Cách trị bỏng bô xe máy cho trẻ em

Bỏng bô xe máy rất thường gặp, vì ở nước ta xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương, nếu vết thương nhẹ có thể xử lý tại nhà. Ngược lại, các trường hợp bị chấn thương nặng, cần phải thăm khám bác sĩ để được đánh giá và điều trị, tránh tình trạng để lại sẹo mất thẩm mỹ.

Các vết bỏng bô xe máy có mức độ nghiêm trọng khác nhau và mặc dù một số vết bỏng có thể được điều trị tại nhà, nhưng những vết bỏng nặng hơn có thể cần điều trị y tế chuyên biệt.

Có thể bạn chưa biết, bộ giảm thanh của xe máy hay còn gọi là bô xe khi xe chạy có thể đạt tới 500 độ C và chỉ mất một giây để đốt cháy da, gây ra một vết thương rất sâu.

Xe máy là phương tiện di chuyển sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, dù có cẩn thận đến đâu thì người chạy xe vẫn có thể xảy ra bỏng. Để tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương và để lại sẹo, việc đầu tiên khi bị bỏng bô xe máy là sơ cứu đúng cách khi bị bỏng bô, bỏng nhiệt

Cụ thể là bước đầu tiên trong điều trị bỏng do bô xe máy là xác định phân độ bỏng: Độ một, độ hai hoặc độ ba. Cách hiệu quả nhất để xác định loại bỏng là đánh giá mức độ tổn thương do chấn thương gây ra - hay cụ thể hơn là lớp da bị bỏng. Càng nhiều lớp da bị tổn thương, tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn.

1.1 Bỏng độ 1

Bỏng độ 1 chỉ làm tổn thương khu trú trên lớp da đầu tiên. Một trong những hình thức phổ biến của bỏng cấp độ 1 được ví dụ là bỏng nắng thông thường.

Các triệu chứng phổ biến liên quan đến bỏng độ 1 là: Vùng da bị ảnh hưởng chỉ tấy đỏ, sưng nhẹ và đau nhẹ. Thời gian phục hồi điển hình cho vết bỏng độ 1 do bô xe máy là trong từ 2 đến 3 ngày.

1.2 Bỏng độ 2

Bỏng độ 2 làm tổn thương cả lớp da thứ nhất và thứ hai.

Các triệu chứng liên quan đến bỏng độ 2 tương tự như bỏng độ 1 nhưng đau dữ dội hơn và có thể nổi mụn nước. Thời gian phục hồi điển hình cho vết bỏng bỏng độ 2 là 2 đến 3 tuần.

1.3 Bỏng độ 3

Bỏng độ 3 là loại bỏng nguy hiểm nhất và gây tổn thương tất cả các lớp, từ da đến cơ hoặc xương. Những vết bỏng này cũng là do tiếp xúc trực tiếp với vật nóng, ngọn lửa và bỏng nước với sự khác biệt là mức độ tiếp xúc mạnh hơn so với bỏng độ 2.

Các triệu chứng phổ biến liên quan đến bỏng độ 3 là: Da cháy đen hay chuyển sang trắng hoặc vàng, sưng nhiều, da sần sùi và không đau do tổn thương cả mô lẫn các đầu dây thần kinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, quá trình hồi phục sau bỏng độ 3 có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm.

Cách trị bỏng bô xe máy không để lại sẹo là câu hỏi được nhiề

Bỏng độ 1 và bỏng độ 2 phần lớn được xử trí bằng các phương pháp giống nhau là sơ cứu cơ bản theo quy trình thích hợp trong từng trường hợp như sau:

2.1 Bỏng độ 1 và bỏng độ 2 mức độ nhẹ

Rửa vùng da bị ảnh hưởng bằng nước mát [không phải nước lạnh]. Nước lạnh [hoặc nước đá] có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể của nạn nhân và gây tổn thương thêm cho vùng bị ảnh hưởng. Do đó, chỉ nên ngâm vùng bị ảnh hưởng trong nước mát trong 10-15 phút.

Sau đó, che khu vực này bằng một miếng gạc vô trùng, hoặc băng quấn, vừa giúp tránh tác động từ bên ngoài vào vết bỏng và vừa giúp giảm đau. Đảm bảo rằng miếng băng vừa khít với khu vực này. Tránh băng quấn quá chặt vì có thể gây tổn thương thêm cho da.

2.2 Bỏng độ 2 mức độ nghiêm trọng

  • Nếu bỏng độ 2 gây ra các vết phồng rộp và bao phủ một vùng đáng kể trên da thì cần phải điều trị thêm ngoài sơ cứu cơ bản để chăm sóc đúng cách cho vùng bị bỏng, tránh nguy cơ để lại sẹo sau này.
  • Nếu vết bỏng có mụn nước, thực hiện theo các bước nêu trên. Nhắc lại việc đảm bảo giữ cho miếng gạc lỏng lẻo hơn một chút, điều này sẽ ngăn mụn nước vỡ ra.
  • Không làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào hình thành trên bề mặt vết bỏng. Những mụn nước này đã phát triển để giúp chữa lành khu vực bị ảnh hưởng và việc làm vỡ chúng có thể dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng, đau đớn nhiều hơn và tăng khả năng hình thành sẹo.
  • Nếu vết bỏng độ 2 mức độ nghiêm trọng đã hình thành mụn nước và bị loét ra thì xử trí như bỏng độ 3.

  • Người bị nạn phải nhận sự trợ giúp y tế ngay lập tức trong mọi tình huống để được vận chuyển ngay đến trung tâm y tế gần nhất.
  • Không cởi bỏ quần áo, phụ kiện hoặc vật liệu khác ra khỏi khu vực bị bỏng trong bất kỳ trường hợp nào, vì làm như vậy có thể gây ra thiệt hại thêm trên vết thương.
  • Không rửa vết bỏng trong nước mát hay nước lạnh vì có thể gây hạ thân nhiệt hoặc sốc.
  • Tốt nhất là chỉ tiến hành băng khu vực da bị ảnh hưởng bằng băng sạch, mát và ẩm. Không đè lên băng mà chỉ để chúng phủ nhẹ trên bề mặt vết thương.
  • Nâng cao vùng da bị ảnh hưởng nếu có thể để giúp làm giảm sưng hơn nữa, tốt nhất là nâng vượt lên trên mức của trái tim.
  • Trong trường hợp nếu không thể nhận được hỗ trợ y tế trong 24 giờ hoặc lâu hơn, hãy băng lại vùng bị bỏng bằng băng sạch, mát và ẩm cách ngày. Đảm bảo làm ẩm băng cũ trước khi bóc ra nhằm hạn chế làm tổn hại thêm trên vết thương.

Cần sơ cứu đúng cách để trị sẹo bỏng bô

Ngoài các bước sơ cứu nên trên, nhằm tránh yêu cầu phải trị sẹo bỏng bô sau này, cách tốt nhất là chủ động phòng tránh các nguy cơ làm tăng khả năng hình thành sẹo với các lưu ý như sau:

  • Luôn làm ẩm ướt băng quấn cũ trước khi tháo ra để thay thế bằng băng quấn mới.
  • Chỉ thực hiện che nhẹ vùng bị bỏng bằng băng không dính vô trùng và cố định lại bằng dụng cụ gài băng hay kim kẹp bên ngoài. Không tạo áp lực lên vùng bị bỏng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về việc sử dụng các thuốc trị sẹo phỏng bô bôi lên vết bỏng
  • Không làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào vì làm vỡ các mụn nước có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, không thoa nước đá hoặc thuốc mỡ. Tất cả đều có thể gây nhiễm trùng cho vùng da bị tổn thương.
  • Nên uống thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen để kiểm soát cơn đau. Thường thì cơn đau ban đầu sẽ biến mất khi cơ thể tiết ra adrenaline, nhưng hãy nhớ rằng cơn đau sẽ thường trở lại sau khi hồi phục sau cú sốc ban đầu do chấn thương gây ra. Tốt nhất bạn nên uống thuốc giảm đau ngay khi bị thương. Có thể kèm theo thuốc chống dị ứng để làm giảm ngứa da, tránh vô tình gây xây xát thêm lên vết bỏng.
  • Khi vết bỏng chậm lành hay có dấu hiệu bất thường, cần nghi ngờ khả năng nhiễm trùng. Thật vậy, các vùng da bị bỏng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sống và gây bệnh nên rất dễ bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu của nhiễm trùng có thể là sưng và đau nhiều hơn, làm tăng khả năng lành sẹo xấu về sau.
  • Cần thăm khám sớm để được chăm sóc chuyên biệt nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau:
  • Vùng da bị bỏng trở nên phồng rộp, có đường kính lớn hơn 5 cm hoặc đang chảy dịch, mủ.
  • Có triệu chứng của nhiễm trùng như sốt, sưng tấy, tấy đỏ nhiều hơn, chảy dịch hoặc tăng mức độ đau.
  • Không tiêm phòng uốn ván trong 10 năm qua.
  • Vùng đỏ lan ra ngoài vùng bị bỏng hoặc tổn thương mô lan rộng.

Tóm lại, xe máy là một phương tiện giao thông tiện lợi trong đô thị đông đúc nhưng cũng đi kèm với rủi ro. Cho dù đó là vết bỏng bô xe máy hay tai nạn do va chạm khi lưu thông với nhiều mức độ khác nhau đều có thể gây trở ngại và ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, khi vô tình gặp phải, hãy đảm bảo cách trị bỏng bô xe máy không để lại sẹo như trên đây đúng cách ngay từ đầu để giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo về sau.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bố mẹ cần phải có những kiến thức và biết cách xử lý cần thiết khi bé bị bỏng để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do không sơ cứu kịp thời.

  • Cảnh báo khẩn thiết của người mẹ có con bị bỏng nặng bởi thứ rất nhiều người để ngoài vườn
  • Nguy cơ trẻ bị bỏng mắt từ những lọ dung dịch nhà nào cũng có
  • Cha mẹ bất cẩn: Con "đối mặt" với tử thần do bị bỏng

Bỏng pô xe máy là một trong những tai nạn mà các bé dễ gặp phải trong lúc vui chơi hoặc sơ sẩy không may. Khi bị bỏng, hầu hết các bé đều hoảng sợ và không biết phải làm như thế nào, chính vì vậy, các bậc cha mẹ lúc này cần phải có những kiến thức và biết cách xử lý cần thiết để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do không sơ cứu kịp thời.


Bỏng pô xe máy là vết thương nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. [Ảnh: Internet]


Đối với người lớn, khi bị bỏng pô có thể chịu được cơn đau nhưng đối với các bé thì không như vậy. Nhiệt độ cao của ống pô xe máy sẽ làm cho làn da nhạy cảm đỏ lên và gây ra đau đớn cho các bé. Do làn da mỏng và còn non nên vết bỏng của các bé sẽ lâu lành hơn ở người lớn.


Thông thường vết bỏng pô xe thường là bỏng sâu vì độ nóng của pô xe rất cao nhưng nhiều người không biết, tự điều trị nên mãi không khỏi. Để giúp cho bé không bị đau đớn kéo dài cũng như vết phỏng mau lành và hạn chế sẹo đồng thời không dẫn đến những biến chứng xấu các mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau:


1. Xử lý nhanh khi trẻ bị bỏng pô xe máy


- Nhanh chóng dội nước lạnh sạch lên vùng bị bỏng hoặc ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch càng sớm càng tốt. Việc này sẽ làm mát, đồng thời làm cho vết bỏng không đi sâu vào cơ thể vì các vết bỏng sâu rất lâu lành và chắc chắn để lại sẹo. Chỉ nên ngâm vết bỏng trong nước hoặc chườm đá từ 15 – 20 phút. Không nên quá lâu sẽ làm vùng thịt nơi vết thương bị hoại tử.

Sơ cứu ngay vết thương bằng nước sạch [Ảnh: Internet]


- Sau khi hạ nhiệt cho vết bỏng, dùng nước muối sinh lý vệ sinh [NaCL 0,9%] hoặc dung dịch Povidine 10% [nước chứa Iot]. Không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu. Nước oxy già thường được dùng để cầm máu cho vết thương nhẹ.


- Sau khi đã làm sạch vết thương, nếu trong nhà có sẵn mật ong thì có thể dùng loại thảo dược này để bôi lên vết thương. Mật ong ngoài tác dụng kháng khuẩn tốt còn giúp vết thương mau lành hơn. Một số thuốc Tây y có tác dụng chữa trị bỏng pô khá tốt như Xethanol hoặc dầu mù u. Các loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau, có thể bôi vào vết thương. Tốt nhất chỉ nên bôi Xethanol hoặc mù u trong 2 – 3 ngày đầu sau khi bị bỏng để hạn chế sẹo.


2. Chú ý sau khi sơ cứu vết bỏng


- Vết bỏng có thể xuất hiện bọng nước - quá trình phản ứng của cơ thể khi da bị tổn thương do nhiệt [bỏng cấp độ 2 trở lên]. Tuyệt đối không tự làm vỡ bọng nước của bé. Giữ bọng nước càng lâu càng tốt.


- Khi bọng nước bị vỡ, tuyệt đối không để vết bỏng bị nhiễm trùng bằng cách thường xuyên sát trùng và băng vết thương. Tránh nhiễm trùng là nguyên tắc quan trọng khi điều trị khi trẻ bị bỏng pô xe máy, vết bỏng sau 1 thời gian sẽ tự lành và không để lại sẹo.

Có thể dùng gạc để băng bó vết thương để tránh nhiễm trùng [Ảnh: Internet]


Ngoài băng gạc bằng vải thông thường, hiện nay trên thị trường còn có một loại băng vết thương khác dạng xịt. Thao tác xịt đơn giản, kháng khuẩn tốt, vết thương không bị bịt kín mà tiếp xúc với không khí sẽ giúp quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn.


- Nếu trẻ bị bỏng nặng, vết thương sâu, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám đánh giá mức độ bỏng từ đó bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.


3. Cách chữa sẹo bỏng pô xe máy hiệu quả nhanh chóng


Sẹo bỏng pô xe rất khó điều trị dứt điểm và đòi hỏi cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian cũng như công sức. Ngoài việc dùng những loại thuốc đang có trên thị trường giúp trị sẹo thì bạn có thể dùng những loại dược thảo tự nhiên giúp xóa đi vết sẹo xấu xí trên làn da của bé.


- Dùng nghệ: Sau khi vết bỏng lên da non, bạn chỉ cần vệ sinh lại vết bỏng đó cho bé rồi bôi một lớp nghệ mỏng lên phần da non, ngày 2 đến 3 lần. Chú ý không nên bôi nghệ quá dày cho trẻ bị bỏng pô để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Nên dùng tinh nghệ trộn với nước gừng tươi và đắp lên vết thâm sau đó rửa sạch nếu muốn tránh vết màu vàng khó rửa trên da.

Dùng nghệ để trị sẹo khá hiệu quả [Ảnh: Internet]


- Dùng gừng: Gừng có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào da bị lão hóa, làm suy yếu và ngăn chặn sự phát triển của vết sẹo trẻ bị bỏng pô xe máy. Bạn có thể cắt gừng tươi thành từng lát mỏng rồi nhẹ nhàng chà lên vùng da bị thâm, sau đó tiếp tục đặt gừng lên vết sẹo thâm chừng 3 – 5 phút. Lặp đi lặp lại ba lần/ngày.


- Dùng hành tây: Đắp trực tiếp chiết xuất hành tây lên vùng da bị sẹo của trẻ bị phỏng bô xe máy đây là cách thức hiện nhanh cho những người bận rộn. Chỉ cần cắt lát hành tây đắp lên vùng sẹo hoặc vắt nước cốt thoa đều lên. Phương pháp này có thể làm hằng ngày.


4. Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trẻ bị bỏng pô xe máy


- Thoa nước mắm, kem đánh răng lên vết bỏng chỉ khiến vết thương nặng hơn, thậm chí dẫn đến hoại tử.

Dùng kem đánh răng thoa lên vết bỏng là quan niệm sai lầm của nhiều người. [Ảnh: Zing.vn]


- Rửa vết thương bằng oxy già sẽ khiến vết thương để lại sẹo thâm đen.

- Chọc bóng nước khiến vết thương dễ nhiễm trùng.

- Mặc quần dài cọ xát vào vết thương làm cho vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng.

- Băng bó vết trẻ bị phỏng bô xe máy dẫn đến vết thương lâu lành, thậm chí nhiễm trùng.


[Nguồn: Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề