Cách nhận biết tính cách của bạn thân

Các bước

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Suy ngẫm về tính cách

  1. 1
    Xác định quan điểm đạo đức. Mọi người đều có ý thức cố hữu về những gì họ biết là đúng hay sai. Nhiều người gọi đây là “tiếng nói nội tâm” hoặc lương tâm. Khi bạn hiểu được tiêu chuẩn đạo đức của bản thân, bạn sẽ cảm thấy ổn và hài lòng. Khi bạn không chịu lắng nghe, “tiếng nói nội tâm” sẽ khiến bạn cảm thấy tội lỗi, lo lắng, không thoải mái.
    • Hãy xác định và nhận biết khi nào bản thân rơi vào tình thế mâu thuẫn đạo đức. Hãy lắng nghe lương tâm mình và để nó dẫn lối.
    • Đạo đức sẽ dẫn đường trong hành trình tìm hiểu bản thân của bạn. Nó cho phép bạn nhận ra những điều có hại cũng như những điều tốt mang lại hy vọng.
    • Bởi vì bạn sống bằng những quan điểm đạo đức, hãy nhớ rằng điều tốt luôn tồn tại. Bạn có thể chiến thắng cái xấu nếu lấy đạo đức làm mục tiêu hành động.
  2. 2
    Nhận thức giá trị cốt lõi. Các giá trị cốt lõi là những ý tưởng lớn hình thành quyết định của bạn. Những ý tưởng này là những mục tiêu rộng lớn như sự đảm bảo tài chính, gần gũi gia đình, hay giữ sức khỏe tốt. Một khi đã nhận thức được các giá trị cốt lõi, bạn có thể xác lập mục tiêu phù hợp với tính cách của mình. Điều này giúp tăng khả năng đạt được mục tiêu và sống cuộc đời hạnh phúc.[1]
    • Ví dụ, nếu bạn coi trọng sự đảm bảo về tài chính, bạn nên lập mục tiêu để dành 6 tháng lương trong tài khoản khẩn cấp. Điều này có thể khó đạt được, nhưng nếu bạn trung thành với giá trị bản thân, thì cơ hội thành công sẽ cao hơn.
  3. 3
    Xác định đam mê. Nếu giá trị bản thân là động lực đằng sau các mục tiêu, thì đam mê cung cấp tiêu điểm bạn cần nhắm tới để đạt mục tiêu. Bạn biết mình đam mê điều gì nếu đó là thứ khiến bạn hứng thú trong thời gian dài. Nếu xây dựng sự nghiệp [hay chỉ là đi tìm sở thích] bằng những đam mê này, bạn sẽ hạnh phúc và mãn nguyện hơn là quay lưng với chúng.[2]
    • Ví dụ, nếu mê vẽ tranh, bạn sẽ hạnh phúc với sự nghiệp liên quan đến nghệ thuật hơn là làm ngân hàng. Thậm chí cho dù không thể là họa sĩ, bạn cũng có thể làm các công việc như quản lý nghệ thuật, dạy vẽ, hoặc viết về hội họa.
  4. 4
    Thấu hiểu nhu cầu xã hội của bản thân. Mặc dù ai cũng cần những thứ chung chung như tình bạn hay hệ thống hỗ trợ, nhưng mức độ của các nhu cầu này ở mỗi người sẽ khác nhau. Đây là lúc chúng ta bàn đến tính cách hướng nội và hướng ngoại. Hãy nhận biết cách bản thân nạp năng lượng sau một tuần vất vả. Bạn chọn cách đi chơi với bạn bè, hay chỉ muốn ở một mình? Việc thấu hiểu được những nhu cầu này sẽ giúp bạn sống cân bằng và hạnh phúc hơn mỗi ngày.[3]
    • Người hướng ngoại thích ở bên cạnh nhiều người và thường sống ngẫu hứng.
    • Người hướng nội thích ở một mình và lên kế hoạch mỗi ngày kỹ lưỡng.
  5. 5
    Theo dõi nhịp điệu của bản thân. Việc nhận biết khi nào cơ thể bạn tràn đầy năng lượng hoặc lúc nào thì mỏi mệt cũng đóng vai trò quan trọng cho thành công nói chung. Hãy ghi nhớ lại những lúc sung sức và những khi mệt mỏi. Hãy theo dõi những khi đói và những lúc muốn tập thể dục. Sau đó, bạn có thể sử dụng những thông tin này để phối hợp tâm trí và cơ thể một cách đồng bộ.[4]
    • Nếu bạn là người ưa dậy sớm, thì làm việc ca tối có vẻ không tốt cho bạn. Mặt khác, nếu là cú đêm thì bạn dễ đi trễ ca làm lúc 6h sáng.
  6. 6
    Nhận biết điểm mạnh và điểm yếu. Không ai có thể giỏi toàn diện, đó là điều bình thường. Hãy nhận biết những việc mà mọi người có thể thấy bạn làm tốt và những việc không giỏi bằng. Ngoài ra, cũng hãy chú ý những lúc bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, và những khi gặp trục trặc. Điều này giúp xây dựng nhận thức của bạn về tài năng và khả năng bản thân. Một khi đã nắm được những điều đó, bạn có thể vận dụng chúng để cải thiện khuyết điểm hoặc tận dụng ưu thế.[5]
    • Điểm mạnh của bạn có thể là “tập trung”, “kỹ năng toán học”, “sáng tạo”, và “thấu hiểu con người”.
    • Nếu có mất chút thời gian để tìm ra những điều này thì cũng không sao - hãy cởi mở và tò mò, và nhớ rằng đây là hành trình có thể tốn thời gian.[6]
  7. 7
    Nhận phản hồi. Hãy hỏi gia đình và bạn bè xem họ nhìn nhận về tính cách của bạn như thế nào. So sánh những nhận xét đó với cách bạn cảm nhận về bản thân. Nếu chúng khớp nhau thì có vẻ bạn đã phô bày tính cách của mình một cách đồng nhất.
    • Nếu mọi người có ý kiến khác nhau về tính cách của bạn, thì bạn nên xem xét niềm tin về bản thân mình.

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Làm trắc nghiệm tính cách

  1. 1
    Hiểu được loại trắc nghiệm tính cách nào khớp với bạn nhất. Có đến hàng trăm loại trắc nghiệm tâm lý được đưa ra để đánh giá và đo lường nét độc đáo của mỗi con người. Cách chọn bài kiểm tra tùy theo bạn muốn hiểu về điều gì ở bản thân, thời gian rảnh bạn có, loại câu hỏi bạn sẵn sàng trả lời, và giá cả có thể chi cho bài trắc nghiệm. Chúng ta có các dạng trắc nghiệm sau:
    • Bài kiểm tra đo lường trí thông minh cũng như chức năng phân tích thần kinh và nhận thức.
    • Bài kiểm tra để xác định bạn là người hướng nội hay hướng ngoại và bạn làm việc với người khác như thế nào.
    • Bài kiểm tra để xem cách bạn phân tích tình hình và giải quyết khủng hoảng.
    • Bài kiểm tra để nhận biết bạn có thiên hướng mắc các vấn đề tâm lý không.
    • Nên biết rằng mỗi bài kiểm tra đều có điểm ưu và khuyết riêng, bạn nên nghiên cứu trước khi chọn bài kiểm tra tính cách.
  2. 2
    Chọn một bài trắc nghiệm tính cách. Carl Jung được cho là ông tổ của hình thức trắc nghiệm tính cách. Vào đầu những năm 1900, ông đã phát triển một cách phân loại đặc điểm tính cách con người. Từ đó, ý tưởng này được áp dụng rộng rãi theo nhiều phiên bản khác nhau.[7] Một vài phiên bản phổ biến gồm có:[8]
    • Trắc nghiệm phân loại tính cách và sở thích PAPI - Hình thức trắc nghiệm này thường được dùng để sàng lọc ứng viên trong lĩnh vực kinh doanh.
    • Trắc nghiệm Myers-Briggs - Bài kiểm tra này thường được dùng để phân loại tính cách theo các mục như hướng nội, hướng ngoại, cảm giác, lý trí, trực giác, thực nghiệm.
    • Trắc nghiệm màu sắc - Bài kiểm tra nhằm phân loại tính cách con người thành các màu sắc với lý giải dễ hiểu.
  3. 3
    Thực hiện bài kiểm tra với tâm lý thoải mái. Hãy hít thở sâu hoặc dùng một số kỹ thuật trực quan để bình tâm trước khi làm trắc nghiệm. Bạn chỉ nên làm bài kiểm tra này khi bản thân được thư giãn và no bụng. Nếu bạn căng thẳng trong lúc làm trắc nghiệm thì câu trả lời của bạn sẽ khó chính xác và thành thật. Suy nghĩ quá nhiều cho mỗi câu hỏi cũng dẫn đến tình trạng lẫn lộn phải chọn “câu trả lời đúng”.[9]
  4. 4
    Trả lời câu hỏi một cách thành thật. Sau nhiều năm học tập ở trường, nhiều người được lập trình với tư duy phải tìm câu trả lời “đúng” hay “câu trả lời đúng nhất”. Bài kiểm tra tính cách không có đúng hay sai. Bạn sẽ không được chấm điểm mà chỉ đang khám phá tính cách bản thân. Hãy chọn câu trả lời miêu tả đúng về bạn, chứ không phải câu trả lời bạn nên chọn hay chọn để ra kết quả mong muốn.[10]
    • Ví dụ, bạn có thể gặp câu hỏi thế này “Bạn thích làm trưởng nhóm một dự án, hay thích được hướng dẫn hơn?”. Nhiều người có xu hướng muốn chọn “Làm trưởng nhóm” vì họ cảm thấy như vậy là “đúng”. Nếu ghét phải dẫn dắt một nhóm làm việc, thì bạn nên chọn “được hướng dẫn”.

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Hiểu về kết quả của bài kiểm tra tính cách

  1. 1
    Nắm những kiến thức cơ bản của mỗi bài kiểm tra. Không phải bài kiểm tra nào cũng giống nhau, nhưng đa phần đều đo lường tính cách con người theo 5 giá trị [thường được gọi là Big Five]. Mỗi nét tính cách được thể hiện theo các mức độ khác nhau tùy mỗi người, và tính cách của bạn được xác định dựa theo nét tính cách nào vượt trội hơn. 5 nét tính cách này được viết tắt thành OCEAN, có nghĩa là:[11]
    • O là openness [mức độ cởi mở].
    • C là conscientiousness [mức độ tận tâm].
    • E là extroversion [mức độ hướng ngoại].
    • A là agreeableness [mức độ dễ chịu].
    • N là neuroticism [mức độ nhạy cảm].
  2. 2
    Hãy xem mỗi nét tính cách là một dải quang phổ. Ví dụ, không có ai hoàn toàn là người hướng nội hay hướng ngoại. Có nghĩa là không có kiểu người không hề muốn ở gần ai, hoặc kiểu người lúc nào cũng muốn xung quanh đông vui và không thể chịu đựng việc ở một mình. Như đã nói, phần lớn chúng ta tồn tại nhiều đặc điểm tính cách trái ngược, chỉ là nghiêng về phía nào hơn thôi. Điều này đúng với mọi đặc điểm tính cách. Bạn không thể xác định bản thân nghiêng hẳn về một nét tính cách, mà phải xem xét mức độ hướng nội hay hướng ngoại cao hơn.[12]
    • Cơ chế trên cũng áp dụng với mức độ cởi mở, nhận thức, dễ chịu, và nhạy cảm.
  3. 3
    Nhận biết sự thay đổi. Qua hành trình cuộc sống, chúng ta được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ. Những trải nghiệm này sẽ buộc con người phải trưởng thành và thay đổi. Bạn nên nhận biết những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tính cách. Hãy cho phép bản thân nhận biết những thay đổi [dù rất nhỏ] trong tính cách. Điều này giúp bạn sống chân thật với bản thân trên hành trình trưởng thành.[13]
  4. 4
    Thay đổi nét tính cách khiến bạn không hạnh phúc. Nếu không vui với con người mình hiện tại, bạn có thể thay đổi. Chỉ cần đặt mục tiêu và tập trung vào những nét tính cách bạn muốn phát huy cũng sẽ tạo nên thay đổi trong thời gian ngắn. Nếu cứ duy trì như thế một thời gian đủ lâu, bạn sẽ bắt đầu nhìn nhận bản thân khác đi và chuyển đổi cảm xúc bản thân và cái tôi ngoài xã hội đến mức biến nét tính cách mới thành đặc điểm lâu dài.[14]
    • Nếu bạn nghiêm túc trong việc thay đổi những khía cạnh chủ đạo trong tính cách của mình, thì bạn sẽ cần đến sự tư vấn của chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ có thể đưa ra chỉ dẫn và giám sát hành trình đạt được mục tiêu của bạn một cách an toàn và có trách nhiệm.

4 câu hỏi trắc nghiệm nói lên tính cách của bạn

Trắc nghiệm tính cách MBTI dựa trên câu trả lời cho các câu hỏi nhằm kiểm tra tâm lí và tính cách của mỗi người.

Trong mỗi người đều tiềm ẩn những nét tính cách riêng biệt. Thông qua bài trắc nghiệm dưới đây, bạn có thể khám phá ra một phần tính cách của mình. Đây cũng là chỉ số được nhiều công ty, doanh nghiệp dùng để đánh giá nhân viên và các ứng viên xin việc.

Hãy trả lời 4 câu hỏi dưới đây và chọn ý phù hợp.

Bạn hoàn toàn kiệt sức sau một tuần làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Bạnsẽdành thời gian nghỉ ngơicuối tuần để làm gì?

Gọi cho bạn bè và mời họ ra ngoài ăn tối, đi đến rạp chiếu phim, khu giải trí cùng nhau => ChọnE

Bật chế độ "Cấm làm phiền" trên điện thoại và ở nhà xem bộ phim yêu thích,đọc sách và ngâm mình trong bồn tắm => ChọnI

Câu nào dưới đây mô tả đúng về tính cách của bạn?

Điều quan trọng nhất là những chuyện xảy ở hiện tại. Bạn thường xem xét vấn đề và để tâm đến tiểu tiết =>ChọnS

Thích mơ mộng và suy diễn những sự kiện sắp xảy ra. Khi đưa ra quyết định, bạn thường dựa vào trực giác nhiều hơn là thông tin =>ChọnN

Công ty đối thủ muốn mời bạn về làm việc. Mức lương họ đưa ra cao hơn so với mức thu nhập của công ty bạn, nhưng bạn thực sự yêu quý đồng nghiệp và cấp trên ở nơi làm việc hiện tại. Hơn nữa, sếp bạn cũng hứa hẹn sẽ đề bạt bạn lên vị trí quản lý khi ông ấy về nghỉ hưu. Vậy bạn sẽ đưa ra quyết định như thế nào?

Sẽ tìm hiểu tất cả thông tin về công ty đối thủ, xin lời khuyên từ giám đốc nhân sự và liệt kê ra tất cả những thuận lợi và bất lợi. Trong những tình huống như thế này, việc cân nhắc mọi việc và xem xét tình hình với một cái "đầu lạnh" là rất quan trọng => ChọnT

Sẽ lắng nghe theo cảm xúc của mình và đi theo điều trái tim mách bảo => ChọnF

Chỉ còn 2 tuần nữa là đến đám cưới bạn thân của bạn. Bạn đã chuẩn bị gì để đến dự đám cưới của bạn mình?

Chuẩn bị kỹ càng quà tặng và bộ đồ sẽ mặc trong lễ cưới từ 2 tuần trước =>ChọnJ

Những điều tốt nhất luôn xảy ra một cách tự nhiên. Do vậy không chuẩn bị gì cả => ChọnP

Kết quả: Giờ thì bạn có thể hiểu kiểu tính cách của mình theo phương pháp MBTI

ISTJ - Thanh tra viên

Bạn là người chu đáo và có trách nhiệm. Bạn luôn biết cách phân tích thông tin, rất nhạy bén với việc đánh giá đúng sai của vấn đề và giữ được thái độ khách quan. Bạn cũng là người tận tâm với công việc và hành xử mọi việc theo nguyên tắc. ISTJ là loại tính cách phổ biến nhất, có đến 13% dân số trên thế giới thuộc nhóm tính cách này. Phương châm sống của nhóm tính cách này là “chỉ có sự thật”, tôn trọng sự thật và có xu hướng tiếp thu nhiều thông tin, nhớ lâu.

ISTP - Thợ thủ công

Thuộc nhóm những người có tính cách ISTP, chắc chắn sẽ có những điều khác biệt làm bạn khá bất ngờ. ISTP thường có lối sống chủ đạo hướng nội. Bạn luôn giải quyết những vấn đề một cách lí trí và logic hơn là cảm tính. Bạn không vội vàng trong việc đưa ra quyết định và luôn đúng giờ. Theo tự nhiên, bạn là người khéo giao tiếp, nhưng bạn sẽ từ chối giao tiếp nếu cảm thấy sự không trung thực.

ISFJ - Nhà tư vấn

Các ISFJ luôn sống trong một thế giới ấm áp và đầy tình cảm. Bạn nồng ấm và nhân hậu, luôn tin vào những điều tốt đẹp nhất của người khác. Bạn luôn biết quan sát và rất cẩn thận với lời nói và việc làm. Tốt bụng và chu đáo, bạn thấy mục tiêu chính của mình là giúp đỡ mọi người và khiếnmọi ngườihạnh phúc hơn.

INFP – Người hòa giải

Bạn là người điềm tĩnh và kín đáo. Bạn yêu thích việc viết lách vì có thể dễ dàng phản ánh và truyền tải ý tưởng của mình bằng ngôn từ. Những người thuộc nhóm này rất sáng tạo và có xu hướng nhìn sự vật, hành động từ quan điểm duy tâm chứ không phải là từ tư duy logic.

ISFP – Nhạc sĩ

Bạn có thể tìm thấy niềm vui trong những điều đơn giản. Bạn luôn giúp đỡ người khác nhưng không bao giờ can thiệp vào sự riêng tư của họ. Bạn rất thực tế, chu đáo, dịu dàng, đáng tin cậy. Tuy nhiên, tính cách ISFP này thường được xem như tự phát nhất và không thể đoán trước. Đặc tính nổi bật của nhóm tính cách này là sự thay đổi.

INTP – Kiến trúc sư

Một người tự cao tự đại và triết gia, bạn không thích biểu cảm quá nhiều. Bạn luôn tìm kiếm cảm xúc bình tĩnh và thoải mái. Bạn rất cẩn thận khi đưa ra quyết định, thích phân tích và tìm kiếm các kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Bạn rất nhạy cảm với những thay đổi. Bạn luôn cố gắng thu thập tất cả các sự kiện, suy nghĩ và ý tưởng của mình. Đó là lý do tại sao bạn rất thường xuyên căng thẳng.

INFJ – Người che chở

Bạn luôn giúp đỡ những người cần bạn và đó cũng là lý do vì sao mọi người luôn tìm kiếm lời khuyên từ bạn. Tuy nhiên, bạn rất dễ bị tổn thương vì những xung đột. Kiểu người này không bao giờ ngừng học tập, coi phát triển bản thân là ưu tiên chính.

INTJ – Cố vấn chiến lược

Bạn rất thông minh và bí ẩn một cách khó hiểu. Những người mang tính cách INTJ thường tỏa ra sự tự tin và có vốn kiến thức phong phú. Bạn khá “mọt sách”, rất quyết đoán và sâu sắc. Các INTJ thường giữ ý kiến của mình trong lòng nếu chủ đề của cuộc thảo luận không làm bạn quan tâm nhiều.

ESTJ – Quản lý

Bạn là người thực tế và nhất quán. Bạn muốn mọi thứ đều phải có kế hoạch rõ ràng. Bạn thích thuyết phục mọi người về sự đúng đắn và khiến họ nghĩ theo cách bạn nghĩ. Bạn cởi mở trong giao tiếp, thích gặp gỡ những người mới. Bạn không bao giờ quên chăm sóc những người thân thiết và luôn biết cách thể hiện tình cảm của mình.

ESTP - Người sáng lập

Bạn là người luôn cố gắng đạt được mục tiêu của mình bằng mọi cách, ngay cả khi phải sử dụng sức mạnh thể chất. Bạn bám sát kế hoạch và có thể đứng trước sự phụ thuộc và thỏa hiệp. Bạn là một chiến binh bẩm sinh, rất năng động. Bạn có thể đánh giá khách quan ngay cả tình huống căng thẳng nhất và đưa ra phản hồi nhanh chóng và chính xác.

ESFP - Người trình diễn

Bạn thích làm theo sở thích cá nhân của mình. Tuy nhiên, bạn luôn cố gắng gây ấn tượng với mọi người và tạo ra hình ảnh của một người đơn giản. Bạn rất thực tế dù ghét khuôn mẫu và những việc lặp đi lặp lại. Lập kế hoạch và tư duy dài hạn thường là đặc điểm tính cách yếu nhất của bạn,

ENTJ - Nguyên soái

Bạn là người mạo hiểm và dũng cảm. Bạn dễ dàng được truyền cảm hứng để bắt đầu một cái gì mới. Đồng thời, bạn biết đánh giá khả năng của mình, cả điểm mạnh và điểm yếu, khá đầy đủ. Bạn sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng mới. Bạn suy nghĩ tích cực, yêu thích thể thao và các hoạt động.

ENTP - Nhà phát minh

Bạn là người luôn tạo ra các ý tưởng và tìm cách tạo ra một cái gì đó mới. Bạn dễ dàng thích nghi với môi trường không quen thuộc và thành thạo các phương pháp làm việc khác nhau một cách dễ dàng.

Do bạn không thích truyền thống và thói quen, bạn rất thường xuyên thay đổi lĩnh vực và sở thích của mình. Điều quan trọng bạn không chỉ có thể tạo ra những ý tưởng mới mà còn có thể truyền đạt chúng cho người khác và biến chúng thành sự thật.

ENFJ - Giáo viên

Bạn là người giàu cảm xúc và có sự quan tâm đặc biệt đến người khác. Bạn rất đồng cảm với những người khác về cảm xúc và có kĩ năng "đối nhân xử thế" rất xuất sắc. Bạn rất hay ghen và mất lòng tin trong các mối quan hệ yêu đương. ENFJ là loại tính cách có sức ảnh hưởng rất lớn. Các ENFJ thường rất lôi cuốn và có tài hùng biện. Bạn luôn dễ dàng truyền đạt ý tưởng và quan điểm với mọi người.

ENFP - Nhà vô địch

Bạn là người năng nổ và ham học hỏi với những kỹ năng sáng tạo rất rõ ràng. Bạn kết hợp các nét tính cách của người hướng nội và người hướng ngoại. Đó là lý do tại sao bạn không chỉ dễ dàng hòa đồng với mọi người mà còn đồng cảm rất tốt. Bạn rất giỏi trong việc tư vấn. Bạn có một trí tưởng tượng rất phong phú và IQ cao. Bạn là một người rất hài hòa, có thể giữ thăng bằng ngay cả trong một môi trường thay đổi rất nhanh.

ESFJ - Nhà cung cấp

Bạn luôn hòa đồng với mọi người và có thể đóng vai trò là chủ của bất kỳ bữa tiệc hay hoạt động xã hội nào. Bạn chu đáo, quan tâm và luôn sẵn sàng giúp đỡ, ngay cả khi phải hy sinh lợi ích cá nhân của mình cho người khác. Tuy nhiên, bạn cũng rất độc lập. Bạn có thể làm mọi thứ mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Bạn chỉ cần sự hỗ trợ tình cảm từ những người thân thiết của bạn.

Trường Giang[Theo Brightside]

Con vật nhìn thấy đầu tiên sẽ nói lên tính cách của bạn

Tâm trí trong tiềm thức thật đáng kinh ngạc và có thể nói lên rất nhiều điều về tính cách của chúng ta. Hãy nhìn vào bức tranh dưới đây. Con vật bạn phát hiện đầu tiên sẽ nói lên tính cách của bạn.

BẠN SỐNG MÀ KHÔNG HỀ SỢ HÃI

Ảnh: Unsplash/Rana Sawalha

Tất cả chúng ta đều từng trải qua nỗi sợ hãi. Đối với một số người, sự sợ hãi ngăn cản họ trải nghiệm những điều mới lạ và sống một cuộc đời trọn vẹn. Nhưng đối với bạn, sợ hãi chỉ là một dạng cảm xúc mà bạn đã và đang học cách chấp nhận. Bạn biết rõ mỗi khi bản thân muốn trải nghiệm những điều mới mẻ cũng là lúc chính bạn phải đối mặt với nỗi sợ hãi đang đến.

Nhưng bạn cũng hiểu rằng trưởng thành thật sự là khi thoát khỏi vùng an toàn của mình và không để nỗi sợ hãi ngăn cản bạn. Bạn biết rằng đó là bước đệm tuyệt vời nhất để vượt ra khỏi vùng an toàn và phát triển con người hiện tại. Điều này được gọi là khả năng uyển chuyển.

Video liên quan

Chủ Đề