Cách nhập hóa đơn bán hàng trên Misa 2022

Hướng dẫn cách lập chứng từ bán hàng trên Misa trên phiên bản phần mềm kế toán Misa mới nhất năm 2020 hướng dẫn cách lập hóa đơn bán hàng mới nhất

Trong bài viết này Kế Toán Minh Việt sẽ hướng dẫn các bạn cách lập chứng từ bán hàng trên Misa đối với các bạn mới mua phần mềm Misa chưa biết cách nhập hóa đơn đầu vàohóa đơn bán hàng trên phần mềm Misa

Cách lập chứng từ bán hàng trên Misa phiên bản 2020

Bước 1: Ta mở hóa đơn bán hàng ra để kiểm tra thông tin trên hóa đơn

[Nếu bạn đang sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của Misa thì phương pháp giải quyết sẽ đơn giản hơn, nhưng đây là tôi ví dụ trường hợp bạn không sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của Misa]

Ta có hóa đơn:

Bước 2: Đầu tiên ta vào nghiệp vụ "Bán hàng" chọn "chứng từ bán hàng"

Nhập ngày hạch toán = ngày chứng từ

Nhấn dấu "+" để lấy thông tin khách hàng

Nhập "mã số thuế" chọn "Lấy thông tin" sau đó phần mềm sẽ tự hiện ra thông tin của người mua hàng

Bạn chọn "Cất"

Bạn chọn các thông tin như khoanh tròn màu đỏ phía trên

ở mục "Hàng Tiền" chọn mã mặt hàng, rồi nhập "số lượng"," đơn giá", nhập ngày hạch toán = ngày chứng từ

Sau đó tích "Kiêm phiếu xuất kho" [cái này ban cần tích để tính được giá vốn]

Ở mục thuế các bạn chọn mức thuế suất "%thuế GTGT"

Mở mục "Hóa Đơn" các bạn chọn mẫu số hóa đơn, nhập ký hiệu hóa đơn, và số hóa đơn vào sau đó chọn "Cất" là xong !

Chúc các bạn thành công !

Bài viết tiếp theo: Các nghiệp vụ kế toán mua bán hàng hóa cần nhớ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

⇒ Công việc của kế toán hàng quý phải làm những công việc gì

⇒ Học Kế Toán Thực Hành - Đang có giảm giá 50% dành cho đối tượng đi làm

⇒ Học kế toán online  - Dạy 1 kèm 1 trên chứng từ gốc cam kết làm được việc



Các bài viết mới


Hướng dẫn cách nhập hóa đơn bán hàng trên phân hệ bán hàng trong phần mềm kế toán MISA


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong các nguồn thu của doanh nghiệp. Do đó, Phân hệ Bán hàng trong MISA SME.NET 2012 giúp doanh nghiệp quản lý chi tiết tình hình bán hàng từ lúc lập báo giá, nhận được đơn đặt hàng cho tới lúc bán hàng về số lượng và giá trị của từng mặt hàng, tình hình hàng bán bị trả lại, giảm giá cũng như công nợ phải thu, đã thu cho từng hóa đơn, khách hàng.



Thông qua phân hệ Bán hàng, bộ phận kế toán và ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn nắm rõ về tình hình bán hàng, công nợ phải thu, đã thu tương ứng với từng khách hàng.

Đầu vào
Báo giá

Đơn đặt hàng của khách hàng
Hóa đơn bán hàng
Phiếu xuất kho
Chứng từ thu tiền
Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại

Các tính năng chính

- Cho phép lập các báo giá với nhiều mẫu khác nhau
- Cho phép lập báo giá cho mặt hàng mà nhập về và xuất ra cùng đơn vị tính hoặc nhập về theo một đơn vị tính và xuất ra theo một đơn vị tính khác

-Cho phép lập báo giá cho nhiều mặt hàng mà thuế suất khác nhau
-Cho phép theo dõi các thông tin liên quan như điều khoản thanh toán, hiệu lực báo giá, nhân viên bán hàng….
-Cho phép theo dõi tiến độ thực hiện của từng báo giá: báo giá nào chưa thực hiện, báo giá nào đã thực hiện xong, báo giá nào đang thực hiện, tiến độ thực hiện ra sao, báo giá nào đã hết hiệu lực.
-Cho phép lập và lưu trữ các đơn đặt hàng của khách hàng
-Cho phép khai báo các thông tin chi tiết tương ứng với từng đơn đặt hàng: khách hàng, mặt hàng, số lượng, đơn giá…
-Cho phép từ đơn đặt hàng sinh ra hợp đồng tương ứng
-Cho phép theo dõi được tiến độ thực hiện của từng đơn đặt hàng: đơn đặt hàng nào chưa thực hiện, đơn đặt hàng nào đã thực hiện xong, đơn đặt hàng nào đang thực hiện, tiến độ thực hiện ra
-Cho phép in các đơn đặt hàng theo nhiều mẫu khác nhau
-Cho phép quản lý các thông tin chi tiết khi bán hàng hóa, dịch vụ
-Cho phép theo dõi tình hình bán hàng chi tiết theo từng báo giá, đơn đặt hàng
-Cho phép theo dõi việc bán hàng theo các hình thức khác nhau: Bán hàng thu tiền ngay hay bán hàng chưa thu tiền
-Cho phép chọn bán hàng kiêm luôn phiếu xuất hay bán hàng không kiêm phiếu xuất
-Cho phép xuất hàng từ nhiều kho, tự động cập nhật số lượng tồn kho của từng mặt hàng ở từng kho
-Cho phép chọn chứng từ mua, nhập vật tư hàng hóa trong trường hợp tính giá theo phương pháp đích danh.
-Tự động tính toán các khoản chiết khấu trong trường hợp bán hàng có chiết khấu
-Tự động tính toán thuế và cho phép khai báo các thông tin liên quan
-Cho phép xem trực tiếp công nợ theo từng khách hàng ngay trên màn hình nhập
-Cho phép theo dõi hóa đơn bán hàng chi tiết theo từng nhân viên kinh doanh, thời hạn thanh toán, % hoa hồng, hợp đồng, phòng ban…
-Cho phép theo dõi bán hàng theo từng mã quy như: số IMEI, số Serial Number, số khung, số máy, số SIM…
-Cho phép in hàng loạt các hóa đơn bán hàng, Hóa đơn GTGT , Phiếu xuất kho theo TT 153 với các mẫu tự in, đặt in, có màu, không màu…
-Cho phép lập và in hóa đơn trong trường hợp bán hàng có khuyến mại
-Cho phép theo dõi và lập hóa đơn cho riêng hàng khuyến mãi hoặc vừa có hàng khuyến mại và hàng bán thông thường
-Cho phép in riêng hóa đơn hàng khuyến mại hoặc hóa đơn vừa có hàng khuyến mại và hàng bán thông thường theo nhiều mẫu khác nhau
-Cho phép lập và in hóa đơn với đơn vị bán đúng giá hưởng hoa hồng và đơn vị nhận ủy thác, xuất nhập khẩu
-Cho phép theo dõi và lập hóa đơn cho đơn vị bán đúng giá hưởng hoa hồng và đơn vị nhận ủy thác, xuất nhập khẩu
-Cho phép in hóa đơn theo nhiều mẫu khác nhau theo TT 153
-Cho phép theo dõi tình hình hàng bán bị trả lại, giảm giá
-Cho phép chọn nhiều hóa đơn bán hàng khi thực hiện nhận hàng trả lại hay giảm giá hàng bán
-Cho phép linh hoạt lựa chọn đơn giá vốn của hàng bán trả lại: đơn giá bình quân cuối kỳ, hay lấy từ giá xuất bán hoặc nhập trực tiếp bằng tay
-Cho phép quản lý vật tư, hàng hóa bị trả lại theo mã quy cách như: số IMEI, số Serial Number, số khung, số máy, số SIM…
-Cho phép lập hóa đơn để điều chỉnh giảm giá bán cho khách hàng.
-Cho phép theo dõi tình hình thu tiền của khách hàng
-Tự động hiển thị các hóa đơn chưa thanh toán tương ứng với từng khách hàng
-Cho phép thu tiền khách hàng theo nhiều hình thức thanh toán: Tiền mặt, Tiền gửi và tự động sinh các chứng từ thu tiền tương ứng
-Cho phép thu tiền khách hàng theo từng hóa đơn, theo thời hạn và điều khoản thanh toán
-Hỗ trợ việc thu tiền khi có các khoản chiết khấu thanh toán
-Cho phép thiết lập giá bán cho từng mặt hàng theo từng đối tượng, thời điểm
-Cho phép lập và quản lý các chính sách giá bán được áp dụng cho các nhóm khách hàng khác nhau như: khách hàng bán sỉ, khách hàng bán lẻ, khách hàng đại lý,...
-Cho phép tính giá bán cho hàng hóa xuất bán dựa trên giá có sẵn trong danh mục hoặc giá nhập gần nhất


Xem thêm:
Cách nhập xuất kho trong phần mềm Misa

__________________________________________________

Video liên quan

Chủ Đề