Cách quấn máy phát điện 1 pha

Máy phát điện xoay chiều 1 pha được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính:

  • Roto [phần chuyển động]: bao gồm hệ thống các nam châm điện, các nam châm mắc xen kẽ nối tiếp nhau 1 cực bắc và 1 cực nam gọi là các cặp cực
  • Stato [phần tĩnh]: bao gồm các cuộn dây giống nhau cố định trên vòng tròn.

Khi roto quay, từ trường thông qua cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng, suất điện động này được đưa ra ngoài để sử dụng.

Động cơ máy phát điện 1 pha có khả năng đồng bộ cực kỳ tốt. Chúng có thể tự điều chỉnh được tốc độ, độ rộng, cường độ dòng điện, điện áp thông qua bộ điều chỉnh điện áp mà cấu trúc mạch lực, mạch điều khiển đơn giản hơn và đồng thời lại đạt được chất lượng cao.

Sơ đồ đầu nối máy phát điện 1 pha

Máy phát điện xoay chiều 3 pha cấu tạo gồm stato có ba cuộn dây riêng rẽ, hoàn toàn giống nhau quấn trên ba lõi sắt đặt lệch nhau 120 độ trên một vòng tròn, rôto là một nam châm điện.

Khi rôto quay đều, các suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ba cuộn dây có cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau về pha là 2π/3.

Nếu nối các đầu dây của ba cuộn với ba mạch ngoài [ba tải tiêu thụ] giống nhau thì ta có hệ ba dòng điện cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau về pha là 2π/3.

b] Sơ đồ máy phát điện xoay chiều 3 pha

  • Mắc hình sao: Ba điểm đầu của ba cuộn dây được nối với 3 mạch ngoài bằng 3 dây dẫn, gọi là dây pha. Ba điểm cuối nối chung với nhau trước rồi nối với 3 mạch ngoài bằng một dây dẫn gọi là dây trung hòa.

  • Mắc hình tam giác: Nếu máy có p cặp cực và rô to quay n vòng trong 1 giây thì f = np.

>> Xem thêm: Máy phát điện 3 pha

Khi tìm mua máy phát điện, điều đầu tiên bạn cần chú ý là xác định công suất máy. Tùy vào nhu cầu sử dụng điện dự phòng mà có thể lựa chọn máy phát điện có công suất phù hợp. Mỗi loại máy phát điện đều có 2 loại công suất là: công suất liên tục và công suất dự phòng. Hiệp Phát Power là đơn vị chuyên cung cấp và cho thuê máy phát điện uy tín và chất lượng.

Công suất liên tục là công suất của máy có khả năng cung cấp liên tục, không giới hạn số lần chạy mỗi năm, với các quy trình và bảo dưỡng được tiến hành theo quy định của nhà sản xuất. 

Công suất này cho phép máy chạy liên tục 24/24, thường được quy định bởi nhà sản xuất, công suất này được dùng cho các thiết bị có tải ổn định.

b] Công suất dự phòng [Standby Power]

Công suất dự phòng là công suất tối đa mà máy có thể đáp ứng dưới điều kiện hoạt động định kỳ. Những máy phát điện có khả năng cung cấp tải trong trường hợp mất điện hay trong điều kiện chạy 200 giờ mỗi năm, với các quy trình bảo dưỡng được tiến hành theo định kỳ. 

Công suất đầu ra cho phép trong vòng 24 giờ chạy máy không vượt quá 70% tải. Đây là công suất cực đại được định nghĩa theo tiêu chuẩn ISO 8528-3.

>> Quý khách xem thêm: Cách tính công suất máy phát điện

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG HIỆP PHÁT

Địa chỉ: 88/14/7 Đường số 6, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Kho hàng: 86 Quốc lộ 1A, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức

Điện thoại: 0933 595 626 [Mr. Tuấn]

Để làm được một chiếc máy phát điện có công suất khoảng từ 500w tới 1kw thực sự không khó chút nào. Các bạn chỉ cần bỏ chút công sức đi tìm nguyên vật liệu để chuẩn bị. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn làm phần chính của chiếc phong điện. Bộ phận chính của chiếc phong điện là hệ thống sản sinh ra điện khi nó được vận hành.

Ở Việt Nam, giá điện ngày càng tăng cao, mà nhu cầu sử dụng điện lại nhiều, các bạn cũng từng xem trên tivi, dài báo nói nhiều vùng còn chưa có điện để sài. Đây chính là lý do mà tác giả viết bài hướng dẫn về cách làm sao để tự tay mình có thể làm ra được một chiếc máy phát điện chạy bằng sức gió. Hơn nữa đây cũng là tài liệu để các sinh viên có thể tham khảo làm đồ án tốt nghiệp. Trong tài liệu này, tác giả sẽ hướng dẫn cũng như cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích để các bạn có thể làm một chiếc máy phát điện chạy bằng sức gió thành công.
Sau đây là các công đoạn làm máy phát điện gió:
1. Khuôn đúc Stator cho máy phát điện gió -Stator được cuốn 9 cuộn dây bằng nhau đặt cách đều nhau và nối 3 pha theo mô hình đấu ngôi sao. Khi đã cuốn xong thì các cuộn dây đồng đó sẽ được đặt vào trong khuôn và tiến hành đổ keo. Đường kính của stator khoảng 35-39cm tùy vào nam châm. được khoét vòng ở giữa 14 cm. Chúng ta cần phải làm một cái khuôn bằng gỗ dán.Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải làm theo hẳn có thể tùy cơ ứng biến. chúng ta dùng 3 tấm gỗ với kích thước như trong hình vẽ. Tấm ở giữa bạn dùng loại gỗ dán dày 1,2mm còn tấm ở đáy và tấm ở trên bạn nên dùng loại gỗ dày hơn và cứng hơn. -Những thứ bạn cần để làm được một cái khuôn là gỗ mdf tua vít cưa….nói chung bạn chắc cũng biết làm sao để có được.

Bạn cắt một tấm gỗ hình vuông co cạnh 40 cm làm đáy cho khuôn.

 

Đây là khuôn đúc stator sau khi đã hoàn thành.
2. Cách quấn cuộn dây
Stator là bộ phận quan trọng nhất của tuabin gió. Nó chứa tất cả các cuộn dây để sinh ra điện khi có nam châm đi qua. Sở dĩ ta gọi là stator là vì phần này được gắn cố định trong máy phát điện. Với máy loại này bạn sẽ phải cuốn theo dạng máy phát điện 3 pha và stator có 9 cuộn dây. cứ 3 cuộn dây nối tiếp nhau theo kết nối dạng hình ngôi sao. Sau khi cuốn xong bạn sẽ dùng khuôn đúc để đổ khối. khuôn đúc giúp cho các cuôn dây được chắc chắn và vừa với kích thước của máy.

Cuộn dây phụ thuộc vào số vôn của hệ thống máy phát điện. Nói đúng hơn thì nếu ta chập đôi sợi dây lại thì ta sẽ giảm đi một nửa số vòng. Hiệu điện thế có liên quan chặt chẽ với số vòng dây. Nếu tăng gấp đôi số vòng dây sẽ cho ta gấp đôi số vôn điện thế. Nhưng kích thước và trọng lượng của cuộn dây cần phải như nhau. Với máy phát điện 12v thì ta cần dây rất dày. Nhưng nếu cuốn dây dày quá sẽ rất khó nên ta sẽ cuốn 2 sợi nhỏ chập lại. Loại 12v thì ta dùng hai sợi đôi mỗi sợi 1,1mm và cuốn từ 80 đến 100 vòng Loại 48v thì dùng một sợi 1,1mm và cuốn 150- 160 vòng.

3. Gia công cơ khí phần thân máy phát điện gió


Để làm được điều này chúng ta cần phải cắt, hàn các ống thép. Nếu bạn không rành về chuyện này thì bạn cần phải tập làm hoặc đơn giản là bạn nhờ thợ cơ khí gia công. Nếu bạn tự tay làm thì nên làm cẩn thận và tỷ mỷ nhé! Vì việc cắt sắt rất nguy hiểm.

Máy phát điện ít khi được sử dụng trong thành phố nhưng ở các khu vực ngoại thành hay các vùng quê hẻo lánh, nơi vẫn thường xuyên mất điện lại rất được trọng dụng do nhu cầu sử dụng điện cao.

Điện máy phát cũng được sử dụng nhiều trong các công trường nơi chưa có điện lưới phủ đến hoặc chỉ đơn giản là họ không muốn dùng điện lưới vì điện yếu… thôi không lan man nữa, vào vấn đề chính nào.

Đã là máy thì sẽ có hao mòn, sẽ có hỏng hóc, vấn đề ở đây là máy phát điện bị cháy và ta phải quấn lại. Sẽ phải lưu ý những gì khi quấn lại máy phát điện?

Bài viết sẽ được cập nhật thêm trong thời gian tới, hãy quay lại vào tương lai nếu chưa thấy thông tin bạn cần nhé!

Quấn và đấu củ phát điện 1 pha

Củ phát 1400 chạy máy dầu [không đồng bộ]

Với củ phát 1400 chúng ta sẽ có:

  • 4 cuộn phát chính.
  • 4 cuộn kích từ chính.
  • 4 cuộn kích từ phụ.

Cuộn phát chính và cuộn kích từ chính anh em cứ chặt ra quấn lại như nguyên bản của nó.

Cuộn kích từ phụ rơi vào khoảng 3 đến 7 vòng tùy công suất.

Cách đấu các cuộn:

  • Các cuộn phát chính, cuộn kích từ chính, cuộn kích từ phụ sẽ đấu sang pin nối tiếp cùng tên [đầu – đầu]
  • 2 đầu dây cuộn phát chính sẽ ra ngoài và là dây cấp nguồn ra.
  • 2 cuộn còn lại ta lấy đầu cuộn kích từ chính đấu với cuối cuộn kích từ phụ.
  • Còn lại 2 đầu dây ta cho ra than.

Chi tiết cách vào dây và cách đấu ở video bên dưới:

Củ phát 2800 máy dầu [đồng bộ] có nạp ắc quy và bo AVR

giống như động cơ 2 cực, ta quấn như sau:

  • 2 cuộn phát chính.
  • 1 cuộn kích thích [đè vào phát chính quấn tầm 3V]
  • 2 cuộn kích từ [ quấn khoảng 23 đến 24V] [quấn 1 cuộn mẹ con 2 và 1 cuộn đơn]
  • 1 cuộn nạp ắc quy tùy vào ắc quy sử dụng mà ta quấn cuộn này cho hợp lý [vào ở nửa bên kia của cuộn kích từ đơn]

Tùy vào nhu cầu sử dụng, trong trường hợp này máy có ra 110V nên ta sẽ giữ nguyên 4 đầu ra.

Phần phát chính sẽ có 6 đầu dây, 4 đầu của phát chính và 2 đầu kích thích. Ta đấu nối tiếp đầu cuối cuộn kích thích với cuộn phát chính đè vào nhau.

2 đầu kích thích ra ngoài, 4 đầu phát chính cũng đưa ra ngoài 2 đầu cuối sẽ là 220V, 2 đầu giữa ra đấu nối tiếp với nhau để lấy 110V.

Cuộn kích từ sang bin như bình thường, cuộn nạp ra ngoài thẳng và đấu vào jack nếu có.

Chi tiết xem video bên dưới:

Củ phát 2800 máy xăng [đồng bộ] chạy chổi than

Với củ phát 2800 thì cũng như động cơ 2800 thôi, chúng ta vẫn sẽ có 2 cực:

  • 2 cuộn phát chính.
  • 2 cuộn kích từ.
  • 2 cuộn kích phát [cuộn này đặt cùng cuộn phát chính luôn].

Nếu cuộn phát chính là 220V thì cuộn kích phát tầm 18 đến 24V. Anh em lấy tổng số vòng cuộn phát chính chia cho 220V sẽ ra bao nhiêu vòng 1V, sau đó dùng số vòng đó nhân với điện áp cuộn kích phát sẽ ra số vòng cần quấn.

Chi tiết vào dây thì xem video dưới đây ạ

Cách đấu các cuộn của củ phát xăng 2800:

  • Các cuộn ta vẫn sẽ đấu nối tiếp cùng tên như bthg [đầu – đầu]
  • Sau khi đấu nối tiếp xong ta sẽ được:
    • 2 đầu cuộn phát chính ra ngoài, cấp tải.
    • 2 đầu cuộn kích phát vào dây xanh của AVR
    • 2 đầu dây kích từ vào 2 dây vàng của AVR
  • 1 đầu cuộn phát chính sẽ đi chung với 1 đầu cuộn kích phát.

Củ phát xăng 2800 chạy tụ Honda

Cũng như động cơ 2800, nó cũng có 2 cực, bao gồm:

  • 2 cuộn phát chính.
  • 2 cuộn kích từ.

Các cuộn phát chính được quấn kép với 2 sợi đi song song với nhau và sẽ đưa ra ngoài 4 sợi. [mỗi một cặp phát chính cho ra điện 110, 2 cặp sẽ cho ra 220V]

Hoặc anh em có thể quấn đi đơn nhưng máy sẽ không phát ra 110V nữa [nếu quấn đơn thì cuộn phát ra thẳng điện luôn mà không cần đấu qua hệ thống điện của hãng nữa].

Bước vào dây 1 – 6. Bỏ trống 1 khe ở giữa.

Còn phần kích từ ta vẫn quấn như bình thường, 2 dây kích từ ra tụ.

Dây phát chính ra 4 dây ra nguồn, đấu như động cơ nhật bãi lúc chuyển về 220V

Quấn chuyển củ phát 110V lên 220V

Về cách này thì ta hiểu đơn giản như với số vòng hiện tại thì máy phát ra điện 110V, giờ ta nâng gấp đôi số vòng lên và tính toán sao cho cỡ dây vừa với rãnh quấn thì sẽ ra được điện 220V.

Cách đấu dây cũng vậy, thực chất họ dùng 2 cuộn là để vừa có thể phát được 220V mà khi cần vẫn có thể đấu lại về 110V mà không cần quấn lại. Chi tiết anh em xem trong video

Quấn và đấu củ phát 3 pha

Sơ đồ đấu máy phát Nga 3 pha có đi kèm 3 biến áp

Đặc điểm nhận dạng: máy phát chỉ có 1 cổ góp và 3 chổi than cùng chạy trên cổ góp đó, máy có đi kèm với 3 biến áp hình xuyến có chổi than và có thể tự động ổn áp [giống như biến áp trong Li-oa vậy]

Lưu ý khi đấu biến áp: Điểm đầu của biến áp sẽ là chân mát [chụm 3], điểm giữa là dây kích từ và điểm cuối là dây từ cuộn phát vào.

Dưới đây sẽ là sơ đồ đấu dây của máy phát điện kiểu này.

Sơ đồ đấu máy phát Nga 3 pha có đi kèm 3 biến áp

Cuộn phát sẽ có dây màu đỏ và cuộn kích từ có dây màu đen.

Củ phát 1400 3 pha

Vào dây cuộn phát giống hệt động cơ 3 pha 1400 thông thường, thường củ phát này sẽ được quấn đồng khuôn.

Kích từ cũng có số cuộn tương ứng với một động cơ 3 pha thông thường nên ta có thể hiểu như là 2 chiếc động cơ 3 pha đè vào nhau cũng được

Ngoài kích từ chính thì ta cũng quấn thêm 1 cuộn kích từ phụ nữa, kích từ phụ gồm 4 cuộn [khoảng 5 đến 7 vòng] và đấu như bên máy phát 1 pha.

Đấu dây củ phát 3 pha 1400

Ta cũng đấu như động cơ 3 pha bình thường. Cả cuộn phát và cuộn kích từ đều đấu sao nhưng đầu sao của cuộn phát thì ta đưa ra ngoài với mục đích lấy điện 220.

Củ phát ô tô 28V

Quấn giống như động cơ 3 pha bình thường, không có cuộn kích từ nào cả.

Bên trong đấu sang pin đầu – cuối. ra ngoài đấu tam giác.

Quấn rotor máy phát như thế nào?

Với rô máy phát thì ta xem củ phát đó có bao nhiêu cặp cực thì quấn bằng ấy cuộn dây và đấu nối tiếp cùng tên [đầu – đầu] như bình thường thôi.

Lưu ý nhỏ khi quấn rô thì ta nên quấn xếp lớp để cuộn dây gọn và không rối, tiết kiệm được không gian trong rãnh hoặc sau khi quấn cần đổ keo AB để trong quá trình hoạt động không bị bung dây đồng ra. Bung ra lại chết công bảo hành :]]]

Video liên quan

Chủ Đề