Cách tính định mức ván khuôn

Việc tính khối lượng ván khuôn dầm là cực kỳ cần thiết trong quá trình xây dựng, nhằm đảm bảo chất lượng của công trình sau khi hoàn thành sẽ đúng với thiết kế cũng như đạt được độ bền cao nhất, đồng thời đảm bảo vấn đề nguồn vật liệu công trình được sử dụng đúng mức, tiết kiệm chi phí. Trong bài viết sau, xây dựng Hòa Bình sẽ hướng dẫn cách tính khối lượng ván khuôn dầm chi tiết nhất. Mời bạn tham khảo.

Ván khuôn dầm là gì?

Ván khuôn là những mẫu ván đã được xử lý để tạo ra hình thù của các kết cấu công trình bê tông. Nó có chức năng vô cùng quan trọng trong tạo hình cũng như chất lượng bề mặt của kết cấu bê tông trong quá trình xây dựng. Ván khuôn được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, nhựa, thép, nhôm…

Ván khuôn dầm là loại ván được thiết kế với kết cấu bao gồm phần mở xuyên qua, ở phái trên không được đóng, có nhiều khung ván hỗ trợ để hạn chế các bên. 

Vật liệu làm ván khuôn dầm thường là bằng gỗ, được thực hiện bằng phương cách dùng thanh giằng trên đỉnh của một thành dọc để tạo nên ván khuôn.

Ván khuôn dầm giữ vai trò quan trọng trong thi công công trình

Ván khuôn dầm được chia thành 2 phần:

+ Ván khuôn thành dầm: Đối với dầm mà có chiều cao nhỏ thì thường sẽ bố trí hệ khung đỡ tương ứng theo cấu tạo để phù hợp với khoảng cách giữa các cột chống đáy dầm. Còn đối với những loại dầm có chiều cao lớn hơn thì khi thi công cần phải tính toán sao cho phù hợp với khả năng chịu lực của ván khuôn. 

+ Ván khuôn đáy dầm: Ván khuôn này sẽ được nâng đỡ bởi một hệ thành ngang cùng với cột chống ở đáy dầm, đảm bảo khoảng cách giữa các cột chống đáy dầm cần phải được tính toán một cách chính xác, đảm bảo khả năng chịu lực tối ưu, không được vượt quá độ võng cho phép của ván khuôn đáy dầm. 

Cách tính khối lượng ván khuôn dầm

Việc tính khối lượng ván khuôn dầm là cực kỳ cần thiết trong quá trình xây dựng, nhằm đảm bảo chất lượng của công trình sau khi hoàn thành sẽ đúng với thiết kế cũng như đạt được độ bền cao nhất. Ngoài ra, việc tính toán khối lượng nhằm mục đích đảm bảo vấn đề nguồn vật liệu công trình được sử dụng đúng mức, tiết kiệm chi phí. 

Tính ván khuôn dầm sẽ bao gồm ván khuôn thành dầm cộng với đáy dầm.

Phương pháp tính đó chính là bóc ván khuôn thành dầm [chiều cao được tính từ đáy dầm đến đáy sàn]. Bạn có thể tham khảo cách tính dưới đây, việc tính toán có thể thực hiện trên excel hoặc các phần mềm chuyên dụng để đảm bảo kết quả chính xác cao nhất. 

- Tính khối lượng ván khuôn các đoạn dầm

Cách 1: Diện tích ván khuôn = Số lượng * Chiều dài dầm * [Bề rộng dầm + 2 x bề cao dầm]

Cách 2: Diện tích ván khuôn = Số lượng * Chiều dài dầm * 2 x chiều cao dầm

- Tính [bóc] khối lượng ván khuôn nút giao

+ Tính toàn bộ [tổng] diện tích xung quanh nút giao

Diện tích ván khuôn nút = số lượng * [chu vi + bề rộng dầm] * chiều cao dầm max

+ Trừ các đầu dầm chiếm chỗ [đếm theo từng loại dầm]: Diện tích ván khuôn trừ [loại dầm] = Số lượng mặt cắt * chiều rộng dầm * chiều cao dầm

- Trừ đi vị trí dầm giao nhau [tại vị trí không có cột].

Một ví dụ tính khối lượng ván khuôn dầm

Khi nào sẽ tiến hành tháo dỡ ván khuôn dầm?

Trong thi công xây dựng công trình thì việc tháo dỡ đóng vai trò quan trọng, công trình phải đảm bảo về chất lượng thì mới thực hiện khâu tháo dỡ. Đặc biệt là việc tháo dỡ ván khuôn dầm phải cần thực hiện vào đúng thời điểm, tháo dỡ cẩn thận, đảm bảo an toàn.

+ Bạn sẽ tiến hành việc tháo dỡ ván khuôn dầm khi mà bê tông đạt được mức cường độ kết cấu cần thiết theo tiêu chuẩn, có thể chịu được các lực từ trọng tải của bản thân nó hoặc các tải trọng khác trong quá trình thi công. 

+ Khi thi công, cần đảm bảo ván khuôn dầm phẳng, không bị biến hình, kín khít. 

+ Khoảng cách của phần ván khuôn dầm và thép phải được định vị bằng con kê, nằm trong phạm vi cho phép theo tiêu chuẩn. 

+ Chiều cao, chiều rộng của ván khuôn dầm và cấu kiện bê tông sau thành phẩm phải đảm bảo đúng theo thiết kế được đưa ra. 

Xây dựng Hòa Bình đã đưa ra cách tính khối lượng ván khuôn dầm một cách chi tiết để bạn đọc có thể tham khảo và ứng dụng vào trong quá trình thiết kế cũng như thực thi công trình.

Ván khuôn phủ phim là vật liệu rất cần thiết trong ngành xây dựng hiện nay. Để sử dụng một cách hiệu quả, nhằm khai thác hết tính năng của ván khuôn phủ phim, chúng tôi xin được chia sẻ với bạn chỉ số định mức ván khuôn phủ phim cũng như hướng dẫn quy trình thi công ván phủ phim trong công trình xây dựng một các chuẩn xác.

Giải đáp định mức ván khuôn phủ phim

Ván khuôn phủ phim có giá rẻ hơn so với ván gỗ thông thường nhưng không có nghĩa là nhà đầu tư sẽ lãng phí chúng. Nhờ sự phát triển của công nghệ nên ván khuôn phủ phim có chất lượng cao và có thể tái sử dụng nhiều lần. Việc dùng 1 lần rồi bỏ luôn là không kinh tế và không một nhà đầu tư nào muốn  “chôn tiền vào đất” , ngoại trừ những trường hợp bắt buộc. 

Định mức ván khuôn phủ phim là tính đến việc luân chuyển dùng nhiều lần. Số lần dùng phụ thuộc vào từng loại ván khuôn. Theo kinh nghiệm của các chủ đầu tư thì với 100m2 ván ép phủ phim sau khi gia công lắp đặt và tháo dỡ thì nó sẽ hao mòn 15m2 mà thôi. Số còn lại vẫn dùng được bình thường.

Luân chuyển ở đây có nghĩa là mỗi lần dỡ ván khuôn sẽ được tính là một lần luân chuyển, nếu kéo dài thời gian để ván khuôn trên 30 ngày thì được tính là 2 lần luân chuyển, trên 60 ngày được tính là 3 lần luân chuyển… kể từ ngày đổ bê tông. Ván ép phủ phim làm ván khuôn đúc bê tông tại chỗ sử dụng luân chuyển 8 lần, từ lần thứ 2 trở đi mỗi lần được bù hao hụt 3% so với lần đầu. 

Quy trình thi công ván khuôn phủ phim

Bước 1: Dựng hệ thống giàn giáo

Giàn giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo sự ổn định, chắc chắn, dễ tháo lắp và không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép.

Bước 2: Trải đà chính

Thanh đà chính là thanh chịu lực chính đỡ toàn bộ sàn. Nó nằm trên đầu chữ “U” của dàn giáo và khoảng cách giữa các thanh đà tốt nhất từ 600 – 620mm.

Bước 3: Trải đà phụ

Các thành đà phụ sẽ được liên kết trực tiếp với ván khuôn phủ phim bằng ốc vít, khoảng cách tối đa là 40mm, khoảng cách cụ thể sẽ phụ thuộc quy cách của mặt bê tông và chiều dày ván khuôn sao cho đảm bảo an toàn trong thi công, cụ thể:

  • Cốp pha sàn: Đối với sàn bê tông dày 200mm, khoảng cách đà phụ tối đa là 300mm [ván 12mm], 350mm [ván 15mm], 400mm [ván 18mm]
  • Cốp pha dầm và cột: Cốp pha được cắt theo kích thước thực tế của dầm, cột. Khoảng cách thanh phụ ngang: tối đa là 800mm [ván 12mm], 900mm [ ván 18mm], 1000mm [ván 18mm].

Bước 4: Ghép các tấm cốp pha

Yêu cầu khi thực hiện ghép các tấm cốp pha đó là cốp pha phải được khép kín, khít để không làm mất xi măng, đồng thời bảo vệ được bê tông dưới tác động của thời tiết. Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép. Ngoài ra, không nên dùng quá nhiều dầu nhớt vì nó làm giảm độ dính của lớp sơn phủ chống thấm khi sơn lại.

  • Cốp pha sàn: Dùng băng keo dán dọc theo các mối nối giữa các tấm ván, có thể dùng dầu nhớt quét một lớp mỏng lên toàn bộ bề mặt ván để dễ dàng tháo dỡ ván sau này.
  • Cốp pha cột và dầm: Liên kết các tấm bằng bu lông và dùng thêm gông trợ lực trong trường hợp coppha cột.

Bước 5: Tháo dỡ ván khuôn

Cốp pha, giàn giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết [kết cấu chịu được tải trọng lớn]. Khi tháo dỡ cần tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông. Cốp pha, giàn giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đóng rắn có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50%daN/cm2.

Khi tháo dỡ ván khuôn ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện các bước như sau:

  • Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông
  • Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn dưới và giữ lại cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.

Ván khuôn phủ phim có thể tái sử dụng nhiều lần. Đây là một trong những khả năng rất được các nhà thầu ưa chuộng. Nếu chất lượng ván phủ phim càng tốt, thì số lần tái sử dụng càng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, để có thể luân chuyển sử dụng ván được nhiều lần cũng như đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất, nhà thầu cần bảo quản mặt, chống thấm các cạnh của ván khuôn cũng làm sạch và sửa chữa ván khi cần thiết. 

Xem thêm:

Tìm hiểu về ván cốp pha xây dựng

Video liên quan

Chủ Đề