Cách tính sai số tuyệt đối Công nghệ 9

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TIẾT 3 - Tuần 3 Ngày soạn 20 / 09 / 2008 Bài 3. I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức:Biết được công dụng, phân loại của một số đồng hồ đo điện. 2. Kỹ năng: Nắm vững cách sử dụng các đồng hồ đo điện thông dụng. 3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên:Vôn kế xoay chiều: 4 cái, ampe kế xoay chiều: 4 cái, công tơ điện: 1 cái. Đồng hồ vạn năng: 4 cái, bảng phụ bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.5 SGK. Học sinh: Đọc trước bài 3: “DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN”, kẻ bảng3.2 . III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức: [1’ ]Điểm danh, ghi tên HS vắng. 9A1 [ 38] Vắng : .. 9A2 [ 36 ] Vắng : .... 9A3 [ 38 ] Vắng : ... 9A4 [ 37 ] Vắng : ... 2. Kiểm tra bài cũ: [6’] H:Nêu cấu tạo của dây cáp điện? Dây cáp điện dùng để làm gì trong mạng điện? Trả lời: * Gồm: lõi cáp, vỏ cách điện, vỏ bảo vệ. Lõi thường bằng đồng hoặc nhôm, có một sợi hoặc nhiều sợi. Vỏ cách điện thường làm bằng cao su hoặc PVC. Vỏ bảo vệ được chế tạo cho phù hợp với các môi trường lắp đặt khác nhau. * Cáp điện được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối đến mạng điện trong nhà. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài : [ 1‘] Dùng những dụng cụ nào để lắp đặt mạng điện? Đo các đại lượng điện ta dùng gì? Bài mới “DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN” sẽ giải đáp cho các em vấn đề đó. b. Tổ chức hoạt động dạy và học: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của đồng hồ đo điện: I. Đồng hồ đo điện: 1. Công dụng của đồng hồ đo điện: a] Đồng hồ đo điện: Đồng hồ đo điện gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng. b] Công dụng: Đồng hồ đo điện giúp phát hiện những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện. HCL:Hãy kể tên một số loại đồng hồ đo điện mà em biết? HN:Quan sát và nhận biết các loại đồng hồ đo điện ở nhóm? **GV treo bảng phụ bảng 3.1 và yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ hoàn thành bảng 3.1 . HTB:Đọc nội dung đã điền ở bảng 3.1 ? HK-G:Tại sao trên vỏ máy biến áp thường lắp ampe kế và vôn kế? GV nhấn mạnh: Từ đó ta biết được tình trạng làm việc của thiết bị điện, giúp phán đoán nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kĩ thuật HG:Công dụng của đồng hồ đo điện là gì? HY:Mục đích việc lắp công tơ ở mạng điện trong nhà? **GV giáo dục tính tiết kiệm điện năng. TL:Vôn kế, ampe kế, công tơ, đồng hồ vạn năng, HS bổ sung. N: HS làm việc theo nhóm, quan sát, nhận biết và báo cáo. **HS hoạt động nhóm nhỏ hoàn thành bảng 3.1 SGK. -Cường độ dòng điện. -Điện trở mạch điện. -Công suất tiêu thụ của mạch điện. -Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện. -Điện áp. Lớp nhận xét, bổ sung. TL:Để kiểm tra trị số định mức của cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạng điện. HS tiếp thu. TL:Đồng hồ đo điện giúp phát hiện những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện. TL: Mục đích việc lắp công tơ ở mạng điện trong nhà là để đo điện năng tiêu thụ của gia đình **HS tiếp thu. 12’ Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phân loại đồng hồ đo điện: 2. Phân loại đồng hồ đo điện: [SGK] *GV treo bảng phụ: bảng 3.2 . HN:Hoạt động nhóm nhỏ hoàn thành bảng 3.2? HY:Đồng hồ đo điện được phân thành những loại nào? **GV nhấn mạnh về sự phân loại đồng hồ đo điện và cách sử dụng một số đồng hồ điện. GV treo bảng phụ bảng 3.5 . HNN:Hoạt động nhóm hoàn thành bảng 3.5? GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm. *HS quan sát. HS hoạt động nhóm nhỏ hoàn thành bảng 3.2 . TL:Loại đo cường độ dòng điện, loại đo hiệu điện thế, loại đo điện trở, loại đo điện năng, loại đo công suất. **HS tiếp thu. N: HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng 3.5. Đại điện các nhóm báo kết quả hoạt động của nhóm: 1. S. Từ sai: “oát kế”. Từ đúng: “ôm kế”. 2. S. Từ sai: “song song”. Từ đúng: “nối tiếp”. 3. Đ. 4. S. Từ sai: “nối tiếp”. Từ đúng: “song song”. 08’ Hoạt động 3: Tìm hiểu ký hiệu của đồng hồ đo điện: 3. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện: Vôn kế V Ampe kế A Oát kế W Công tơ kWh Ôm kế Cấp chính xác 0,1; 0,5; Điện áp thử cách điện 2kV Phương đặt dụng cụ đo , HCL:Nêu các kí hiệu trên mặt đồng hồ đo điện? GV treo bảng phụ bảng 3.3 . H:Hãy quan sát bảng 3.3 tìm hiểu một số kí hiệu trên mặt đồng hồ đo điện. HK:Giải thích ý nghĩa các kí hiệu trên mặt vôn kế? HTB:Giải thích ý nghĩa các kí hiệu trên mặt ampe kế? GV nhấn mạnh kí hiệu trên mặt đồng hồ đo điện. GV giới thiệu: Cấp chính xác thể hiện sai số của phép đo. Để tính sai số ta lấy giá trị đo nhân với cấp chính xác rồi chia cho 100. Ví dụ: Vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là: 300.5/100 = 4,5V HTB:Ampe kế có thang đo 25A, cấp chính xác 0,4 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là bao nhiêu? TL: HS nêu các kí hiệu trên mặt đồng hồ đo điện. HS quan sát. HS tìm hiểu các kí hiệu trên mặt đồng hồ đo điện. HS giải thích. HS giải thích. HS tiếp thu. TL:Sai số tuyệt đối lớn nhất của ampe kế là: 25.0,4 /100= 0,1 [A] Hoạt động 4: Tìm hiểu dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điên: II. Dụng cụ cơ khí: 1. Dụng cụ cơ khí: Dụng cụ cơ khí dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, 2. Vai trò của dụng cụ cơ khí: Hiệu quả của công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng đúng các dụng cụ lao động. HN: Hãy thảo luận nhóm nhỏ tìm các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà. ** Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. H:Thợ điện sử dụng những dụng cụ cơ khí nào để lắp đặt mạng điện? HY:Các loại dụng cụ cơ khí dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà? HK:Việc lựa chọn và sử dụng dụng cụ cơ khí không thích hợp thì dẫn tới điều gì? HTB:Vai trò của các dụng cụ cơ khí trong việc lắp đặt mạng điện? HNN:Hoạt động nhóm nhỏ hoàn thành bảng 3.4 ? **Gọi đại diện nhóm trình bày kết qủa thảo luận. *GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. *GV nhấn mạnh tên và công dụng của các dụng cụ cơ khí trong hình 3.4. HG:So sánh vai trò của đồng hồ đo điện và dụng cụ cơ khí? HS hoạt động nhóm nhỏ tìm các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà. **Đại diện một nhóm báo cáo kết quả tìm các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung: TL:Thước , thước kẹp, pan me, vít tròn, vít dẹp, búa, cưa, kìm cắt, kìm mỏ tròn, kìm tuốt dây, kìm giữ dây, khoa tay, khoan điện, mỏ hàn TL:Dụng cụ cơ khí dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, TL:Lắp đặt khó khăn, làm việc không hiệu quả, không năng suất, TL:Giúp cho việc lắp đặt mạng điện thực hiện dễ dàng, hiệu quả và năng suất cao NN:HS hoạt động nhóm nhỏ hoàn thành bảng 3.4 . **Đại điện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung: *HS lắng nghe, tiếp thu. *HS lắng nghe, thu nhận thông tin , xử lý thông tin TL:Trong lắp đặt mạng điện dụng cụ cơ khí quan trọng hơn vì nó rất cần thiết và giúp cho việc lắp đặt được dễ dàng, hiệu quả và năng suất còn đồng hồ đo điện dùng khi kiểm tra sửa chữa mạng điện. Hoạt động 5: Nhận biết một số dụng cụ cơ khí quen thuộc: 3. Một số dụng cụ cơ khí quen thuộc: HN:Hoạt động nhóm nhận biết các dụng cụ cơ khí và tìm hiểu cách sử dụng chúng? ** Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV nhấn mạnh cách sử dụng các dụng cụ cơ khí. HG:Đối với việc lắp đặt mạng điện thì đồng hồ đo điện và dụng cụ cơ khí thứ nào quan trọng hơn? N: HS hoạt động nhóm nhận biết các dụng cụ cơ khí và tìm hiểu cách sử dụng các dụng cụ cơ khí đó. *Đại diện từng nhóm báo cáo nhận biết và cách sử dụng phần dụng cụ do GV chỉ định, *Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. *HS lắng nghe, thu nhận thông tin , xử lý thông tin TL:Dụng cụ cơ khí quan trọng hơn. Vì nó giúp việc lắp đặt mạng điện được nhanh, hiệu quả, năng suất còn đồng hồ đo điện chủ yếu dùng để kiểm tra, phát hiện các hư hỏng, tình trạng làm việc của mạng điện thiết bị điện. 06’ Hoạt động 6: Củng cố , vận dụng : HY:Hãy kể tên một số loại đồng hồ đo điện mà em biết? HK-G: Vônkế có thang đo 500V, cấp chính xác 0,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là bao nhiêu? HTB: Trên mặt đồng hồ đo điện có ghi: 0,1; 2kV; .Hãy cho biết ý nghĩa các ký hiệu này? trong việc lắp đặt mạng điện? HY:Các loại dụng cụ cơ khí dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà HTB:Vai trò của các dụng cụ cơ khí trong việc lắp đặt mạng điện? HG:Đối với việc lắp đặt mạng điện thì đồng hồ đo điện và dụng cụ cơ khí thứ nào quan trọng hơn? TL:Đồng hồ đo điện gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng. TL: Sai số tuyệt đối lớn nhất của Vôn kế là: 500 . 0,5 /100 = 2, 5[V] TL: 0,1 là cấp chính xác của đồng hồ đo điện. 2kV là điện áp thử cách điện. Khi đo đồng hồ được đặt nằm ngang. TL:Dụng cụ cơ khí dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, TL:Giúp cho việc lắp đặt mạng điện thực hiện dễ dàng, hiệu quả và năng suất cao TL:Dụng cụ cơ khí quan trọng hơn. Vì nó giúp việc lắp đặt mạng điện được nhanh, hiệu quả, năng suất còn đồng hồ đo điện chủ yếu dùng để kiểm tra, phát hiện các hư hỏng, tình trạng làm việc của mạng điện thiết bị điện. 4.Dặn dò: [10’] Về nhà học kĩ bài.Trả lời các câu hỏi SGK. Tìm hiểu cách sử dụng các dụng cụ cơ khí dùng để lắp đặt và sửa chữa mạng điện. Tiết sau học bài 4: “Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện”. Bài tập về nhà:Trình bày cách sử dụng của đồng hồ AVO sau: a. Một đồng hồ vạn năng có cái chuyển mạch như hình vẽ 1: b. Một đồng hồ vạn năng có cái chuyển mạch như hình 2 Hình 1 Hình 2 IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: .. ..

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
  2. KiỂM TRA BÀI CŨ ? Hãy kể tên một số loại đồng hồ đo điện mà em biết?  Trả lời : Đồng hồ đo điện gồm có: vôn kế, ampe kế, oát  kế, công tơ,  ôm kế, đồng hồ vạn năng. ? Vôn kế có thang đo 500V, cấp chính xác 0,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là bao nhiêu?  Trả lời : Sai số tuyệt đối lớn nhất của Vôn kế là:    500 . 0,5 /100 =  2, 5[V]
  3. KiỂM TRA BÀI CŨ ? Trên mặt đồng hồ đo điện có ghi: → 0,1; 2kV; Hãy cho biết ý nghĩa các ký hiệu này? Trả lời : Ký hiệu → cho biết khi đo đồng hồ đặt nằm ngang. Ký hiệu 0,1 cho biết cấp chính xác của đồng hồ đo điện. Ký hiệu 2kV cho biết điện áp thử cách điện. ? Tác dụng của đồng hồ điện?  Trả lời : Tác dụng của đồng hồ điện:  Đồng hồ đo điện giúp  phát hiện những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng  làm  việc  không  bình  thường  của  mạch  điện  và  đồ  dùng điện. 
  4. Tiết trước các em đã tìm hiểu về dụng cụ dùng trong lắp đặt mạch điện. Hôm nay các em tìm hiểu Bài 4 “Thực hành: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐIỆN ”. Chủ yếu các em tìm hiểu đồng hồ vạn năng [AVO] và tiến hành đo điện trở trên bảng thực hành đo điện trở. Tiết 4,5,6 - BÀI 4 SƯ DUNG ĐÔNG HÔ ĐO ĐIÊN ̉ ̣ ̀ ̀ ̣
  5. DỤNG CỤ, VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ Để thực hành bài “Sử dụng đồng hồ đo điện”, chúng ta cần phải có những dụng cụ, vật liệu, thiết bị nào? Dụng cụ: Kìm điện , tua vít , bút thử điện Đồng hồ đo điện: • Ampe kế [điện từ, thang đo 1A] • Vôn kế [điện từ, thang đo 300V] . • Ôm kế. • Đồng hồ vạn năng. Vật liệu: * Bảng thực hành đo điện trở. * Dây dẫn điện.
  6. 1. GiỚI THIỆU ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG VOM [ volt ohm miliampere meter] Đồng hồ vạn năng [VOM] là thiết bị đo không thể thiếu đối với bất kì một kĩ thuật viên điện tử. Đồng hồ vạn năng có ba chức năng chính: ­ Volt Đo điện áp ­ Ohm Đo điện trở ­ Miliampere Đo dòng điện
  7. 2. MỘT SỐ ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG a. Chỉ thị kim
  8. 2. MỘT SỐ ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG a. Chỉ thị hiện số [ điện tử ]
  9. 3. CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỒNG HỒ ĐO ĐiỆN Gồm 2 phần: cơ cấu đo và mạch đo CƠ CẤU ĐO Các bộ phận của Ampe kế. 1: Nam châm. 2: Lò xo xoắn.  3: Chốt giữ lò xo. 4: Thước [ thang] hình cung. 5: Cuộn  dây dẫn điện. 6: Kim. 
  10.  ĐỒNG HỒ ĐO VẠN NĂNG [V.O.M] ­ Kiểu 1 VOM [ volt ohm miliampere meter] Kim chỉ Vít chỉnh không Núm chỉnh không Mặt trước của ôm kế Khóa chuyển Đầu đo chung mạch COM Đầu đo
  11. ĐỒNG HỒ ĐO VẠN NĂNG [V.O.M] ­ Kiểu 1  Thang giá trị điện trở Thang giá trị điện áp [hiệu điện thế ] xoay Thang chiều giá trị điện áp [hiệu điện thế] một chiều
  12. ĐỒNG HỒ ĐO VẠN NĂNG [V.O.M] ­ Kiểu 1  Thang đo điện áp Thang xoay đo điện chiều áp một chiều Thang đo điện trở Lỗ cắm Lỗ cắm que đo que đo màu màu đỏ đen [-] [+]
  13. ĐỒNG HỒ ĐO VẠN NĂNG [V.O.M] ­ Kiểu 2 Kim chỉ Vít chỉnh không Khóa chuyển mạch 1 Mặ t trước Khóa chuyển mạch 2 Đầu đo chung COM Núm chỉnh không của ôm kế Đầu đo [+] [ Cắm que đo màu đỏ ]
  14. ĐỒNG  HỒ  VẠN  NĂNG  [VOM  ]  LOẠI CHỈ  THỊ KIM, CÁC  BẠN SỬ  DỤNG NHƯ THẾ NÀO  ?
  15.  4. CÁCH SỬ DỤNG ĐO ĐỒNG HỒ V.O.M a. Đo điện áp xoay chiều [AC]
  16. *Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn một nấc [ Nếu không biết khoảng điện áp thì phải đặt đồng hồ ở thang đo cao nhất rồi điều chỉnh về mức thấp dần ] Ví dụ: Nếu đo điện áp của mạng điện trong nhà AC 220V ta để thang AC 250V Đọc trị số : SỐ ĐO = SỐ ĐỌC [ số chỉ của kim] X [ THANG ĐO / VẠCH ĐỌC ] Ví dụ : Để thang đo 250 VAC ; Khi đọc trên thang đo 250 ta thấy kim chỉ 150 thì giá trị đo là : SỐ ĐO [Giá trị đo] = 150 x 250 / 250 = 150 V
  17. Chú ý – Cẩn thận : * Tuyệt đối không để  thang  đo  điện  trở  hay thang đo  dòng  điện  khi  đo  vào  điện  áp  [Cả  AC  và DC]  *  *  Nếu  nhầm  đồng  hồ  sẽ  bị  hỏng  ngay  lập tức !!! Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC, đồng hồ VOM sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ
  18. Chú ý – Cẩn thận : Để nhầm thang đo dòng, đo vào nguồn AC sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ
  19. Chú ý – Cẩn thận : Để thang DC đo áp AC thì kim đồng hồ không báo [không lên kim] tuy nhiên đồng hồ không hỏng

Page 2

YOMEDIA

Đến với những bài giảng được thiết kế tỉ mỉ, lòng ghép được trọn ven nội dung bài học về Thực hành - Sử dụng đồng hồ đo điện. Qúy bạn đọc sẽ có những tiết dạy và học rất thú vị, nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo của môn học đề ra. Qua bài thực hành này, giúp cho học sinh nắm kiến thức biết công dụng , cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng. Có kỹ năng đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện.Có thái độ đảm bảo an toàn điện khi thực hành.

04-04-2014 1027 94

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề