Cách hạ sốt cho người bị ung thư

Hiện nay đang là mùa hè nắng nóng, cũng là thời điểm mà nhiều dịch bệnh bùng phát. Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh, đặc biệt là sốt do nhiễm vi rút đang bùng lên thành dịch tại nhiều địa phương từ vùng nông thôn đến thành phố. Việc nắm được một số kiến thức cơ bản về sốt là rất cần thiết để mọi người tự tin hơn trong chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.


Thân nhiệt của người bị sốt:

Sốt là một triệu chứng phổ biến trên lâm sàng. Gọi là sốt khi thân nhiệt trên 37,5 độ C nếu cặp ở miệng hoặc nhiệt độ đo ở hậu môn trên 38 độ C.
Thông thường, nhiệt độ cơ thể của người thay đổi khi vận động nhiều như chạy, nhảy hoặc trẻ em lúc đùa nghịch. Đặc biệt, trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm.
Ngoài ra, sốt không phải là bệnh. Đó là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi rút, hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do dị ứng với thuốc, ở trẻ em còn có thể sốt do mọc răng hay sau chích ngừa vaccine…

Khi bị sốt, có thể gặp các triệu chứng sau:

- Rét run, gai lạnh.
- Khát nước.
- Da đỏ, nóng, ẩm.
- Rối loạn ý thức như mất định hướng, mê sảng.
- Co giật
Khi bệnh nhân bị sốt có thể điều trị tại nhà nếu:

Khi người bệnh sốt dưới hoặc bằng 39 độ C, ở trẻ em thì vẫn ăn và chơi bình thường, trong khoảng thời gian 2 ngày đầu, có thể điều trị cho người bệnh tại nhà bằng phương pháp vật lý như: Cho bệnh nhân ở nơi thoáng mát, có thể trong nhiệt độ điều hoà từ 25 đến 28 độ, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, lau người, hoặc tắm bằng nước ấm…

Dùng thuốc hạ sốt khi người bệnh sốt >= 39 độ C. Thuốc thường được sử dụng an toàn là Paracetamol liều 10 đến 15 mg/ kg/ lần, có thể dùng lần tiếp theo sau 4 đến 6 giờ.

Khi nào cần đưa người bệnh bị sốt đến bệnh viện

Cần đưa người bệnh đến bệnh viện khi:

- Bệnh nhân sốt cao > 39 độ C không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp.
- Hoặc sốt rất cao >= 41 độ C.
- Ở trẻ em cần đặc biệt chú ý khi có các dấu hiệu bất thường như: bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhày máu….
- Bệnh nhân sốt trên 2 ngày.

Cách xử trí khi người bệnh bị sốt

Khi bệnh nhân đang lên cơn sốt:
- Để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.
- Cặp nhiệt độ: Có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của bệnh nhân. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bệnh nhân áp sát vào ngực.
- Nếu thân nhiệt của người bệnh không quá 39 độ C: Bệnh nhân cần được cởi quần áo ấm, mặc thoáng mát, không đắp chăn. Đặc biệt, theo dõi nhiệt độ của người bệnh thường xuyên, cứ khoảng 1-2 giờ đo 1 lần.
Chườm mát để hạ sốt bằng cách: lau người, hoặc tắm cho người bệnh bằng nước ấm. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp thân mình, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C, mặc lại quần áo cho người bệnh. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.
- Nếu thân nhiệt bệnh nhân từ 39 độ C trở lên: Cần uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữ hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu bệnh nhân buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.
- Cho người bệnh uống nhiều nước, nếu ở trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.
- Cho bệnh nhân ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,… uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh,…

BS CKII. Nguyễn Thị Hải Yến
Khoa Quốc tế - Bệnh viện TƯQĐ 108

Chia sẻ

Ung thư có thể gây ra những cơn đau khác nhau, tuy nhiên chúng ta vẫn có cách để kiểm soát cơn đau do ung thư. Ung thư giai đoạn cuối đau đớn không được kiểm soát thường làm tình trạng sức khỏe bệnh nhân xấu đi và gây ra các biến chứng khác như mệt mỏi, tức giận, trầm cảm, căng thẳng và nhầm lẫn. Những triệu chứng này khiến việc tập trung dành quỹ thời gian vào các thành viên gia đình và bạn bè trở nên khó khăn hơn.

Một trong những cách tốt nhất để điều trị cơn đau liên quan đến ung thư giai đoạn cuối là ngăn cơn đau phát triển hoặc trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể cho người bệnh sử dụng thuốc để điều trị giảm đau. Điều quan trọng là phải dùng thuốc thường xuyên để duy trì mức độ ổn định của thuốc trong cơ thể. Đây là cách hiệu quả nhất để giảm đau.

Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau, tùy thuộc vào loại thuốc và tình trạng sức khỏe người bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn theo những cách khác nhau. Một số loại thuốc có thể uống trực tiếp, được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng miếng dán.

Với những cơn đau nhẹ, thuốc giảm đau không Opioid sẽ là lựa chọn phù hợp, ví dụ như thuốc chống viêm không Steroid [NSAIDS], bao gồm Ibuprofen, Acetaminophen..., được trình bày trong Bảng 1.
 



 


Một số loại thuốc được sử dụng cho các tình trạng sức khỏe khác có thể giúp giảm đau, đặc biệt là đau dây thần kinh. Bao gồm các loại thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như Duloxetine, thuốc ngăn ngừa co giật, chẳng hạn như Gabapentin và Pregabalin, cụ thể trong Bảng 2.



 

Với các cơn đau mức độ trung bình đến nặng, đặc biệt trên bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thì thuốc giảm đau nhóm Opioid là lựa chọn thích hợp, giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các loại thuốc và cách sử dụng các thuốc thuộc nhóm này được trình bày trong Bảng 3.



Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc opioid trên bệnh nhân có sự khác biệt giữa các cá thể người bệnh, chủ yếu liên quan đến hiệu quả giảm đau và tác dụng phụ. Do vậy, trên lâm sàng, bác sĩ điều trị thường phải cân nhắc lựa chọn loại opioid , liều dùng và cách dùng, cách chuyển đổi giữa các loại opioid phù hợp dựa trên một số yếu tố như: mức độ đau, đặc điểm dược động học và được lực học của opioid [PK/PD], hiệu quả và an toàn của thuốc giảm đau trước đó, tính sẵn có của thuốc. Cách thức chuyển đổi của các thuốc opioid được mô tả như trong Bảng 4, Bảng 5, Bảng 6 và Bảng 7 dưới đây.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế [2006], Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh ung thư và bệnh AIDS, Nhà xuất bản Y Học.

2. Fallon M., GiustiF R., et al. [2018], “Management of cancer pain in adult patients: ESMO Clinical Practice Guidelines”, 29 [4] pp. iv166–iv191.

3. National Comprehensive Cancer Network [2016], adult cancer pain.

4. Palliative Care Formulary [PCF3] Twycross et al [2007].

5. CMO document on Opioid Potency Ratios [2005].

6. The Palliative Care Handbook 6th Edition, Wessex SPCT [2007]

Dược sĩ Bạch Văn Dương - Khoa Dược

Bệnh nhân ung thư sau hóa trị thường phải đối mặt với hiện tượng sốt. Vậy hiện tượng sốt sau hóa trị liệu có nguy hiểm không? Làm cách nào để hạn chế hiện tượng này cũng như biết cách xử lý và chăm sóc bệnh nhân ung thư sốt sau hóa trị đạt hiệu quả nhất, mời bạn đọc bài viết dưới đây:

Hiện tương sốt

Sốt là khi nhiệt độ của cơ thể từ 37,5°C trở lên khi cặp ở nách hoặc trên 38°C khi cặp ở hậu môn và kéo dài ít nhất 1 ngày. Nhiệt độ của cơ thể người thường tăng lên một chút về đêm.

Sốt thường xảy ra do các nguyên nhân gây như tổn thương mô, nhiễm trùng [vi khuẩn, virus, ký sinh trùng], phản ứng thuốc, viêm, do khối u phát triển và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

Sốt là một biểu hiện của cơ thể đang cố gắng tiêu diệt các tác nhân lạ mặt xâm nhập vào cơ thể. Vì thế, sốt được coi là cơ chế bảo vệ tự nhiên quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao, kéo dài lại có thể đưa đến những tác dụng có hại cho cơ thể.

Trong quá trình sốt, cơ thể tiêu tốn một lượng lớn các chất để tạo ra nhiệt. Do đó, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung dinh dưỡng, tránh suy kiệt đặc biệt trong trường hợp sốt kéo dài.

Vì sao bênh nhân ung thư thực hiện hóa trị thường bị sốt?

Bệnh nhân đang trong quá trình hóa trị thường có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn bởi sự suy giảm số lượng tế bào bạch cầu – đây là loại tế bào có tác dụng chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Điều quan trọng là cần tìm được nguyên nhân gây ra sốt, chứ không phải việc dùng các thuốc hạ sốt liên tục.

Để phòng tránh nguy cơ này, việc hạn chế tiếp xúc với các nguy cơ nhiễm trùng và vệ sinh là điều hết sức cần thiết.

>>>> Xem thêm bài:Giảm bạch cầu trong hóa trịđể biết thêm thông tin chi tiết.

Biện nhân ung thư sốt sau hóa trị có triệu chứng như thế nào?

Bệnh nhân bị sốt sẽ có triệu chứng sau:               

  • Nhiệt độ da tăng lên
  • Bệnh nhân cảm thấy người ấm, nóng
  • Cảm thấy người mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh, rùng mình
  • Đau mỏi toàn thân
Sốt sau hóa trị liệu

Biện pháp xử lý và chăm sóc bệnh nhân sốt sau hóa trị liệu

Trong trường hợp bệnh nhân ung thư bị sốt, người nhà cần lưu ý những thông tin dưới đây:

  • Theo dõi và cập nhật nhiệt độ 2 – 3 giờ/ lần
  • Cho bệnh nhân uống nhiều dịch như nước hoa quả, súp, nước lọc; dùng các thức ăn mềm, lỏng dễ hấp thu.
  • Đắp chăn nếu bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh.
  • Chườm khăn ấm lên trán, dùng nước ấm lau cơ thể.
  • Khuyên bệnh nhân nên nghỉ ngơi.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc như aspirin, aceraminophen khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
  • Không nên hạ sốt bằng các phương pháp như tắm nước đá, tắm rượu…

Bạn cần đến bệnh viện để được bác sỹ khám và điều trị trong các trường hợp sau:

  • Sốt cao trên 39°C hoặc kéo dài quá 24 giờ
  • Kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng hay bệnh lý khác.

Hiện tượng sốt sau các đợt hóa trị sẽ không còn đáng lo ngại nếu người bệnh cũng như người chăm sóc bệnh nhân biết cách phát hiện và xử lý kịp thời. Hy vọng những kiến thức xoay quanh chủ đề chăm sóc bệnh nhân sốt sau hóa trị liệu đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích.

Mọi thắc mắc về việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư, bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài miễn phí cước gọi 18000069 , đội ngũ chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề