cho vào nồi, có thể cho thêm vài lát gừng lên trên cua để cua thơm hơn.

Bước 2: Thời gian hấp cua

Nếu bạn hấp bếp điện thì 15-20 phút là có thể lấy ra. Còn nếu hấp bằng bếp ga thì tốc độ sôi nhanh hơn, chỉ cần 10-15p là cua đã có thể chín. Sau khi hấp xong, vẫn giữ nguyên cua trong xửng cho cua nóng và đậm vị hơn.

Cách chọn cua để luộc hấp cho ngon

Món cua hấp, cua luộc có ngon hay không còn phụ thuộc vào cách lựa chọn mua cua. Cua tươi thường có hai loại là cua biển và cua sông, trước khi mua cua bạn cần biết:

Nên mua những con cua vẫn còn sống, tuyệt đối không mua cua đã chết, vì sẽ rất dỡ và có thể bị nhiễm độc, gây ra ngộ độc thực phẩm. Tránh mua cua đông lạnh để thực hiện món ăn này nhé, nó không đảm bảo vị ngon và dinh dưỡng.

Khi mua nên chọn những con cua có vỏ ngoài màu xám đục, khi dùng tay ấn vào thì thấy rắn chắc, không xốp; không nên chọn những con cua có vẻ mảnh, mai xốp xanh, mọng nước.

Và nên chọn những con cua đực, bởi nó nhiều thịt hơn cua cái, nhưng nếu muốn chọn cua có gạch nhiều thì lại chọn cua cái nhé. Và nên chọn những con cua chân càng hoạt động mạnh, mai yếm bám chắc vào thân.

Những lưu ý khi ăn cua hấp, cua luộc an toàn cho sức khỏe

Mặc dù cua là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Do đó, trước khi ăn cua hấp, cua luộc bạn cần biết những điều lưu ý dưới đây để đảm bảo sức khỏe:

Những người có vấn đề về rối loạn tiêu hóa, viêm túi mật, viêm dạ dày mạn tính, viêm loét hành tá tràng, viêm gan tuyệt đối không nên ăn cua biển, cua sông hay ghẹ dù nhiều hay ít.

Người bị mỡ trong máu, huyết áp cao không nên ăn cua, ghẹ nhiều có thể khiến tăng lượng cholesterol, bởi trong thịt cua có chứa một lượng cholesterol cao hơn mức thông thường, khiến các chứng bệnh này biến chuyển tiêu cực hơn.

Phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu không nên ăn cua bởi nó có thể gây hại cho sức khỏe, hoặc những người bị cảm, ho, cũng cần tránh món ăn này ra, nếu không muốn bệnh nặng thêm.

Những ai mắc các chứng bệnh về da liễu nên hạn chế ăn cua, đặc biệt những người có tiền sử dị ứng cua/ ghẹ, viêm, lở loét, nổi mề đay khi ăn cua có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau.

Khi ăn cua cần loại bỏ các phần như mang cua, ruột cua, dạ dày cua, yếm cua, vì các phần này còn lẫn các tạp chất lầm mất hương vị và không tốt cho sức khỏe.

Tuyệt đối không nên cua thường xuyên, chỉ nên ăn 2 lần mỗi tuần, bởi vì ăn quá nhiều cua hay ghẹ có thể gây tích tụ hàn khí, tổn thường dương khí tì vị gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, tác động đến dạ dày và ruột, gây tiêu chảy cấp nghiêm trọng hơn.

Hi vọng với bài viết Hấp, luộc cua bao nhiêu phút là chín? không chỉ giúp các bạn có được cách hấp cua thơm ngon, mang đến món ăn đậm đà hương vị và bổ ích cho sức khỏe. Ngoài ra, hiểu rõ hơn về cách ăn cua như thế nào để đảm bảo sức khỏe được an toàn nhất. Với cách luộc cua, hấp cua trên hi vọng giúp gia đình bạn có được món cua ngon nhất. Chúc các bạn có bữa ăn ngon miệng.

Có thể bạn quan tâm: Đắp dưa leo bao nhiêu phút?

Posted in: Câu hỏi thường gặp, Thực phẩm

Cua biển là món ăn được rất nhiều người yêu thích, nhờ vào sự ngọt từ thịt cua và những bổ dưỡng mà món ăn mang lại.

Dù đã quen thuộc với bếp núc, việc luộc một nồi cua biển ngon, hấp dẫn, không tanh, không gãy càng, cũng cần nhiều bí quyết. Vậy cách luộc cua như thế nào là đúng cách? Mời mọi người cùng tham khảo các mẹo sau nhé.

referral_products

1. Lý do khiến cua luộc bị tanh hoặc gãy càng?

Một trong những lý do phổ biến khiến cua bị tanh, đó là chỉ luộc cua với nước trắng. Để giảm mùi tanh trong cua thì bạn cần thêm các nguyên liệu thơm như gừng và sả. Dùng các nguyên liệu này sắp dưới đáy nồi rồi sắp cua lên trên, đổ nước vào luộc thì sẽ át được vị tanh cua biển.

Song song đó, cua bị gãy càng khi luộc là vì cua giãy giụa khi luộc, hãy giúp cua "ra đi thanh thản" trước khi luộc bằng cách sơ chế tác động vào tim cua, mà Vua Cua sẽ hướng dẫn ở phần sơ chế cua nhé!


Sơ chế và chế biến cua vừa ngon vừa đẹp đều cần “mẹo” cả đấy

Luộc cua là cả một quá trình từ khâu chọn cua, sơ chế đến cách luộc. Hãy bỏ túi những bí quyết sau để làm nên một nồi cua đậm vị cho gia đình nhé.

2. Hướng dẫn chọn cua tươi ngon

Không cần tách vỏ, bạn chỉ cần quan sát thật kỹ những điểm sau là sẽ chọn được cua chắc thịt và tươi sống.

Màu sắc của mai và càng cua

Bạn chú ý màu sắc giữa mai và càng cua nhé, màu càng đậm và tương đồng chứng tỏ cua ngon.

Lớp da trên càng cua có màu đỏ hoặc hồng sậm, đó là cua nhiều thịt. Cua mới thì lớp da thẳng bóng, cua cũ sẽ có lớp da nhăn nheo và bị rộp lâu ngày đấy.

Lớp da trên mai và càng cua tương đồng, nhẵn bóng là cua tươi

Những con cua to khỏe, mặt dưới [yếm cua] sẽ có màu nâu sẫm và bóng. Những con có lớp yếm trắng nhợt nhạt, đó là cua non, chưa trưởng thành nên sẽ không chắc thịt.

Có thể dùng tay bóp yếm, nếu thấy cứng cáp đó là cua đầy thịt; nếu bóp vào mà cảm thấy mềm thì đấy là cua ít thịt, bị mọng nước.

Màu sắc yếm nhạt là những con cua còn non, ít thịt

Hình dạng gai trên mai cua

Những con cua tươi ngon và đầy thịt thường sẽ có gai to, dài và cứng cáp.

Gai cua cứng cáp, nhọn, to

Chọn cua còn sống và đúng nhu cầu ăn uống

Hãy chọn những con cua còn ngọ nguậy, còn sống tươi. Bạn biết đấy, cua chết hoặc đông lạnh thì chứa nhiều ký sinh trùng, nếu chế biến không cẩn thận thì dễ gây ngộ độc.

Chọn cua đực nếu muốn dùng nhiều thịt, chọn cua cái nếu thích ăn nhiều gạch nhé.

3. Cách sơ chế, làm thịt cua

Bước 1: Làm cua chết

Có 2 cách để cua chết nhanh chóng mà không giãy giụa hay tấn công bạn.

Cua chết ngay lập tức nếu đâm ngay tim cua

Lật cua ngửa qua mặt yếm, dùng dao hoặc vật đầu nhọn đâm vào tim cua - đỉnh cao nhất của yếm [ngay mũi nhọn hình tam giác] và giữ 30 giây.

Hướng dẫn cách làm cua chết đơn giản

Khiến cua ngất và chết dần

Khi các bạn cần luộc/ hấp cua để cúng ông Thần tài/ Thổ địa, cần phải đủ ngoe càng cho đúng lễ thì nên áp dụng cách này.

Cất cua vào ngăn đá tủ lạnh 3-5 phút, hoặc ngâm cua 10 phút trong thau nước [có bỏ đá], đợi cua ngất tạm thời. Sau đó, lấy cua ra và tháo dây, tiến hành đến việc làm sạch.

Nếu ngâm lâu hơn sẽ ảnh hưởng chất lượng thịt cua nên các bạn lưu ý nhé.

Bước 2: Làm sạch cua

Sau khi đã làm chết cua, bạn rửa cua thật sạch. Bùn đất thường dính trong các kẽ khớp chân, mai, yếm cua, nên hãy dùng bàn chải nhỏ để vệ sinh sạch nhé.

referral_products

4. Cách luộc cua không tanh

Để làm mất mùi tanh, hãy dùng gừng và sả luộc chung với cua theo các hướng dẫn dưới đây. Ngoài ra, còn có thể làm nước chấm để thưởng thức cua biển ngon lành và đậm đà nữa.

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • + 3-4 con cua tùy khẩu phần gia đình.
  • + Sả
  • + Gừng
  • + Ớt trái
  • + Gia vị

4.2. Cách chế biến và luộc cua

  • + Rửa sạch gừng và thái lát hoặc sợi. Cắt đầu sả, bóc lớp vỏ ngoài, chà bớt phấn sả và cắt khúc, đập dập để khi luộc dễ ra nhiều tinh chất sả.
  • + Bạn bỏ sả và gừng xuống đáy nồi, sau đó đặt cua lên trên. Tiếp theo, đổ nước sấp mặt cua và thêm ít muối, các gia vị cần thiết và tiến hành luộc với lửa vừa nhé.
  • + Khi thấy vỏ cua chuyển sang màu đỏ bắt mắt là cua đã chín, tầm 5 đến 7 phút. Không nên luộc qua lâu, thịt cua sẽ mất ngọt và càng cua dễ bị rụng.

Hoặc bạn có thể hấp cách thủy để thịt cua ngọt hơn. Tuy nhiên cách này sẽ mất nhiều thời gian nên lưu ý nhé. Đặt cua lên vỉ, cho nước sôi xông lên làm chín cua từ từ.

Luộc cua cùng sả và gừng để tiết chế mùi tanh

4.3. Làm nước chấm muối tiêu chanh

Nguyên liệu

+ 4 muỗng cà phê muối

+ 2 muỗng cà phê tiêu xay

+ ½ trái chanh [bào một ít vỏ chanh]

+ 1 muỗng cà phê bột ngọt

+ 1 trái ớt cắt nhuyễn hoặc thái mỏng

Cách làm

Cho muối và tiêu vào chảo đảo đều khoảng 3-5 phút. Sau đó đổ ra chén, hòa trộn nước cốt chanh, vỏ chanh, bột ngọt và ớt khuấy đều, nêm nếm lại cho vừa miệng gia đình. Thế là phần nước chấm đã sẵn sàng cho cả nhà dùng bữa rồi đấy!

4.4. Thưởng thức

Gắp cua ra đĩa và chấm sốt muối tiêu, có thể ăn kèm với rau răm hoặc rau thơm. Nên dùng ngay khi cua còn nóng vì khi cua nguội sẽ có mùi tanh.

5. Dinh dưỡng của cua biển

Cua biển là một loại hải sản nhiều hàm lượng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là mẹ bầu và trẻ em.

Cua chứa khá nhiều chất dinh dưỡng bổ dưỡng cho cơ thể

Với nhiều dưỡng chất tự nhiên, đặc biệt là axit béo omega-3, cua biển giúp chúng ta phòng ngừa những bệnh phổ biến hiện nay, cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ đau tim và chứng lo âu, trầm cảm.

  • + Giàu chất khoáng: Một con cua biển có thể cung cấp khoảng 3-8% lượng sắt và kali mỗi ngày, rất cần thiết cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.
  • + Giàu protein: Cua biển có hàm lượng protein cao hơn các loại gia súc, gia cầm khác, giúp người ăn dễ tiêu hóa và bổ sung năng lượng tốt hơn.
  • + Giàu Axit béo - Omega 3: Omega 3 có khả năng làm giảm độ dính của tiểu cầu trong máu, dẫn đến việc lưu thông màu mượt mà hơn.
  • + Cung cấp Vitamin B12: Đủ Vitamin B12 sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, thúc đẩy cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
  • + Ngăn ngừa bệnh loãng xương: Cua biển có chứa chất đồng và kẽm, giúp cơ thể cải thiện việc hấp thụ vitamin D và canxi dễ dàng hơn.
  • + Ngăn ngừa ung thư: Selenium có trong cua biển giúp hủy bỏ những chất gây ung thư như cadmium, arsenic, bạc và thủy ngân. Ăn thịt cua biển còn có tác dụng đẩy nhanh việc loại bỏ các tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của khối u.
  • referral_products

Những trường hợp không nên ăn cua biển

  • + Nếu bị dị ứng với các động vật có vỏ như tôm hùm hay ghẹ, thì có khả năng dị ứng với cua biển. Triệu chứng thông thường sẽ là phát ban trên da. Nguy hiểm hơn là bị sốc dẫn đến tử vong nếu không kịp chữa trị. Do vậy, nếu đã có tiền sử dị ứng, hãy cân nhắc khi ăn nhé.
  • + Cua biển chứa hàm lượng purin cao, sẽ tốt cho một số hoạt động của cơ thể, tuy nhiên có thể gây ra bệnh gout nếu ăn quá nhiều.
  • + Người bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua biển để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
  • + Người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và viêm gan.
  • + Trong cua chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch và bệnh mỡ trong máu cao.
  • + Bảo quản và chế biến của đúng cách. Nên giữ đông lạnh cua nếu mua về không dùng ngay.

6. Một vài món ngon từ cua biển bổ dưỡng

Cua biển là nguồn canxi dồi dào, có thể được chế biến thành nhiều món đa dạng, hấp dẫn và chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng như:

  • + Lẩu cua biển măng chua
  • + Cua rang me, cua rang muối
  • + Cua hấp sả, hấp nước dừa
  • + Miến xào cua
  • + Chả cua
  • ...

Cua rang muối

Cơm chiên cua tay cầm trứ danh Vua Cua

Để tiết kiệm thời gian nấu nướng mà vẫn có thể ăn ngon, mời mọi người ghé Vua Cua để chọn các món ăn đa dạng, được chế biến với công thức độc quyền. Có lẽ, Vua Cua đã là một thương hiệu quá đỗi quen thuộc với dân sành ăn hải sản.

Tại đây, hải sản sẽ được bắt sống từ bể nước, sau đó mang vào bếp chế biến theo yêu cầu, nên không lo thịt kém ngọt và ngon. Cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, combo độc đáo, Vua Cua nhất định sẽ khiến khách hàng mãn nhãn và thưởng thức trọn vẹn bữa ăn cùng gia đình và bạn bè.

Menu combo độc đáo và đa dạng tại Vua Cua

Hi vọng với các bí quyết và gợi ý trên, các bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm để tự lựa chọn cua biển tươi, chế biến món ngon, đa dạng và thưởng thức trọn vẹn cùng những người yêu thương của mình.

Bài viết: Vua Cua

Hình ảnh: Vua Cua & sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề